KẾ HOẠCH DẠY-HỌC
Môn: Tự nhiên và xã hội
Bài 25: Con cá
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tên một số loài cá, tên các bộ phận, nơi sống, một số cách bắt cá, lợi ích của việc ăn cá.
2. Kỹ năng: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính bên ngoài của cá.
3. Thái độ: Ham hiểu biết khoa học, yêu thích học môn Tự nhiên & xã hội.
II. Đồ dùng dạy-học:
1. Giáo viên:
- Mỗi nhóm một lọ đựng một con cá nhỏ.
- Tranh một số loài cá.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- SGK
- Bút màu
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1799 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên và xã hội bài 25: con cá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY-HỌC
Môn: Tự nhiên và xã hội
Bài 25: Con cá
Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tên một số loài cá, tên các bộ phận, nơi sống, một số cách bắt cá, lợi ích của việc ăn cá.
2. Kỹ năng: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính bên ngoài của cá.
3. Thái độ: Ham hiểu biết khoa học, yêu thích học môn Tự nhiên & xã hội.
Đồ dùng dạy-học:
1. Giáo viên:
- Mỗi nhóm một lọ đựng một con cá nhỏ.
- Tranh một số loài cá.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh:
- SGK
- Bút màu
Tiến trình học tập:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: Con cá
a. Hoạt động 1: giới thiệu bài mới
- Mục tiêu: giới thiệu bài mới “Con cá”.
- Phương pháp: vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: toàn lớp
b. Hoạt động 2: quan sát cá thật và làm việc nhóm
- Nhằm đạt mục tiêu 1.
- Phương pháp: quan sát, thảo luận nhóm
- Hình thức tổ chức: nhóm (nhóm 6)
c. Hoạt động 3: nhận biết cách bắt cá và lợi ích của việc ăn cá.
- Nhằm đạt mục tiêu 1.
- Phương pháp: quan sát, vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: cá nhân, toàn lớp.
d. Hoạt động 4: trò chơi “ Ai mà tài thế”
- Mục tiêu: củng cố bài
- Phương pháp: trò chơi
- Hình thức tổ chức: nhóm 4
- Tiết trước được học bài gì?
- Cây gỗ có mấy bộ phận?
- Người ta trồng gỗ để làm gì?
- GV nhận xét.
- GV cho HS hát và múa theo bài hát “ Con cá vàng”.
- Con vật nào vừa được nhắc đến trong bài hát.
- GV giới thiệu bài mới: “Con cá”
- Mỗi nhóm nhận một lọ đựng cá thật và một mẫu phiếu học tập:
Quan sát con cá của nhóm mình và điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Cá sống ở ………………………..
Cá bơi bằng………………………
Các bộ phận bên ngoài của cá………………………………….
Cá thở bằng ……………………...
- GV nhận xét.
- Hãy kể tên các loại cá mà em biết.
- GV cho HS quan sát tranh một số loài cá khác và kết luận:
Có nhiều loài cá. Cá có đặc điểm chung là:
Cá sống ở dưới nước
Cá bơi bằng đuôi, vây.
Các bộ phận bên ngoài của cá đầu, mình, đuôi, vây.
Cá thở bằng mang.
- Quan sát tranh trong SGK và mô tả bức tranh.
- Người ta dùng những cách nào để bắt cá?
¬ GV cho HS xem tranh các cách bắt cá khác nhau để gợi ý HS trả lời.
- Người ta bắt cá để làm gì?
- Ăn cá có lợi ích gì cho sức khoẻ của chúng ta?
- Khi ăn cá ta phải chú ý điều gì?
- Bạn nào biết những món ăn nào được làm từ cá?
GV kết luận: Chúng ta biết đa số cá được dùng để làm thức ăn. Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khoẻ. Vì vậy chúng ta nên ăn nhiều cá. Nhưng khi ăn cá chúng ta cần phải cẩn thận tránh hóc xương.
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.
{ Nhiệm vụ của các nhóm là phải vẽ một con cá và chú thích đầy đủ tên các bộ phận của con cá. Nhóm nào vẽ xong trước tiên và đẹp nhất là nhóm chiến thắng.
- GV nhận xét.
- Tiết trước được học bài Cây gỗ.
- Cây gỗ có 4 bộ phận: rễ, thân, lá, hoa.
- Để lấy gỗ, toả bóng mát.
- HS hát và múa theo.
- Con cá vàng.
- HS trao đổi, thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- HS trình bày kết quả thảo luận:
Quan sát con cá của nhóm mình và điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
Cá sống ở dưới nước
Cá bơi bằng đuôi, vây.
Các bộ phận bên ngoài của cá đầu, mình, đuôi, vây.
Cá thở bằng mang.
- HS kể tên.
- HS mô tả bức tranh.
- Có nhiều cách bắt cá: bắt cá bằng lưới trên các tàu, thuyền; kéo vó (như ảnh chụp trang 53 SGK), dùng cần câu để câu cá…
- Bắt cá để ăn, để nuôi làm cảnh…
- Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khoẻ, giúp chúng ta thông minh hơn,…
- Cần phải cẩn thận tránh hóc xương.
- HS kể tên.
- Các nhóm tiến hành vẽ.
- HS giới thiệu con cá của nhóm và các bộ phận của con cá.
Nhận xét tiết học:
RÚT KINH NGHIỆM TIÊT DẠY:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- con ca lop 1.doc