Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ 4 tuổi

a. Dinh dưỡng và sức khoẻ

- Biết một số thực phẩm cùng nhóm, nói tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản. Biết lợi ích của việc ăn uống đủ chất, vệ sinh trong ăn uống.

- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh thân thể (rửa tay xà phòng, tự lau mặt, đánh răng).

- Có một số hành vi tốt trong ăn uống, trong vệ sinh, phòng bệnh khi được nhắc nhở.

- Biết thực hiện một số công việc đơn giản: Mặc quần áo, đội mũ, phù hợp với thời tiết.

- Biết cách chăm sóc bảo vệ các bộ phận, các giác quan cơ thể.

b. Vận động

- Có một số kỹ năng vận động để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày (đánh răng, rửa mặt, rửa tay, vẽ, cài mở cúc áo )

- Khả năng thực hiện các vận động cơ bản vững vàng và đúng tư thế, giữ được tư thế thăng bằng khi bật tách khép chân, chuyền bóng qua đầu, ném xa bằng 1 tay, biết phối hợp tay mắt nhịp nhàng, thể hiện nhanh, mạnh khéo léo và thực hiện các bài tập.

- Khả năng phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay, phối hợp tay, mắt trong một số hoạt động (cuộn- xoay tròn cổ tay). Gập, mở các ngón tay. Xé dán, vẽ, tết dây, buộc dây, tự cài, cởi cúc áo.

 

doc63 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ 4 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
" Em tập lái ô tô". - Rèn kỹ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm kết hợp với nhạc cụ, nhịp nhàng với lời bài hát. - Trẻ yêu thích những chiếc ô tô. II. Chuẩn bị: - Nhạc bài: “Em tập lái ô tô, Bạn ơi có biết”. - Đàn, trống, phách, sắc xô. - Hình ảnh những chiếc ô tô trên máy tính III. Tiến hành. *HĐ1: Những chiếc ô tô. - Cô và trẻ xem phim về những chiếc ô tô trên máy tính - Cô và trẻ cùng trò chuyện về những chiếc xe ô tô. - Cho trẻ nêu bài hát về ô tô. - Mời trẻ hát và hỏi tên bài hát, tác giả. *HĐ2: Em tập lái ô tô - Cả lớp hát bài hát 2-3 lần. - Muốn bài hát hay hơn chúng mình sẽ sử dụng vận động gì? ( Trẻ nêu các cách, thống nhất) - Cô giới thiệu vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm. Giáo viên làm mẫu, trẻ hát. - Cả lớp hát, vận động 2- 3 lần. - Luân phiên 3 tổ, 4 nhóm, 5 cá nhân (cô bao quát sửa sai cho trẻ). - Hỏi trẻ tên bài hát, tên vận động? - Cả lớp vận động lại 1 lần. *HĐ3: Những bác tài xế đáng yêu - Cho trẻ làm những động tác lái xe ô tô. *HĐ4: Bến cảng quê hương tôi - Cô giới thiệu bài hát : “Bạn ơi có biết" của tác giả Hoàng Văn Yến - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Lần 2 mời trẻ lên biểu diễn cùng cô Thứ 3 ngày 25 tháng 03 năm 2014 Cung cấp kinh nghiệm sống Chủ đề “Chiếc xe ô tô” I. Hình thức khám phá: Quan sát trực tiếp II. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, tác dụng, nơi hoạt động của một số loại xe ô tô - Biết khi lái xe ô tô thì cần phải có những gì, ai sẽ là người được điều khiển xe ô tô. - Biết khi lái xe nên sử dụng tiết kiệm năng lượng và có hành vi bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm. III. Chuẩn bị 1.Chuẩn bị của cô - Thư giử chú Giang. Nhờ chú mang ô tô đến trường để quan sát. - Thông báo với phụ huynh + Thông báo về nội dung chủ đề. + Nhờ phụ huynh cung cấp cho trẻ kiến thức về một số loại ô tô, nơi hoạt động của ô tô, tác dụng và an toàn khi đi ô tô. + Cung cấp bài hát, bài thơ, câu truyện về ô tô cho phụ huynh đọc kể với trẻ. - Bảng ghi kết quả. - Địa điểm quan sát: Sân trường - Máy ảnh( điện thoai). 2.Chuẩn bị của trẻ. - Trò chuyện với bố mẹ về kế hoạch quan sát trực tiếp: xe ô tô - Tìm hiểu về các loại ô tô - Chuẩn bị câu hỏi để hỏi những thắc mắc về xe ô tô. IV. Tiến hành - Cho trẻ làm động tác lái xe ô tô - Trò chuyện cùng trẻ về xe ô tô: Tên gọi, tác dụng, nơi hoạt động, tiếng kêu.. - Cô ghi lại các ý kiến của trẻ vào bảng. - Cho trẻ xếp thành 3 hàng đi ra sân đẻ quan sát chiếc xe. - Cho trẻ tập chung đứng thành vòng tròn quanh chiếc xe ô tô. - Hỏi trẻ: + Con nhìn thấy gì? + Chiếc xe này của ai? + Tên xe? + Đặc điểm, công dụng? + Các bộ phận của xe? + Xe ô tô là phương tiện giao thông đường gì? + Con đã được đi xe ô tô bao giờ chưa? + Xe ô tô cần có gì thì chạy được ? + Khi ngồi trên xe thì phải làm gì ? - Cô cho trẻ nêu cách đi đường khi lái xe ô tô để đảm bảo an toàn giao thông - Cách sử dụng tiết kiệm năng lượng khi lái xe - Cách lái xe để không gây ô nhiễm môi trường. - Cho trẻ so sánh với bảng kết quả ban đầu. - Cho trẻ hát múa: "Em tập lái ô tô" - Chụp ảnh lưu niệm với ô tô. Thứ 4 ngày 26 tháng 03 năm 2014 PTNN: Truyện " Xe lu và xe ca" I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu truyện "Xe lu và xe ca". - Trẻ trả lời câu hỏi của cô một cách tự tin - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, không kiêu ngạo, biết giúp đỡ bạn. II. Chuẩn bị - Một số hình ảnh về chiếc xe ô tô trên máy tính - Hình ảnh minh họa cho câu truyện trên máy tính - Bài hát: "Em tập lái ô tô" III.Tiến hành *HĐ1: Chiếc ô tô bé yêu - Cho trẻ xem một số hình ảnh về chiếc xe ô tô trên máy tính - Trò chuyện về đặc điểm của xe, tác dụng của xe - Hỏi trẻ biết câu chuyện gì nói về xe ô tô ? *HĐ2: Xe lu và xe ca - Cô kể cho trẻ nghe lần 1: Kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ, ánh mắt, nét mặt - Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem trên máy tính + Cô kể câu chuyện gì? Nói về điều gì? + Trong câu chuyện “ Xe lu và xe ca” có những nhân vật nào? + Hai xe đi ở đâu ? + Xe ca đã chế nhạo xe lu làm sao? + Khi tới đoạn đường bị hỏng có điều gì xảy ra với xe ca ? + Xe lu đã làm gì để xe ca đi được ? + Xe ca nhận ra điều gì ? -> Giáo dục trẻ biết yêu quý, giúp đỡ bạn không nên coi thường người khác. *HĐ3: Em tập lái ô tô - Cả lớp vận động cùng cô bài hát: “Em tập lái ô tô” - Cô và trẻ vận động 2 lần. Thứ 5 ngày 27 tháng 03 năm 2014 PTTC: Thể dục " Bật tách khép chân qua 5 ô" I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ biết tên vận động"Bật tách khép chân qua 5 ô" và tập tốt bài tập - Biết kỹ năng bật, khi bật biết rơi nhẹ bằng mũi bàn chân rồi đến cả bàn chân. - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn II. Chuẩn bị: - Hình ảnh những chiếc ô tô trên máy tính. - 2 quả bóng. III. Tiến hành: *HĐ1: Những chiếc xe ô tô. - Cho trẻ xem hình ảnh những chiếc xe ô tô trên máy tính. - Cô và trẻ trò chuyện về những chiếc xe ô tô. - Cho trẻ đi thăm cửa hàng xe ô tô *HĐ2: Bé tập thể dục - Cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu đi. - Tập bài tập PTC:+ Tay : Đưa 2 tay ra trước - sau, vỗ tay. + Chân : Đứng, một chân nâng cao - gập gối + Bụng : Đứng cúi người về phía trước. + Bật : Chân trước, chân sau - Kết hợp bài :" Em tập lái ô tô" *HĐ3: Trèo qua ghế dài - Cô giới thiệu tên vận động: “Bật tách khép chân qua 5 ô" - 1 trẻ tập mẫu. Lớp nhận xét. - Cô tập mẫu lần 1. Cô tập mẫu lần 2, kết hợp phân tích động tác: TTCB: Cô đứng khép chân trước vạch, 2 tay chống hông, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh Bật thì cô bật chụm chân, tách chân cho đến ô cuối cùng. Bật nhẹ nhàng bằng mũi bàn chân, không dẵm chân lên các ô. Sau đó đứng về cuối hàng. - Lần 1 cho trẻ lần lượt lên tập. Lần 2 thi đua 2 tổ.( Cô chú ý sửa sai động viên trẻ kịp thời) - Cô giới thiệu trò chơi: : “Chuyền bóng” - Cô giới thiệu tên trò chơi, hỏi trẻ luật chơi. Cho trẻ chơi 2-3 lần (cô bao quát trẻ). *HĐ3: Bé đi nhẹ nhàng - Đi nhẹ nhàng quanh lớp 2 vòng Thứ 6 ngày 28 tháng 03 năm 2014 PTNT: Toán "Xác định phải - trái của bản thân" I. Mục đích - Yêu cầu: - Trẻ nhận biết được phía phải - phía trái của bản thân và biết xác định một cách chính xác. - Rèn kỹ năng xác định phía phải - phía trái của bản thân. - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động. II. Chuẩn bị: - Một số đồ dùng, đồ chơi xung quanh lớp - Mỗi trẻ một đồ chơi cầm tay. III. Tiến hành. *HĐ1: Tay phải - tay trái của tôi. - Cho trẻ giơ tay phải. Dùng tay phải làm động tác mô phỏng cầm thìa, cầm bút. - Cho trẻ giơ tay trái. Dùng tay trái làm động tấc mô phỏng cầm bát, giữ vở. - Giơ tay phải - trái theo yêu cầu của cô. Theo hiệu lệnh “phải - trái” *HĐ2: Phía phải - phía trái của tôi. - Cho trẻ ngồi theo cùng hướng xác định các phần của cơ thể ở bên phải, bên trái của trẻ qua các trò chơi: + Dậm chân phải “Thịch thịch” - Dậm chân trái. + Vẫy tay phải “ Vẫy vẫy” - vẫy tay trái. + Bịt mắt phải - Mắt trái. + Nghiêng người sang phải - sang trái. + Quay đầu sang phải, sang trái. - Cầm đồ dùng bằng tay phải giơ lên + Đặt đồ dùng xuống cạnh mình (bên phải). Hỏi trẻ đặt đồ chơi ở phía tay nào? - Cầm đồ chơi bằng tay trái giơ lên. - Đặt tay lên vai bạn ngồi ở bên phải - bên trái. - Sau đó thay đổi dần theo hiệu lệnh “phải - trái” *HĐ3: Ai nhanh hơn tôi. - Cho trẻ cầm đồ chơi đặt đúng các vị trí: phải - trái theo hiệu lệnh của cô. *HĐ4: Ai đứng bên phải tôi. - Cô cho trẻ chơi phải - trái. Tổng kết chủ đề: “ Chiếc xe ô tô” * Chuẩn bị: - Cho trẻ sắp xếp và lựa chọn các sản phẩm của mình thực hiện được trong suốt chủ đề: “ Chiếc xe ô tô”. *Tổ chức: - Cô đọc câu đố về xe ô tô - Trò chuyện cùng trẻ về những chiếc xe ô tô - Hỏi trẻ đã khám phá về điều gì ? Đã làm được gì ? - Cô cùng trẻ đọc thơ: “Xe chữa cháy” - Cho trẻ trưng bày sản phẩm cắt dán trang trí, làm bộ sưu tập tranh ảnh về những chiếc xe ô tô. - Cho trẻ tự giới thiệu về các sản phẩm trẻ đã làm đựơc trong tuần - Cho trẻ hát múa: " Em tập lái ô tô" - Cô khen động viên nhắc nhở trẻ với những việc trẻ đã làm được khi khám phá về chủ đề. - Nhắc nhở trẻ nghỉ học cuối tuần ngoan. đánh giá cuối chủ đề 1. Về mục tiêu chủ đề: (Mức độ phù hợp của mục tiêu đưa ra, mục tiêu nào chưa phù hợp? Nguyên nhân? Nên thay đổi( thêm hoặc bớt) các mục tiêu chưa phù hợp như thế nào?) - Mục tiêu đưa ra tương đối phù hợp với nhận thức của trẻ. Xong một số trẻ yếu chưa tiếp thu được những nội dung cô đưa ra. Cần giảm bớt một số mục tiêu để phù hợp với nhận thức của trẻ yếu PTNT. 2. Về nội dung chủ đề: (Mức độ phù hợp của nội dung đưa ra, nội dung nào chưa phù hợp? Nguyên nhân? Nên thay đổi( thêm hoặc bớt) nội dung nào để việc triển khai chủ đề được tốt hơn). - Nội dung chủ đề đưa ra tương đối sát với trẻ. - Cần đi sâu hơn về các nội dung chú ý đến một số trẻ yếu. 3.Về các hoạt động của chủ đề: (Mức độ phù hợp của các hoạt động đưa ra, có hoạt động nào chưa phù hợp? Nguyên nhân? Nên thay đổi( thêm hoặc bớt) hoạt động nào để việc triển khai chủ đề được tốt hơn). - Các hoạt dộng đưa ra đã phù hợp với trẻ. 4. Những trẻ nào chưa đạt mục tiêu, biện pháp giáo dục trẻ như thế nào? - Thể chất: + Cháu Duy, Khôi nguyên, Phương thanh, Yến, cần động viên và chú ý trẻ nhiều hơn trong khi ăn. + Cháu Quang Duy, lười vận động. Cần cho trẻ vào các hoạt động nhiều hơn. - Thẩm mĩ: Rất nhiều trẻ kỹ năng vẽ, nặn xấu ( Quang Duy, Đạt, Minh…). Cần cho trẻ chơi tại góc nghệ thuật nhiều hơn và kết hợp các hoạt động khác. - Nhận thức: Cháu Duy, Yến,…chậm. Cần chú ý đến trẻ nhiều hơn trong hoạt động học. Kết hợp với phụ huynh. - Ngôn ngữ: Trẻ còn nói ngọng nhiều: Thư, Thuận, Hoà…. Cần rèn cho trẻ mọi lúc mọi nơi. - Tình cảm- Xã hội: Văn Minh, Thu, Toàn, khánh Minh hay đánh bạn, cần chú ý đến trẻ, cho trẻ chơi hoà đồng cùng các bạn nhiều hơn, chú ý trẻ mọi lúc mọi nơi. 5. Những vấn đề khác cần lưu ý: - Khả năng nhận biết cách phòng tránh bệnh H5N1, bệnh đậu mùa chưa tốt. - Vệ sinh sạch sẽ vào các buổi chiều trong tuần, phòng tránh bệnh tay chân miệng, H5 N1 và các bệnh lây lan khác. - Chú ý trang phục cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa. - Chú ý rèn trẻ thực hiện theo chuẩn. - Rèn trẻ nói ngọng. Ngày 28 tháng 03 năm 2014 Đoàn Thị Hợi

File đính kèm:

  • docThang 3 giao thong.doc