Kết quả thực hiện Chuyên đề "Nâng cao ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân" ở Long An

Năm 2009, toàn tỉnh Long An đã triển khai chuyên đề “ Nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” gắn với kiểm điểm 40 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, nhiều đơn vị, địa phương chủ động tuyên truyền, lồng ghép linh hoạt, sáng tạo vào các phong trào, tạo nhiều hiệu quả thiết thực.

Các hoạt động sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí với chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được duy trì, chất lượng tác phẩm ngày càng cao; số lượng tác giả, tác phẩm tham gia ngày càng đông; đa dạng phong phú về thể loại như văn học, sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, thơ ca khúc, bài ca vọng cổ, tranh cổ động, ảnh nghệ thuật, báo in, báo hình, báo nói.

Năm 2009, Ban Chỉ đạo cuộc vận động tỉnh chọn bổ sung 4 đơn vị, nâng tổng số lên 8 đơn vị điểm của tỉnh. Các đơn vị điểm được chia thành 2 nhóm đặc thù: nhóm thứ nhất gồm xã Bình Tân, xã Nhựt Chánh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh có tính chất đại diện, kết quả đạt được từ những cơ quan, địa phương trên sẽ tác động vào sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn tỉnh; nhóm thứ hai Sở Tài nguyên Môi trường, Phòng PC 23, Bệnh viện Đa khoa Long An, Điện lực tỉnh là những cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị có liên quan đến các đối tượng, tầng lớp nhân dân, những vấn đề thiết yếu của đời sống xã hội, kết quả từ những đơn vị này đã giúp cho việc rút kinh nghiệm triển khai nhân rộng ra phạm vi toàn tỉnh.

 

doc13 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả thực hiện Chuyên đề "Nâng cao ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân" ở Long An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phí, đề cao cần kiệm liêm chính. Chỉ như thế thì bộ máy chính trị của họ mới thông suốt, mới mạnh được. Tham nhũng là bệnh của tầng lớp có quyền lực. Một trong những yêu cầu quan trọng của lãnh đạo là phải chống triệt để bệnh quyền lực, phải chặn đứng nạn chạy theo quyền lực. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là giá trị trường tồn, là đúc kết đỉnh cao của tư tưởng cách mạng triệt để của một nhân cách vĩ đại đã toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, là động lực thúc đẩy xã hội ta phát triển, tùy theo điều kiện lịch sử của từng thời kỳ mà có sự vận dụng thích hợp, nhấn mạnh điểm này hay điểm khác. Nước ta vào thời hội nhập, ta phải song hành với các nước, phát triển trong bối cảnh hợp tác đoàn kết, lại càng cần đặt quyền lợi của dân tộc lên trên để hội nhập mạnh mẽ, phát huy bản lĩnh, mặt mạnh của mình, tiếp thu những mặt mạnh của thế giới. Bản lĩnh Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc càng cần phát huy trong hội nhập. Mỗi cá nhân trong những công việc cụ thể hàng ngày khi cố gắng làm tốt nhất thì sẽ đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội GS sử học Đinh Xuân Lâm HỌC BÁC SỬ DỤNG NGƯỜI TÀI Người tài chúng ta không thiếu. Vấn đề chính là cần có một cơ chế, một cách thức để người tài thể hiện được mình. Ảnh tư liệu Làm thế nào để cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" từ nay đến 2011 thực sự đi vào đời sống và có hiệu quả ? Ngay từ năm 1945, khi kêu gọi những người tài giỏi ra giúp đỡ Chính phủ, Bác đã cho đăng tin trên báo chí: sẵn sàng dành thì giờ tiếp 15 phút với bất kỳ ai để nghe kiến nghị, góp ý phê bình về các vấn đề quốc kế, dân sinh... Hơn lúc nào hết, trong những ngày này, chúng ta thấy những lời dặn của Bác trước lúc đi xa, những tư tưởng, những hoài bão, con đường mà Bác đã chọn cho dân tộc chúng ta càng sáng rõ; như suốt bao nhiêu năm qua, tư tưởng của Bác đã luôn soi sáng cho dân tộc ta vượt qua bao khó khăn. Đó cũng là vấn đề mà xã hội đang rất quan tâm, thể hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng trong những ngày qua. Những người lớn tuổi chắc chắn còn nhớ nhiều câu khẩu hiệu đã thuộc nằm lòng trước thời đổi mới như "Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại"; "Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công, Vô tư"; "Thi đua là yêu nước, đã yêu nước thì phải thi đua" v.v...Bước vào thời kỳ đổi mới cả nước thực hiện công cuộc "xoá đói giảm nghèo" rồi chuyển dần sang kinh tế thị trường, những câu khẩu hiệu như vậy đã phần nào bị xem nhẹ. Nói theo, học thuộc những câu khẩu hiệu bao giờ cũng dễ hơn rất nhiều cái đích đến của nó là làm đúng như đã nói. Giờ đây, cái nghèo đã giảm, kinh tế đã khá hơn và đặc biệt, khi chúng ta bước vào sân chơi lớn bình đẳng với các cường quốc kinh tế, văn hoá trên thế giới thì chúng ta phải có vốn liếng của riêng mình. Nói một cách giản dị và thực tế là chúng ta đang rất cần những người có tài và những người có tài cũng rất cần cơ chế, cơ hội để mang cái tài của mình phục vụ tốt nhất cho đất nước. Gần đây chúng ta thấy, Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề sử dụng nhân tài và bồi dưỡng nhân tài. Cách đây 5 - 7 năm, vấn đề này chưa được đặt ra. Tại sao lại đặt ra đúng vào thời điểm này? Điều đó chứng tỏ đây đang là vấn đề bức xúc của xã hội, và là biểu hiện sự trở lại của những giá trị ban đầu - những giá trị mà lâu nay, nhiều lúc chúng ta đã buông lơi. Thế nào là người có tài và chúng ta có thiếu người tài hay không? Có nhiều cách định nghĩa về người tài, nhưng người tài trước hết phải có hoài bão, có động lực mạnh mẽ, có sự thôi thúc là phải làm được một cái gì đó cho đất nước. Trong quá trình thực hiện hoài bão đó, người tài cũng tìm được hạnh phúc cho bản thân thông qua công việc của mình. Người tài chúng ta không thiếu. Vấn đề chính là cần có một cơ chế, một cách thức để người tài thể hiện được mình. Không có cạnh tranh thì không nổi lên người tài. Nền kinh tế của chúng ta đang ngày càng xoá bỏ độc quyền một cách mạnh mẽ hơn. Khi độc quyền bị xoá bỏ và cạnh tranh thực sự thì lúc ấy cơ chế sẽ đẩy người giỏi lên. Có như vậy người giỏi mới có cơ hội để giỏi thực sự. Người tài là người phải biết thắng hoàn cảnh thì đó mới thực sự tài, nếu chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh thì anh ta chỉ tài vừa vừa thôi. Những điều kiện, cơ hội dành cho người tài thể hiện đang ngày càng có nhiều hơn. Có rất nhiều bạn trẻ học ở nước ngoài đã về nước sáng lập những công ty kinh doanh rất thành đạt. Rõ ràng đó là những người tài! Và những người đó tiếp tục phải tài vì thị trường mở ra cạnh tranh. Không tài thì sẽ bị các công ty khác đánh đổ ngay. Môi trường mới này đang hình thành và ta phải bảo vệ môi trường cạnh tranh đó. Cơ hội đưa ra phải bình đẳng cho mọi người và người nào tài hơn sẽ hiện thực hoá được cơ hội đó. Hiện giờ vẫn còn nhiều nơi chưa có bình đẳng về cạnh tranh, bình đẳng về cơ hội, còn có độc quyền trong kinh doanh...chính những người tài cần phải hưởng ứng cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" để tháo gỡ. Nhận ra người tài đã là quý nhưng sử dụng người có tài vào những việc ích nước lợi dân mới thực sự quý giá. Trong một bài báo Bác Hồ viết trên tờ Cứu quốc ngày 4/10/1945 đã chỉ rõ: "Việc dùng nhân tài ta không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe - (chữ khắt khe này có thể hiểu theo rất nhiều nghĩa mà trong một thời gian khá dài thời bao cấp người ta nhấn mạnh nhiều đến lý lịch) - và có lòng trung thành với tổ quốc. Tài to ta dùng vào việc to, tài nhỏ ta cắt đặt vào việc nhỏ. Ai có năng lực về việc gì thì ta đặt ngay vào việc ấy". Vietnamnet HỌC TẬP BÁC: SAO CHO THỰC CHẤT VÀ HIỆU QUẢ Học tập tư tưởng Bác Hồ để soi rọi cho con đường phát triển của dân tộc, của đất nước trong thời đại mới! Đó là một việc làm lâu dài và hết sức nghiêm túc, khoa học. Học tập Bác Hồ phải nghiên cứu kỹ từ cách nghĩ, cách làm của Hồ Chí Minh để soi rọi, giải quyết những vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội hiện tại và tìm ra một con đường đi lên hiệu quả, vững chắc! Nhân kỷ niệm 32 năm Thống nhất đất nước và 117 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu, VietNamNet đã tổ chức bàn tròn: "Chủ thuyết phát triển trong thế kỷ 21". Các vị khách mời là nhà hoạch định chiến lược kinh tế, hay nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đều cùng đi đến một lời kết: Tìm hiểu kỹ về di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh để thấu hiểu hơn những điều Người đã nói, những việc Người đã làm và những trăn trở của Người dành cho dân tộc, sẽ giúp chúng ta những bài học soi rọi cho con đường phát triển trong thời đại mới... Hàng trăm ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước đã gửi về tòa soạn cho rằng: "Không có gì quý hơn độc lập tự do" chính là triết lý của công cuộc giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Đó chính là biểu hiện cụ thể nhất của trí tuệ, nhân cách tư tưởng của Bác với tư cách của người lãnh tụ đã giành lại đất nước này cho dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, hai mươi năm Đổi mới với những thành tựu đáng ghi nhận đã chứng minh sự đúng đắn của một con đường Việt Nam đã lựa chọn. Một Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế thứ nhì thế giới đã nhận được không ít lời tán thưởng từ bạn bè quốc tế. Nhưng, bao giờ và làm thế nào Việt Nam thoát khỏi lạc hậu, vươn mình đứng dậy tự tin và kiêu hãnh như một quốc gia hùng cường trên bản đồ thế giới ? Đó là khát vọng cháy bỏng của 85 triệu người Việt hôm nay, từ những nhà lãnh đạo cấp cao nhất cho tới những người dân bình thường nhất. Nhiều bạn đọc viết thư về Tòa soạn đề nghị mở Diễn đàn để mỗi người từ thực tế đời mình sẽ  đóng góp những ý kiến cụ thể. Với ý thức góp phần cho Việt Nam bay lên  một cách vững chắc trong thời kỳ hội nhập. Nhà nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Huy Hoan cho rằng: Nguyên lý của phát triển là thị trường, hội nhập, mở cửa, cùng với công thức phát triển của Đảng là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Hai tuyến vấn đề đó đi liền với nhau, kết hợp chặt chẽ chính là triết lý tổng quát cho nước VN hiện đại phát triển. Làm cho Việt Nam phát triển nhanh chóng, vững chắc sánh vai được cùng các cường quốc đó chính là ý nghĩa cao nhất của học tập tấm gương, đạo đức Bác Hồ. Học tập tư tưởng  Bác Hồ để soi rọi  cho con đường phát triển của dân tộc, của đất nước trong thời đại mới!  Đó là một việc làm lâu dài và hết sức nghiêm túc, khoa học. Học tập Bác Hồ phải chăng nghiên cứu kỹ  từ cách nghĩ, cách làm của Hồ Chí Minh để soi rọi, giải quyết những vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội hiện tại. Chỉ một chữ dân, ta học Bác trong việc huy động được hết sức mạnh toàn dân, đúng như Bác nói rằng có dân là có tất cả. Dù dân trình độ văn hóa có thể không cao nhưng dân rất thông minh, họ biết chọn những người tài, người tốt. Vậy thì phải thực sự dựa vào dân, huy động sức mạnh toàn dân. Muốn dân làm chủ, dân thi hành ( dân làm)  thì dân phải biết, dân phải được bàn, dân được kiểm tra. Tất cả hình như ai cũng thuộc, song vì sao vẫn không thực hiện được? Cần, kiệm, liêm, chính. Chí công vô tư: tám chữ vàng ấy đã có từ 50, 60  năm qua đã bao lần học mà sao vẫn chưa thuộc nổi? Vì sao và làm thế nào để việc học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ thực sự mang lại hiệu quả, thiết thực góp phần đưa đất nước tiến lên! Cùng chung ý tưởng, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ cùng VietNamNet thực hiện một chương trình đối thoại về những phẩm chất đạo đức của Bác và làm thế nào để cuộc vận động hiện nay đi vào thực chất và hiệu quả hơn nữa. Những người thực hiện mong muốn chương trình không chỉ là món quà dâng lên Bác nhân ngày sinh của Người mà còn là một diễn đàn đưa ra những đóng góp thiết thực cho cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang diễn ra trên phạm vi cả nước. Những suy nghĩ, đóng góp của bạn đọc trên Diễn đàn VietNamNet được tổng hợp để trao đổi với các vị khách mời của chương trình đối thoại. VietNamNet và Truyền hình Việt Nam đang có vinh dự và trách nhiệm được tập hợp và đăng tải ý kiến của bạn đọc xa gần nói lên tình cảm, nhận thức về những điều Bác đã nói, những việc Người đã làm và những trăn trở của Người dành cho dân tộc, để giúp chúng ta những bài học soi rọi cho con đường phát triển trong thời đại mới... Vietnamnet

File đính kèm:

  • docNANG CAO TRACH NHIEM HET LONG PHUC VU NHAN DAN.doc
Giáo án liên quan