I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tập thở sâu, phát triển cơ hô hấp, cơ bắp
- Rèn khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô như thở sâu, thổi
- Trẻ hứng thú tham gia tập cùng cô, giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh chóng lớn.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: 1 quả bóng bay to 30 cm
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một quả bóng bay nhỏ đường kính 15-20 cm
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3004 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thực hiện chủ đề Chủ đề 7: những con vật đáng yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ 7: NHỮNG CON VẬT ĐÁNG YÊU
( Thời gian thực hiện 4 tuần từ ngày 17/2/2014 đến ngày 14/3/2014)
Chủ đề nhánh: - Động vật nuôi trong gia đình
- Động vật nuôi trong gia đinh
- Động vật sống dưới nước
- Động vật sống trong rừng
KẾ HOẠCH TUẦN 22: Động vật nuôi trong gia đình
KẾ HOẠCH NGÀY
Ngày dạy: Thứ tư ngày 19/02/2014
Lĩnh vực phát triển thể chất
Thể dục sáng bài:
HOẠT ĐỘNG: “ THỔI BÓNG”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ tập thở sâu, phát triển cơ hô hấp, cơ bắp
- Rèn khả năng thực hiện bài tập theo yêu cầu của cô như thở sâu, thổi
- Trẻ hứng thú tham gia tập cùng cô, giáo dục trẻ tập thể dục thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh chóng lớn.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: 1 quả bóng bay to 30 cm
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ một quả bóng bay nhỏ đường kính 15-20 cm
III. Hướng dẫn:
Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ
1.Khởi động:
- Cô cho trẻ đi 1-2 vòng, xếp đội hình vòng tròn
- Mỗi trẻ cầm một quả bóng
+ Động tác 1: Thổi bóng ( Tập 3-4 lần)
Tư thế chuẩn bị: Cho trẻ đứng thoải mái bóng để dưới chân, hai tay chụm lại trước miệng
Cô nói: Thổi bóng ( Cô tập động tác mẫu chậm để trẻ cùng tập)
Trở lại tư thế ban đầu
+ Động tác 2: Đưa bóng lên cao (tập 3-4 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Cho trẻ đứng tự nhiên hai tay cầm bóng trước ngực
- Cô nói: “Đưa bóng lên cao”
- Cô nói bỏ bóng xuống
+ Động tác 3: Cầm bóng lên ( Tập 2-3 lần)
- Tư thế chuẩn bị: cho trẻ đứng hai chân ngang vai tay thả xuôi, bóng để dưới chân
- Cô nói cầm bóng lên
- Cô nói để bóng xuống
+ Động tác 4: Bóng nẩy ( Tập 4-5 lần)
- Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng thoải mái, hai tay cầm bóng
- Cô cho trẻ nhảy bật tại chỗ 4-5 lần vừa bật vừa nói “ Bóng nẩy”
2. Kết thúc: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng một hai vòng quanh lớp rồi chuyển sang hoạt động khác
- Trẻ đi theo cô một hai vòng, xếp đội hình vòng tròn, trên tay cầm một quả bóng
- Trẻ đứng thoải mái để bóng dưới chân
- Trẻ hít vào thật sâu và thở ra từ từ, kết hợp hai tay dang rộng ra (làm bóng to)
- Trẻ đứng tự nhiên hai tay cầm bóng trước ngực
- Trẻ hai tay cầm bóng đưa lên cao
- Trẻ hai tay cầm bóng để ngang ngực
- Trẻ đứng hai chân ngang vai tay thả xuôi, bóng để dưới chân
- Trẻ cúi người cầm bóng lên ngang ngực
- Trẻ cầm bóng cúi xống đặt xuống sàn
- Trẻ đứng thoải mái, hai tay cầm bóng
- Trẻ nhảy bật tại chỗ 4-5 lần vừa bật vừa nói bóng nẩy
- Trẻ đi nhẹ nhàng một hai vòng quanh lớp rồi chuyển sang hoạt động khác
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
VĂN HỌC
Thơ: GÀ GÁY
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ “Gà gáy”
- Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ và tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn.
- Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị.
- Cô: Tranh vẽ gà trống, máy tính, bài soạn, thuộc bài thơ
- Trẻ: Dạy trẻ thuộc bài hát về con gà trồng
III. Hoạt động.
Hoạt động của cô.
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện.
- Cô cùng trẻ hát bài : Con gà trống.
- Trò chuyện về chủ đề. Cô thấy các con hát rất là hay
2. Hoạt động học.
- Cô giới thiệu tên bài thơ “ Gà gáy” Của nhà thơ Phạm Hổ.
- Cô đọc bài thơ lần 1.
- Giảng nội dung bài thơ: Qua bài thơ tác giả đã nói lên thấy trời đã sáng, các chú gà đua nhau cất tiếng gáy vang gọi mọi người thức dậy.
- Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ gì? Của nhà thơ nào sáng tác.
- Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại tranh vẽ gà trống
- Cô đọc mẫu lần 2.
- Giảng trích dẫn làm rõ ý theo tranh.
+ Hai câu thơ đầu nói về thấy trời đã sáng các chú gà trống gáy ó o.
+ Các câu thơ sau tác giả đã nói lên các chú gà đã đua nhau gáy thật to.
* Dạy trẻ đọc thơ
- Cô dạy trẻ đọc thơ cùng cô 4-5 lần.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ.
- Cô theo dõi sửa sai cho trẻ.
* Đàm thoại:
+ Cô vừa dạy lớp mình đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ của tác giả nào?
+ Các chú gà trống đua nhau gáy khi thấy trời thế nào ?
+ Tiếng gáy của các chú gà thế nào ?
* Củng cố giáo dục.
- Cô cho trẻ đọc lại bài thơ.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ các con vật nuôi không được đánh đập.
- Trẻ hát cùng cô và trò chuyện cùng cô
- Trẻ chú ý.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và đàm thoại tranh.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ đọc thơ.
- Trẻ thi nhau đọc
- Gà gáy
- Phạm Hổ
- Thấy trời đã sáng
- Ò ó o
- Cả lớp đọc lại bài thơ
- Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
- ke hoach chu de 7.doc