Kế hoạch giảng dạy Lớp 3 Tuần 22

I./ MỤC TIÊU :

- Có thái độ , hành vi phù hợp khi gặp gỡ,tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản.

II./ CHUẨN BỊ :

Tranh SGK, phiếu học tập, VBT

 

doc40 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giảng dạy Lớp 3 Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tấm đan nong mốt.Các nan đan khít nhau.Nẹp được tấm đan chắc chắn. Phối hợp màu sắc của nan dọc,nan ngang trên tấm đan hài hoà . II./ CHUẨN BỊ : Tranh quy trình ; các nan đan mẫu ba màu khác nhau ; bìa màu. III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -GV kiểm tra ĐDHT của HS -GV nhận xét 3./ Bài mới : * Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ tiếp tục đan nong mốt và trình bày sản phẩm của mình trước lớp. * Hoạt động 1 : HS thực hành đan nong mốt -Gọi 1HS thao tác lại cách đan nong mốt theo các bước đã hướng dẫn. -GV nhận xét -Cho HS quan sát và nhắc lại quy trình đan nong mốt . -Y/CHS thực hành.GV đến từng nhóm quan sát,giúp đỡ,uốn nắn cho những HS còn lúng túng. * Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá -Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 6. -GV cùng HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. -GV nhận xét,đánh giá kết quả thực hành của HS. 4./ CỦNG CỐ DẶN DÒ : - Đan nong mốt có mấy bước ? - Về nhà tập đan nong mốt lại và chuẩn bị dụng cụ học tập cho tiết sau. -Nhận xét tiết học. -HS để lên bàn GV kiểm tra. -HS lắng nghe - 1 HS lên thao tác lại các bước đan nong mốt - HS lắng nghe - Cả lớp quan sát và nhắc lại quy trình đan nong mốt : gồm 3 bước : +Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan +Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa +Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan -HS thực hành theo nhóm. - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm 6. -HS nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. -HS lắng nghe - …gồm 3 bước : +Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan +Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa +Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan -HS lắng nghe MÔN : TẬP LÀM VĂN Bài : Tiết : 22 NÓI, VIẾT VỀ MỘT NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC I./ MỤC TIÊU : - Kể được một vài điều về một người lao động trí óc theo gợi ý trong SGK (BT1). - Viết những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu )(BT2). II./ CHUẨN BỊ : - Tranh SGK, Viết bảng lớp các gợi ý. III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2HS lên bảng kể lại câu chuyện " Nâng niu từng hạt giống" -GV nhận xét. 3./ Bài mới : a./ Giới thiệu bài : Hai tuần học chủ điểm Sáng tạo vừa qua đã cung cấp cho các em khá nhiều hiểu biết về những người lao động trí óc.Tiết học hôm nay,dựa trên những hiểu biết đã có nhờ sách vở,nhờ cuộc sống hằng ngày,các em sẽ tập kể về một người lao động trí óc mà em biết.Sau đó mỗi em sẽ viết lại ngững điều mình vừa kể thành một đoạn văn.Qua bài : Nói viết về một người lao động trí óc. b./ Hướng dẫn HS viết thư : * Bài tập 1 : - Gọi 2HS đọc y/c bài và các gợi ý . - Y/CHS kể tên một số nghề lao động trí óc. - Để HS kể dễ dàng hơn khi chọn kể về một người lao động trí óc .GV lưu ý HS kể về một người thân trong gia đình. VD : Ông, bà, cha, mẹ, chú bác, anh chị,.. - HDHS nói về một người lao động trí óc mà em chọn kể theo gợi ý trong SGK. - Y/CHS kể theo cặp. - Một vài HS thi kể trước lớp -GV nhận xét. * Bài tập 2 : - Gọi 2HS đọc y/c bài - GV nhắc HS viết vào vở rõ ràng, từ 7 đến 10 câu những lời mình vừa kể ( cũng có thể viết theo trình tự các câu hỏi gợi ý ) - Y/C HS làm bài vào vở. - Y/CHS nối tiếp nhau trình bày trước lớp. -GV nhận xét. 4./ CỦNG CỐ : -Gọi 3HS có bài viết hay đọc lại cho cả lớp cùng nghe. 5./ DẶN DÒ : - Về nhà các em xem lại bài và chuẩn bị TLV tuần sau. -Nhận xét tiết học. * bài "Nói về trí thức . Nghe - kể : Nâng niu từng hạt giống" -2HS đọc-cả lớp theo dõi,nhận xét. -HS lắng nghe -1HS đọc-cả lớp theo dõi SGK. - HS kể : bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kĩ sư hàng không, kĩ sư cầu đường, nhà nghiên cứu, nhà hải dương học, …… -HS lắng nghe -HS lắng nghe - Từng cặp HS kể nhau nghe. - Vài HS thi kể trước lớp -1HS đọc-cả lớp theo dõi SGK. -HS lắng nghe - HS tự làm bài vào vở - HS nối tiếp nhau trình bày trước lớp. * VD : Chú Nguyễn Văn Thành là người lao động trí óc mà em muốn kể . Chú là giáo viên Trường trung học Vĩnh Mỹ.Công việc hằng ngày của chú là nghiên cứu và giảng bài cho các anh chị học sinh cấp hai.Mỗi buổi sáng,em thấy chú đạp xe đạp đến trường.Buổi chiều, em thấy chú ngồi vào bàn chấm bài.Tối nào em cũng thấy chú say mê đọc sách,đọc báo,hoặc soạn bài trên máy vi tính.Những bài mà chú đã soạn ,hôm sau chú dạy, các anh chị tiếp thu bài rất tốt.Chú rất yêu thích công việc của mình.Em sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành một người lao động trí óc như chú. - 3HS đọc-cả lớp theo dõi ,nhận xét. -HS lắng nghe MÔN : ÂM NHẠC Bài : Tiết : 22 ÔN TẬP BÀI HÁT CÙNG MÚA HÁT DƯỚI TRĂNG I./ MỤC TIÊU : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ . II./ CHUẨN BỊ : - Hát chuẩn xác bài hát . - Nhạc cụ - Chép sẵn lời ca lên bảng. III./ HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Ổn định : Hát 2./ Kiểm tra bài cũ : - Gọi 3 HS hát lại bài “Cùng múa hát dưới trăng” kết hợp đệm theo phách. - GV nhận xét. 3./ Bài mới : * Giới thiệu bài : Hôm nay các em sẽ ôn tập bài hát : “Cùng múa hát dưới trăng” và nhận biết khuông nhạc và khoá son. - GV ghi tựa bài lên bảng . * Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng - Cả lớp hát bài “Cùng múa hát dưới trăng” lại 2 - 3 lần - Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm hát 2 câu + Nhóm 1 : Câu 1 và 2 + Nhóm 2 : Câu 3 và 4 + Nhóm 3 : Câu 5 và 6 + Tất cả lớp hát : 4 câu cuối - Cho HS cả lớp hát . - Cho HS từng dãy hát * Hoạt động 2 : Hát kết hợp vận động phụ hoạ . - GV thực hiện mẫu : + Động tác thứ nhất : 2 tay đưa lên thành hình tròn,nhún chân vào phách mạnh rồi nghiêng sang trái,sang phải theo câu hát : Mặt trăng tròn nhô lên toả sáng xanh khu rừng . + Động tác thứ hai : tay phải (hoặc tay trái) chỉ vào khoảng không như giới thiệu từng con vật theo câu hát : Thỏ mẹ và Thỏ con nắm tay cùng vui múa. + Động tác thứ ba : vẫy tay trái (hoặc 2 tay) như mời bạn đến nhảy múa để phụ hoạ câu hát : Hươu,Nai,Sóc đến xem xin mời vào nhảy cùng + Động tác thứ tư : Vỗ tay theo tiết tấu (la la la la),sau đó quay trở lại động tác thou nhất (đưa 2 tay lên thành hình tròn)theo câu hát “cùng múa hát dưới trăng “ - Cho HS cả lớp hát kết hợp vận động phụ hoạ . - Cho HS từng dãy hát kết hợp vận động phụ hoạ . - Cho HS thực hiện theo nhóm đôi ,nhóm ba,cá nhân hát kết hợp vận động phụ hoạ . 4./ CỦNG CỐ : - Cả lớp cùng hát bài”Cùng múa hát dưới trăng” kết hợp vận động phụ hoạ. 5./ DẶN DÒ : - Về nhà tập hát lại bài hát. -Nhận xét tiết học. * bài " Cùng múa hát dưới trăng " -3HS hát-cả lớp theo dõi nhận xét. - HS lắng nghe - Cả lớp thực hiện. - Cả lớp hát theo sự phân nhóm - HS cả lớp hát . - HS từng dãy hát -HS quan sát - Cả lớp thực hiện. - HS từng dãy thực hiện. - HS thực hiện theo nhóm đôi ,nhóm ba,cá nhân hát kết hợp vận động phụ hoạ . - Cả lớp thực hiện. -HS lắng nghe SINH HOẠT LỚP Tiết : 22 Bài : NẾP CHUYÊN CẦN TRONG HỌC TẬP I./ MỤC TIÊU : - Hs biết đi học đúng giờ,đi học đều,không bỏ học,nghỉ học có lí do khi cần. -HS cần rèn nếp vào lớp thuộc bài và chú ý nghe giảng bài,làm bài đầy đủ. II./ CHUẨN BỊ : Gv: -Chuẩn bị một số yêu cầu giao việc. III./ NỘI DUNG SINH HOẠT: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1./ Kiểm điểm công việc tuần qua: - HS báo cáo sỉ số từng tổ cho lớp trưởng. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp cho GV . - Vệ sinh lớp các bạn thực hiện như thế nào ? -Tổ trưởng báo cáo tình hình giữ trật tự trong giờ học của tổ mình. + Có bao nhiêu bạn thực hiện tốt ? +Có bao nhiêu bạn chưa thực hiện tốt . - Tuyên dương tổ học tốt ngoan . 2./ Công việc thực hiện: * Rèn nếp chuyên cần trong học tập . - Sinh hoạt trong HS về việc giữ nếp chuyên cần trong học tập.Nếu giữ được nếp chuyên cần trong học tập sẽ có những lợi ích gì cho HS ? (..bài vở không bị gián đoạn,kết quả học tập sẽ đạt hiệu quả cao. ) - Nhắc nhở HS đi học đúng giờ,đi học đều,không bỏ học,nghỉ học có lí do khi cần; vào lớp thuộc bài và chú ý nghe giảng bài,làm bài đầy đủ. -Từng HS nêu biện pháp về nếp chuyên cần học tập của mình như :Phấn đấu đến lớp học đúng giờ dù trời mưa,bệnh có thể đi học được. - Nhận xét đánh giá: + Những bạn thực hiện tốt và thực hiện chưa tốt 3./ Công việc tuần tới : * Nề nếp học tập -GV giao việc : Theo dõi công việc thực hiện của các bạn và báo cáo kết quả thực hiện. -Ghi nhận kết quả. + Có bao nhiêu bạn thực hiện tốt ? + Có bao nhiêu bạn chưa thực hiện tốt ? -Nhận xét giờ sinh hoạt lớp - HS từng tổ báo cáo sỉ số. -Tổng số HS của lớp là 34 HS ,có mặt 34 HS ,vắng 0 - Các tổ thực hiện tốt khâu vệ sinh lớp. - Các bạn đã thực hiện tốt + Có 32 bạn thực hiện tốt . + Còn 2 bạn chưa thực hiện tốt . - HS lắng nghe - Cả lớp lắng nghe , theo dõi . - Cả lớp lắng nghe , theo dõi .

File đính kèm:

  • docTUAN 22.doc