Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 15

I.Mục tiêu: HS đọc trôi chảy toàn bài. Đọc với giọng vui, tha thiết, hiểu được niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều.

- Hiểu : Các đoạn từ ngữ trong bài.

- Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

II. Hoạt động dạy - học :

1. Kiểm tra : HS đọc phần 2 bài " Chú đất Nung ". Nêu nội dung, ý nghĩa bài.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài

*. Luyện đọc :

- HS đọc nối tiếp nhau theo 2 đoạn ( 2 – 3 lượt ).

- Gọi 1 HS đọc chú giải (SGK).

- HD đọc bài : Đọc giọng vui- ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc liền mạch 1 số cụm từ ( Theo HD SGK).

 

doc21 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn các môn lớp 4 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
( SGV). 3. Củng cố : HS nhắc lại các nội dung chính của văn miêu tả. Nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Toán Luyện tập I.Mục tiêu : Giúp HS rèn ký năng : - Thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số. - Tính giá trị của biểu thức. - Giải bài toán về phép chia có dư. II. Hoạt động dạy - học . 1.Kiểm tra : HS lên bảng chữa BT2 (SGK). - Gv củng cố lại khái niệm chia có dư. 2. HD luyện tập. - HS nêu y/c nội dung các bài tập ( Vở BT) - Gv giải thích rõ cách làm từng bài. - HS làm bài ( Vở BT). Gv gọi 1 số HS yếu lên bảng đặt tính, chia và thực hiện phép chia. Gv HD củng cố cách chia theo từng bước. 3. Kiểm tra bài – nhận xét. 4. Chữa bài: Nêu rõ kết quả và củng cố cách làm từng bài. 5. Tổng kết : nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Luyện từ và câu giữ phép lịch sự khi đặt Câu hỏi. I.Mục tiêu : Giúp HS : - Hiểu biết phép lịch sự khi đặt câu hỏi; Khi hỏi chuyện người khác. ( Biết thưa gửi xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; Tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác. II. Hoạt động dạy - học . Kiểm tra : ? Thế nào là câu hỏi ? ? Câu hỏi còn có thể dùng vào những mục đích nào ? Bài mới : Giới thiệu bài. HĐ1: Phần nhận xét. HS nêu y/c nội dung BT1. HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. Gv nhận xét => Kết luận ( SGV). * BT2: HS nêu y/c các BT. HS nối tiếp nhau đọc câu hỏi của mình với thầy giáo ( cô giáo ) * Đọc câu hỏi của mình với bạn. - Cả lớp nhận xét . Gv bổ sung => Kết luận ( SGV). * HS đọc y/c nội dung BT3 : HS suy nghĩ trả lời => Gv kết luận : => Rút ra phần ghi nhớ ( SGK). - Gọi một số HS đọc lại. HĐ2: Luyện tập. Gv giải thích – HD cách làm. HS làm bài – Gv theo dõi, kèm cặp những em yếu. HĐ3: Kiểm tra – nhận xét – chữa bài ( SGV). 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Buổi chiều: Khoa học Làm thế nào để biết có không khí ? I. Mục tiêu : Sau bài học Hs biết : - Làm thế nào để chứng minh không khí có ở quanh ta, quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng trong các vật - Phát biểu định nghĩa về khí quyển . II.Đồ dùng dạy học Chuẩn bị theo nhóm :Túi ni lông, vòng cao su, kim khâu, chậu thủy tinh, chia không, bọt biển, 1 cục đất khô, hoặc 1 viên gạch khô. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Phải làm gì để tiết kiệm nước ? ? Tại sao phải tiết kiệm nước ? 2. Bài mới : HĐ1 : Không khí có ở quanh mọi vật : - Chia nhóm và kiểm tra đồ dùng theo nhóm : - Đọc mục thực hành ở (SGK) trang 62. - Hs làm thí nghiệm theo nhóm - Rút ra kết luận : (SGK). HĐ2 :Thí nghiệm chứng minh không khí có khắp nơi trong những chổ rỗng của mọi vật: Hs làm việc theo nhóm và đưa ra kết luận. Gv bổ sung thêm và cho đọc nhiều lần mục : bạn cần biết (SGK). HĐ3 : Hệ thống hóa về sự tồn tại của không khí ? Lớp không khí bao quanh Trái đất gọi là gì ? ( Khí quyển ) ? Làm thí nghiệm để chứng tỏ xung quanh chúng ta, những lỗ hổng của mọi vật có không khí ? 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò Xung quanh chúng ta có không khí , bầu không khí ấy là khí quyển . --------------000-------------- Luyện Tiếng Việt mở rộng vốn từ : Đồ chơi – trò chơi . I.Mục tiêu : Luyện tập cho Hs biết những trò chơi có lợi, có hại để đảm bảo an toàn khi chơi Biết cách miêu tả tình cảm thái độ của người khi tham gia trò chơi Biết cách miêu tả trò chơi với những nét tiêu biểu. II. Hoạt động dạy - học . 1. Gv chia nhóm : nam và nữ vì đây là hoạt động đặc thù hơn các hoạt động khác : nam có sở thích khác nữ . Gv phân công cho các bạn nam tìm trò chơi, đồ chơi mà nhóm mình thích sau đó đưa ra trao đổi với nhóm nữ. Nhóm nào có nhiều trò chơi- đồ chơi đúng, có ý nghĩa, nhóm đó thắng . 2. Phân chia các loại trò chơi, đồ chơi có ích, có hại : - Nhóm đồ chơi có ích: - Nhóm đồ chơi có hại : Gv chọn ra các trò chơi có ích, có hại để HD thêm, tránh các em chơi những đồ chơi, trò chơi có hại. Chọn đội thắng để biểu dương và bổ sung kiến thức 3. Dùng một đoạn văn ngắn miêu tả 1 đồ chơi và cách chơi các đồ chơi ấy ? Hs làm bài Gv đọc bài chấm và bổ sung thêm cho những bài chưa đúng Đọc 1 bài có ND hay nhất , đúng nhất đọc làm mẫu III. Củng cố – nhận xét – dặn dò Gv chọn bài tốt , HD cho Hs cách viết văn miêu tả như thế nào cho tốt . --------------000-------------- Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hội thi ca múa hát mừng anh bộ đội I.Mục tiêu : - T/c để Hs có dịp tập cho Hs có thói quen ca múa hát cá nhân để rèn động tác đẹp - Giáo dục tình cảm yêu quý và biết ơn những người có công bảo về và mang lại cuộc sống tươi đẹp cho chúng ta hôm nay II. Hoạt động dạy - học . Ban chỉ huy Liên đội tổ chức cho các chi đội tự chọn bài hát để tập cho lớp mình Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giúp đỡ đội làm việc T/c các lớp hoặc các nhóm lớp, khối thi đua nhau . Gv nhận xét, bố sung lần 1 sau đó cho Hs luyện tập tiếp theo để thuộc bài ngay tại sân trường , trong giờ học III. Củng cố – nhận xét – dặn dò Gv căn dặn Hs học thuộc và biểu diễn tại lớp trong ngày 22-12 sắp tới --------------000-------------- Thứ 6 ngày 22 tháng 12 năm 2006 Tập làm văn quan sát đồ vật I.Mục tiêu: HS biết quan sát đồ vật một cách có trình tự hợp lý bằng nhiều giác quan. Phát hiện được những đặc điểm – phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác. - Dựa theo kết quả quan sát- biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn. II. Hoạt động dạy - học . 1.Kiểm tra : HS đọc dàn ý bài “ Tả chiếc áo em mặc đến lớp ” 2.Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hình thành kiến thức: * Phần nhận xét. * HS nêu y/c BT1: ( Đọc các gợi ý a,b,c,d ). - HS giới thiệu các đồ chơi mình đã chọn. Viết kết quả quan sát vào vở BT. * HS trình bày kết quả. Lớp nhận xét. Gv bổ sung. * HS nêu y/c BT2: ? Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì? ( HS dựa vào gợi ý ở BT1, Nêu kết quả rút ra từ bài thực hành) Gv nhận xét . Bổ sung => Kết luận ( SGV). => Rút ra bài ghi nhớ (SGK). Gọi HS đọc lại. c. Luyện tập: * Gọi HS nêu y/c của bài. - HD HS làm bài vào vở BT ( Lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi ). * HS nêu kết quả - Lớp nhận xét – Gv bổ sung, nêu VD (SGK). 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò. --------------000-------------- Toán chia cho số có 2 chữ số I. Mục tiêu : Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 2 chữ số. II. Hoạt động dạy - học . 1. Kiểm tra : HS chữa BT3 (SGK). - Củng cố kỹ năng chia. 2. HD luyện tập: HĐ1: HD trường hợp chia hết. - Gv ghi phép tính lên bảng : 10105 : 43 = ? a. HD đặt tính. 10105 43 Lần lượt thực hiện phép tính như (SGK). 150 235 HĐ2: Trường hợp chia có dư: 215 ( Tiến hành tương tự như VD1). 0 ( Chú ý luyện cho HS kỹ năng ước lượng thương). HĐ3: Luyện tập: - HS nêu y/c nội dung các bài tập ( Vở BT). Gv HD HS cách giải từng bài. - HS làm bài – Gv theo dõi. * Kiểm tra, chấm bài 1 số em. Nhận xét. * Chữa bài. 3. Củng cố bài : Củng cố kỹ năng chia. Nhận xét tiết học. Dặn dò. --------------000-------------- Sinh hoạt tập thể Sinh hoạt lớp. 1. Gv nhận xét đánh giá mọi hoạt động trong tuần qua. - Các hoạt động và nề nếp được giữ vững và phát huy tốt. - Tồn tại : Mọt số HS còn thiếu đồng phục ( Thắng, Đức, Trường Sơn ). - Trực nhật một số hôm chưa sạch. Một số sách vở của một số em bọc đã bị bong ra, quăn góc. 2. Kế hoạch tuần tới : - Duy trì nề nếp tốt. - Ôn tập tốt để chuẩn bị thi học kỳ I . - Khắc phục những tồn tại. --------------000-------------- Buổi chiều: Luyện Toán : Luyện tập về phép chia cho số có hai chữ số I.Mục tiêu : Củng cố và luyện tập cho Hs về kỉ thuật chia cho số có 2 chữ số Hs luyện tập thành thạo phép chia cho số có 2 chữ số II. Hoạt động dạy - học . 1. Củng cố kiến thức ? Nêu Nd dã học trong tuần qua ? ? Khi chia cho số có 2 chữ số ta thực hiện theo thứ tự nào ? ? Nếu phép chia có dư thì số dư phải như thế nào ? 2. Luyện tập thực hành a. Gv gọi 3 Hs thực hiện các phép chia sau : 4 656 : 85 = ? 10 198 : 43 = ? 6298 : 45 = ? Hs cả lớp cùng làm vào vở nháp à Gv theo dõi và y/c cả lớp nhận xét và bổ sung, củng cố ? Số dư như vậy đã đúng chưa ? Gv có thể động viên khen ngợi những Hs có tiến bộ . b. Luyện tập thêm : + Tìm y biết : Y x 36 =864 25 x Y = 600 832 x Y = 26 + Tìm số bị chia trong phép chia cho 25 biết thương là 23 và số dư là số dư lớn nhất của phép chia đó ? Hs làm bài . Gv theo dõi và củng cố kiến thức cho Hs về phép chia cho số có 2 chữ số 3. Củng cố – nhận xét – dặn dò Về nhà hoàn thành bài tập và củng cố kiến thức tính chia cho số có 2 chữ số . --------------000-------------- Hướng dẫn tự học Luyện viết :Tuổi ngựa I.Mục tiêu : - Nhớ viết đúng chính tả, trình bày đúng bài ' Tuổi ngựa ". - Luyện viết đúng các tiếng khó: Núi đá, loá, xôn xao, tuổi ngựa. II. Hoạt động dạy - học . - HD HS nhớ viết - Gv cho HS đọc bài " Tuổi ngựa " - cả lớp đọc thầm. - HD viết tiếng khó : Núi đá, loá, xôn xao, tuổi ngựa. ? Nội dung chính của bài thơ là gì ? ( Bài thơ nói lên ước mơ và trí tưởng tượng đầy lãng mạn của cậu bé tuổi ngựa. Cậu thích bay nhảy nhưng yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ). - HS nhớ viết bài. - HS viết xong - đổi chéo vở cho nhau kiểm tra. III. Nhận xét giờ học. --------------000-------------- Luyện tập : Tuần 14 ( T2) I.Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố các động tác thể dục đã học trong tuần : - Ôn bài thể dục phát triển chung. - Củng cố trò chơi: " Đua ngựa". II. Hoạt động dạy - học . HĐ1: Phần mở đầu: Tập hợp lớp, GV nêu yêu, nhiệm vụ học tập HS khởi động chân tay HĐ2: Phần cơ bản: - Ôn bài thể dục phát triển chung. - HS cả lớp luyện tập lần 1 dưới sự điều khiển của lớp trưởng, ban cán sự lớp - GV nhận xét, bổ sung những sai sót cho HS. - Luyện tập theo nhóm. - GV theo dõi và sữa chữa cho HS những động tác cha thành thạo. - Thi đua biểu diễn giữa các tổ, biểu diễn cả lớp. Trò chơi vận động: "Đua ngựa" GV hướng dẫn HS chơi, phổ biến luật chơi, cử trọng tài. HS chơi. HĐ3: Phần kết thúc: Hs làm động tác thả lỏng. Cùng hát bài: Lớp chúng mình Gv nhận xét đánh giá. --------------000--------------

File đính kèm:

  • docTuan 15.doc
Giáo án liên quan