I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức : Học sinh hiểu thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì tổ quốc. Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh ,liệt sĩ.
2. Kĩ năng : Học sinh biết làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
3. Thái độ : Học sinh có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, gia đình liệt sĩ.
II.Chuẩn bị:
_ Tranh minh họa truyện
_ Một số bài hát về chủ đề bài học.
_ Vở bài tập đạo đức 3.
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 17 Lớp 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luyện tập thực hành)
_ Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu của bài ( mở sgk trang 83 )
_ Em cần viết thư cho ai?
_ Em viết thư để kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
_ Hướng dẫn: Mục đích chính viết thư là để kể cho bạn về những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn nhưng em vẫn cần viết theo đúng hình thức một bức thư và cần hỏi thăm tình hình của bạn, tuy nhiên những nội dung này cần ngắn gọn, chân thành.
_ Yêu cầu học sinh nhắc lại cách trình bày của một bức thư. Giáo viên cũng có thể treo bảng phụ có viết sẵn hình thức của một búc thư và cho học sinh đọc.
_ Gọi 1 học sinh làm bài miệng trước lớp.
_ Yêu cầu học sinh cả lớp viết thư
_ Gọi 5 học sinh đọc bài trước lớp.
_ Nhận xét và cho điểm học sinh làm bài tốt .
-Nghe giáo viên giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học.
_ 2 học sinh đọc trước lớp
Viết thư cho bạn.
Nghe giáo viên hướng dẫn cách làm bài
1 học sinh nêu, cả lớp theo dõi và bổ sung.
_ 1 học sinh khá trình bày, cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
_ Thực hành viết thư.
_ 5 học sinh đọc thư của mình, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho thư của từng bạn.
4. Củng cố : _ Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : _ Học sinh về nhà hoàn thành bức thư và chuẩn bị ôn tập học kì 1.
Ví dụ : Về viết thư:
Thái Bình, ngày 22 tháng 11 năm 2004.
Quỳnh Hương xa nhớ!
Dạo này cậu có khỏe không? Sắp hết học kì 1 rồi, cậu ôn bài được nhiều chưa? Tớ chúc cậu khỏe mạnh và thi học kì đạt kết quả cao.
Quỳnh Hương biết không, tớ có một chuyện rất thú vị muốn kể cho cậu nghe. Tháng vừa qua, đội văn nghệ của trường tớ được đi biểu diễn ở Hà Nội, tớ cũng được đi đấy. Hà Nội đẹp và náo nhiệt lắm. Nhà nào cũng cao, to và san sát nhau. Đường phố có nhiều cây cổ thụ, bồn hoa trông thật thích mắt. Người,xe đi lại tấp nập. Đêm xuống, thành phố lung linh ánh đèn. Mọi người ở thành phố đi ngủ muộn hơn ở quê mình, 10 giờ đêm phố xá vẫn đông vui. Chuyến đi thật thú vị, cả đội văn nghệ của tớ đều ao ước sẽ được trở lại thủ đô.
Còn Hương, cậu đã có dịp nào đi thăm thủ đô hay một thành phố, làng quê nào chưa? Cậu kể cho mình nghe về những nơi đó vào thư sau với nhé tớ rất thích tìm hiểu về mọi miền quê trên đất nước mình.
Tạm biệt cậu. Nhớ viết thư sớm cho tớ nhé .
Chào thân ái !
HỒNG NHUNG
* Các ghi nhận cần lưu ý :
_______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 nam 2009
MÔN : TOÁN TUẦN:17
BÀI : HÌNH VUÔNG
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức : Biết được hình vuông là hình có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
2.Kĩ năng : Biết vẽ hình vuông trên giấy có ô vuông (giấy ô li).
3.Thái độ : Ham thích học toán
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên : Thước thẳng, ê ke, mô hình hình vuông
2.Học sinh : Vở. ê ke, mô hình hình vuông, SGK
III.Hoạt động yêu cầu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động:Hát bài hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới :
Giới thiệu bài:Tiết hôm nay các em sẽ học để biết được hình vuông là hình như thế nào , biết vẽ hình vuông trên giấy có ô vuông.
Hoạt động 1 : Giới thiệu hình vuông.
(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại, thực hành)
_Vẽ lên bảng 1 hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình chữ nhật, 1 hình tam giác.
_Yêu cầu học sinh đoán về góc ở các đỉnh của hình vuông. (Theo em, các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc như thế nào?)
_Yêu cầu học sinh dùng hước ê ke kiểm tra kết quả ước lượng góc sau đó đưa ra kết luận: Hình vuông có 4 góc ở 4 đỉnh đều là góc vuông.
_Yêu cầu học sinh ước lượng và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông, sau đó dùng thước ê ke để kiểm tra lại.
_Kết luận: Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
_Yêu cầu học sinh suy nghĩ, liên hệ để tìm các vật trong thực tế có dạng hình vuông.
_Yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình chữ nhật.
Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành.
(Phương pháp trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành)
+Bài 1:Nêu yêu cầu của bài toán và yêu cầu học sinh làm bài.
+Bài 2:Yêu cầu học sinh nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước, sau đó làm bài.
+Bài 3:Tổ chức cho học sinh tự làm bài và kiểm tra vở học sinh.
+Bài 4:Yêu cầu học sinh vẽ hình như SGK vào vở.
_ Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
_ Học sinh tìm và gọi tên hình vuông trong các hình vẽ giáo viên đưa ra.
_Các góc ở các đỉnh của hình vuông đều là góc vuông.
_Độ dài 4 cạnh của một hình vuông là bằng nhau.
_Chiếc khăn mùi xoa, viên gạch hoa lát nền, . . .
_Giống nhau: hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 góc ở 4 đỉnh là góc vuông.
_Khác nhau: Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng nhau còn hình vuông có 4 cạnh bằng nhau.
_ Học sinh dùng thước và ê ke để kiểm tra từng hình, sau đó báo cáo kết quả với giáo viên :
+ Hình ABCD là hình chữ nhật , không phải là hình vuông.
+ Hình MNPQ không phải là hình vuông vì các góc ở đỉnh không phải là góc vuông.
+ Hình EGHI là hình vuông vì hình này có 4 góc ở đỉnh là 4 góc vuông, 4 cạnh của hình bằng nhau.
_Làm bài và báo cáo kết quả
+ Hình ABCD có độ dài cạnh là 3cm.
+ Hình MNPQ có độ dài cạnh là 4cm.
+ Học sinh tự làm bài và kiểm tra vở của nhau.
4. Củng cố :_ Giáo viên nhận xét chung tiết học.
5.Dặn dò : _Bài nhà : Yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập luyện thêm về các hình đã học.
_Chuẩn bị bài: Chu vi hình chữ nhật
*Các ghi nhận lưu ý :
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 11 tháng 12 nam 2009
MÔN: ÂM NHẠC TUẦN : 17
BÀI:ÔN TẬP 3 BÀI HÁT :_LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT .
_CON CHIM NON
_NGÀY MÙA VUI
I.Mục đích yêu cầu :
_ Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, phát âm rõ ràng, hoà giọng
_ Hát kết hợp vận động và gõ đệm
_ Thực hiện trò chơi “ Tin tên bài hát”
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên :_ Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc
_ Tranh ảnh minh hoạ bài hát
_ Chuẩn bị trò chơi
2. Học sinh :_ Vở học hát
III.Hoạt động lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: Hát bài hát
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi vài em lên hát bài Ngày mùa vui
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát:Lớp chúng ta đoàn kết(Phương pháp trực quan, quan sát, đàm thoại)
_ Gõ đệm theo phách
Lớp chúng mình rất rất vui
x x x x
Anh em ta chan hoà tình thân
x x x x
_ Gõ đệm theo nhịp 2/4
Lớp chúng mình rất rất vui
x x
Anh em ta chan hoà tình thân
x x
_ Hát kết hợp vận động
Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát con chim non(Phương pháp trực quan, đàm thoại, luyện tập)
_ Học thuộc bài hát , sau đó vừa hát vừa kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾ . Dùng thước kẻ ( hoặc đầu tẩy của bút chì ) gõ nhẹ trên bàn là phách mạnh , 2 phách sau gõ vào khoảng không
Chú ý : Không gõ vào tiếng “Bình” ở đầu bài hát mà bắt đầu gõ từ tiếng “minh” . Ví dụ “ Bình minh lên có con chim non hoà tiếng hót véo von
_ Giáo viên đánh nhịp ¾ theo hình vẽ bên : dùng tay phải, phách 1 hạ tay xuống, phách 2 sang ngang, phách 3 đưa lên. Chú ý: Bắt đầu vào nhịp ở tiếng “minh” ( phách 1)
Hoạt động 3 : Ôn tập bài hát ngày mùa vui
_Tập hát đúng và thuộc lời ca, sau đó gõ đệm theo tiết tấu của bài. Ví dụ:
Ngoài đồng lúa chín thơm
x x x x x
Con chim hót trong vườn
x x x x x
Trò chơi tìm bài hát
+ Cách thứ nhất : Giáo viên hát bằng một nguyên âm ( hoặc đàn ) một giai điệu chọn trong số 3 bài hát đã ôn tập, sau đó học sinh nhận ra đó là bài hát nào.
+ Cách thứ 2 : Gõ tiết tấu theo lời ca câu đầu tiên của 1 trong số 3 bài hát đã học,
_ Học sinh hát 1-2 lần, sau đó gõ đệm theo phách hoặc đệm theo nhịp 2/4
_ Học sinh nắm tay nhau, đưa lên cao, chân di chuyển nhịp nhàng sang phải, sang trái
_Cho nửa lớp hát, nửa lớp gõ theo hướng dẫn trên, sau đó đổi lại. Cần thực hiện đều đặn, nhịp nhàng
4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học
5.Dặn dò: _Bài nhà: Tập lại ở nhà
_Chuẩn bị bài: Ôn tập
*Các ghi nhận, lưu ý :
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
File đính kèm:
- tuan 17.doc