Toán
LUYỆN TẬP
A- Mục tiêu: Sau bài học HS:
- Có kĩ năng đọc, viết, đếm các số đến 20.
- Biết cộng( không nhớ) các số trong phạm vi 20.
- Biết giải bài toán có lời văn.
6 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy hoc Lớp 1 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2010
Toán
Luyện tập
A- Mục tiêu: Sau bài học HS:
- Có kĩ năng đọc, viết, đếm các số đến 20.
- Biết cộng( không nhớ) các số trong phạm vi 20.
- Biết giải bài toán có lời văn.
B- Các hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài:
2- Làm bài tập.
Bài 1:
- Cho HS nêu Y/c của bài
- Bài cho chúng ta 20 ô vuông nhiệm vụ của chúng ta là điền số từ 1 đến 20 theo TT vào ô
trống.
- Hs điền số từ 1 - 20 vào ô trống
- GV gọi HS nhận xét
+ Ai có cách viết khác của bạn
- GV nhận xét, chỉnh sửa
Bài 2:
- HS trả lời.
- Gọi HS nêu yêu cầu?
- Điền số thích hợp vào ô trống.
HD: các em cộng nhẩm phép cộng thứ nhất rồi viết vào ô trống thứ nhất, sau đó lấy kq'đó cộng với số tiếp theo sẽ được kq' cuối cùng.
- HS làm nhẩm bài.
- Tổ chức cho HS thi nối tiếp giữa hai nhóm.
- HS thi nối tiếp giữa hai nhóm.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3:
- Cho HS đọc bài toán
- GV gợi ý HS nêu tóm tắt, khi HS trả lời giáo viên viết tóm tắt lên bảng.
- 2 HS đọc
- Y/c HS tự đặt câu hỏi để phân tích đề.
- Đề bài cho biết gì ?
- Đề bài hỏi gì ?
- Cho HS tự giải và trình bày bài giải
- HS phân tích theo cặp.
- có 15 quả bóng đỏ và 3 quả bóng xanh
- Hỏi cô giáo mua tất cả bao nhiêu quả bóng?
- HS làm vở, 1 HS lên bảng.
- GV NX, chữa bài
Bài 4:
- Gọi HS nêu yêu cầu?
- Để điền được số thích hợp vào ô trống ta phải làm gi?
- Cho HS làm theo nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài giả
Cô giáo mua tất cả là
15 + 3 = 18( quả bóng)
Đáp số : 18 quả bóng.
- Điền số thích hợp vào ô trống( theo mẫu).
- Ta phải thực hiện phép tính cộng.
- HS làm theo nhóm, trình bày.
3- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Ôn lại bài.
- HS nghe và ghi nhớ
Tiếng Việt
Tiết 2, 3: Vần um, up, uôm, uôc.
Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2010
Tiếng Việt
Tiết 1: Vần iêm, iêp, ươm, ươp
Toán
Luyện tập
A- Mục tiêu:
- Thực hiện cộng, trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20.
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Biết giải bài toán có nội dung hình học.
B- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn làm BT:
Bài 1:
- HS nêu nhiệm vụ
- Khuyến khích HS tính nhẩm rồi, viết kết quả phép tính.
a. GV gọi 2 HS chữa bài
- GV kiểm tra và chữa bài
b. Gọi HS làm bài.
- Nhận xét, đánh giá
- HS làm bài.
11 + 8 = 19 14 + 2 = 16
19 – 8 = 11 16 – 2 = 14
- HS làm bài
12 + 3 – 2 = 13
18 – 4 – 1 = 13
15 – 5 + 7 = 17
Bài 2:
- Bài yêu cầu gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS nêu.
a- Khoanh tròn vào số bé nhất
16, 12, 10, 18
b- Khoanh tròn vào số lớn nhất
15, 11, 17, 14
- GV hướng dẫn các em phải so sánh mấy số với nhau.
- GV viết nội dung bài lên bảng.
- 4 số
- HS làm bài theo cặp, trình bày.
- GV nhận xét, cho điểm
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại thao tác vẽ.
- Cho HS đổi nháp KT chéo
- GV KT và nhận xét.
Bài 4:
- Cho HS đọc bài toán
- Vẽ ĐT có độ dài 4 cm
- 1 HSS nhắc lại
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp
- Cho HS phân tích đề toán, làm bài.
- Gọi 1 HS nhận xét bài của bạn
- GV kiểm tra và chữa bài.
3- Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Làm BT (VBT)
Bài giải
Cả hai tổ trồng được là
10 + 8 = 18( cây)
Đ/s: 18 cây
- HS nghe và ghi nhớ
Hoạt động tập thể
Múa, hát, vẽ tranh
Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2010
Thủ công
Luyện tập: Kẻ các đoạn thẳng cách điều
A- Mục tiêu:
- Biết cách kẻ đoạn thẳng.
- Kẻ được ít nhất ba đoạn thẳng cách đều. Đường kẻ rõ và tương đối phẳng.
B- các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài: Treo hình mẫu, chỉ và GT
2- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- HS quan sát.
- Cho HS quan sát.
- Em có nhận xét gì về hai đầu của đt AB ?
- 2 đầu của đt AB có 2 điểm.
- 2 đt AB và CĐ cách đều mấy ô ?
- Cách đều 2 ô
- Hãy kể những đồ vật có đt cách đều ?
- 2 cánh của bảng..
3- GV hướng dẫn mẫu:
a- HD HS cách kẻ đt:
- Lấy điểm A và điểm B bất kỳ trên cùng một dòng kẻ ngang.
- Đặt thước kẻ qua hai điểm, giữa thước cố định = tay trái; tay phải cầm bút kẻ theo cạnh của thước đầu bút tì trên giấy vạch nối từ điểm A sang B ta được đt AB.
b- Hướng dẫn khoảng cách hai đoạn thẳng cách đều:
- Trên mặt giấy có kẻ ô ta kẻ được AB. Từ điểm A và B cùng đếm xuống dưới 2 hoặc 3 ô tuỳ ý. Đánh dấu điểm C và D sau đó nối C với D ta được đt CD cách đều với AB.
4- Thực hành:
- HS thực hành trên giấy vở kẻ ô
+ Đánh dấu điểm A và B, kẻ nối hai điểm đó được đt AB.
+ Đánh dấu hai điểm C, D và kẻ tiếp đt CD cách đều đoạn AB.
- HS quan sát.
- HS theo dõi.
- HS thực hành vẽ.
- GV quan sát, uốn nắn thêm cho HS khi thực hành.
- Chú ý: Nhắc HS kẻ từ trái sang phải.
5- Nhận xét - Dặn dò:
- Nhận xét về tinh thần học tập, sự chuẩn bị và KN học tập của học sinh.
Về nhà: - Thực hành kẻ đt cách đều
- Chuẩn bị trước bài 25
Tiếng Việt
Tiết 2: eng, ec, ong, oc, ông, ôc
.
Tự nhiên xã hội
Luyện tập : Cây Hoa
A- Mục tiêu:
- Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây hoa.
- Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây hoa.
B- Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1- Giới thiệu bài
2- Quan sát cây hoa:
+ Mục đích: HS biết chỉ và nói đúng tên các bộ phận của cây hoa, phân biệt được các loại hoa.
+ Cách làm:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện
- Hướng dẫn HS quan sát cây hoa mà mình mang đến lớp ?
- Chỉ rõ các bộ phận của cây hoa ?
- Vì sao ai cũng thích ngắm hoa ?
Bước 2: KT kết quả hoạt động
- Gọi HS nêu yêu cầu trên.
- Gọi HS lên chỉ hoa, lá, cành của cây hoa.
- Cây hoa được trồng ở đâu?
+ GVKL: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Có những loại hoa khác nhau mỗi loại hoa có mầu sắc, hương thơm, hình dánh khác nhau
.có loại hoa có mầu sắc đẹp, có loại hoa lại không có hương thơm, có loại vừa có hương thơm lại vừa có mầu sắc đẹp.
- HS hoạt động theo nhóm 4, trình bày.
- Cây hoa gồm: Rễ, thân lá và hoa.
- Ai cũng thích ngắm hoa vì nó vừa thơm lại vừa có mầu sắc đẹp.
- HS lên chỉ.
- Hoa được trồng ở dưới đất, trồng ở vườn nhà, công viên,
3- Làm vở bài tập
- Hãy chỉ thân, rễ, lá của cây hoa.
- Vẽ một cây hoa. Viết tân cây hoa vàtên các bộ phận của cây hoa.
- HS lên bảng chỉ
- HS vẽ bài.
4- Trò chơi: Đố bạn hoa gì?
+ Mục đích: Củng cố những hiểu biết về cây hoa.
+ Cách làm: Gọi Hs lên chơi và cầm theo khăn bịt mắt, cầm cây hoa và nêu tên cây hoa.
- Nhận xét, đánh giá.
- Các tổ cử đại diện lên thi.
5- Củng cố - dặn dò:
- Em hãy cho biết ích lợi của cây hoa ?
- 1 vài HS trả lời
GV: Cây hoa có những ích lợi. Vì vậy chúng ta không nên ngắt hoa, bẻ cành ở nơi công cộng.
- Nhận xét chung giờ học
Về nhà: Chăm sóc cây hoa
- HS nghe và ghi nhớ
Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2010
Tin học
GV tin học dạy
Toán
Luyện tập: Các số tròn chục
A- Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Nhận biết các số tròn chục.
- Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục.
B- Các hoạt động dạy - học:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài.
2- Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV lật bảng phụ ghi sẵn bài 1
- GV nhận xét, chỉnh sửa
- Viết (theo mẫu)
- HS làm trong sách, lần lượt lên bảng chữa.
Bài 2:
- Bài yêu cầu gì ?
- Viết số tròn chục thích hợp vào ô trống
- Cho 2 HS đọc lại các số tròn chục từ 10 đến 90 và theo thứ tự ngược lại?
- 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70,80, 90
- 90, 80, 70, 60, 50, 40, 30, 20,10
- Lưu ý HS: Mỗi ô trống chỉ được viết 1 số tròn chục.
- GV nhận xét, cho điểm
- HS làm nhẩm, thi giữa các nhóm.
Bài 3:
- Bài yêu cầu gì ?
- Gợi ý cách so sánh: Dựa vào kết quả bài tập 2 để làm bài tập 3:
- Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
- HS làm bài vào vở, 3 HS làm bài vào phiếu.
- HS khác nhận xét.
- GV hỏi HS cách so sánh 1vài số
- Nhận xét, cho điểm.
80 > 70 10 < 60
20 40
4- Củng cố - dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc các số tròn chục từ 10 đến 90 và từ 90 đến 10.
- HS đọc ĐT
- Nhận xét chung giờ học
ờ: Tập viết lại các số vừa học
- HS nghe và ghi nhớ
Hoạt động tập thể
Múa, hát, vẽ tranh.
File đính kèm:
- tuan 23 ha.doc