I/ Mục đích yêu cầu:
1/ Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài, phù hợp với tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.
2/ Hiểu được tình cảm yêu quí thiên nhiên của hai ông cháu . (Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
II/ Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc SGK để giới thiệu bài.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3 hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học Tuần 11 - Nguyễn Thị Thắng Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất của tre, mây, song mà con người có thể sử dụng chúng vào việc sản xuất ra nhiều đồ dùng trong gia đình.
- HS yếu và trung bình nhắc lại
* HĐ 2: Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song
Mục tiêu: - Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa trong SGK trao đổi theo cặp trả lời miệng câu hỏi sau:
+ Đó là đồ dùng nào?
+ Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào?
+ Em còn biết đồ dùng nào được làm từ tre, mây, song?
- HS khá giỏi và GV nhận xét, kết luận. HS yếu và trung bình nhắc lại
- Nhà em có đồ dùng nào làm bằng tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình.(HS yếu và trung bình trả lời, HS khá giỏi bổ sung)
- GV cùng HS nhận xét , kết luận
Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc laị nội dung bài.Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
Địa lí
lâm nghiệp và thủy sản
I/ Mục tiêu:
HS:
- Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ để tìm nhận biết về cơ cấu và phân bố của ngành lâm nghiệp, thủy sản nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản ở nước ta
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác các nguồn lợi thủy sản
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài:(Dùng lời)
* HĐ1: Lâm nghiệp
- Yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời miệng câu hỏi SGK
- HS yếu và trung bình trả lời ,HS khá, giỏi nhận xét bổ sung
KL: Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng và bảo vệ rừng , khai thác gỗ và các lâm sản khác.
HS yếu nhắc lại kết luận.
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK(HS khá, giỏi trả lời)
- HS và GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
+ Từ năm 1980 đến năm 1995 diện tích rừng bị gảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy.
+ Từ năm 1995 đến năm 2004 diện tích rừng tăng do Nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng.
HS yếu nhắc lại kết luận
* HĐ2: Ngành thủy sản
- GV hỏi: Hãy kể tên một số loại thủy sản mà em biết. Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển thủy sản ?
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trong SGK
- HS khá, giỏi trình bày kết quả
- HS và GV nhận xét, kết luận:
+ Ngành thủy sản gồm: Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
+ Sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng
+ Sản lượng thủy sản ngày càng tăng, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn sản lượng đánh bắt.
+ Các loại thủy sản đang được nuôi nhiều: Các loại cá nước ngọt( cá ba sa, cá tra, cá trôi, cá trắm, cá mè,...), cá nước lợ và nước mặn( cá song, cá tai tượng, cá trình, ...), các loại tôm(tôm hùm, tôm sú,...), trai, ốc,...
+ Ngành thủy sản phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ.
HS yếu nhắc lại
Củng cố dặn dò:
- Gọi HS đọc phần bài học trong SGK.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
Thứ 6 ngày 6 tháng 11 năm 2009
Toán
nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I/ Mục tiêu:
HS biết :
- Nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên ( HS làm BT 1;3 .HS khá giỏi làm thêm BT 2.)
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: phiếu bài tập ghi sẵn lời giải bài 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ :
B/ Bài mới: Giới thiệu bài:(Dùng lời)
* HĐ1: Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
a/ GV nêu ví dụ 1 SGK sau đó hướng dẫn HS giải: “ Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài của 3 cạnh”, từ đó nêu phép tính giải bài toán để có phép nhân : 1,2 x 3 = ? (m)
- Hướng dẫn HS làm như SGK.
- Yêu cầu HS khá giỏi tự rút ra nhận xét cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.HS yếu và trung bình nhắc lại.
b/ GV nêu ví dụ 2 SGK yêu cầu HS vận dụng nhận xét trên để thực hiện phép nhân:
0,46 x 12 ( đặt tính và tính)
c/ GV hướng dẫn HS khá giỏi nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Yêu cầu 1 vài HS trung bình và yếu nhắc lại quy tắc đó
* HĐ1: Thực hành.
Bài 1: SGK
- HS đọc yêu cầu bài 1.
- HS làm việc cá nhân, 4 HS lên bảng làm.(HS yếu và trung bình chỉ cần làm 3 bài đầu)
- HS khá giỏi và GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
- Yêu cầu HS yếu và trung bình nêu lại cách nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên
KL: Rèn kĩ năng nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên
Bài 2: SGK.
- HS khá giỏi làm ,GV kiểm tra.
Bài 3: SGK
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- HS làm việc cá nhân, 1 HS khá giỏi lên bảng làm.(HS yếu chỉ cần làm phép tính vào phiếu có sẵn lời giải)
- HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
KL: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn liên quan đến nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên
* HĐ3: Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại quy tắc nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT.
Luyện từ và câu
quan hệ từ
I/ Mục đích, yêu cầu:
1/ Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ(ND ghi nhớ )
2/ Nhận biết được một vài quan hệ từ trong các câu văn ( BT1mục 3) ; xác định được cặp quan hệ từ và hiểu tác dụng của chúng trong câu (BT2) ; biết đặt câu với quan hệ từ (BT3).
+ HS khá giỏi đặt câu được với các quan hệ từ nêu ở BT3.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 1,2 ; phiếu khổ to
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A/ Bài cũ:
B/ Bài mới: Giới thiệu bài:(Dùng lời)
* HĐ1: Nhận xét
Bài tập 1:SGK
- Yêu cầu HS đọc nội dung của bài tập.
- HS làm bài, phát biểu ý kiến. GV dán lên bảng tờ phiếu, ghi nhanh ý kiến đúng của HS vào bảng, chốt lại lời giải
- HS khá giỏi rút ra kết luận, HS yếu và trung bình nhắc lại
GV: Những từ in đậm trong các ví dụ trên được dùng để nối các từ trong 1 câu họăc nối các câu với nhau nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu rõ mối quan hệ giữa các từ trong câu hoặc quan hệ về ý giữa các câu. Các từ ấy được gọi là từ quan hệ
Bài tập 2: SGK
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Hướng dẫn HS thực hiện tương tự bài 1. Gv mở bảng phụ, mời HS ghạch chân những cặp từ thể hiện quan hệ giữa các ý ở mỗi câu
- HS và GV nhận xét
GV: Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận của câu.
- HS khá giỏi rút ra kết luận, HS yếu và trung bình nhắc lại
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
* HĐ2: Luyện tập
Bài tập 1: SGK.
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- HS làm bài tập cá nhân; phát biểu ý kiến(HS yếu và trung bình phát biểu; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung)
- HS và GV nhận xét
Bài tập 2: SGK
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- HS làm bài tập cá nhân; phát biểu ý kiến. (HS yếu và trung bình phát biểu; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung)
- HS và GV nhận xét .
Bài tập 3: SGK
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- HS làm bài tập cá nhân; phát biểu ý kiến. (HS yếu và trung bình phát biểu; HS khá, giỏi nhận xét bổ sung)
- HS và GV nhận xét .
HĐ2: Củng cố – Dặn dò:
GV hệ thống kiến thức toàn bài.
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I-Mục tiêu:
1/ Viết được một lá đơn(kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng nêu được lí do kiến nghị , thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
II-Đồ dùng dạy học.
- GV: Bảng phụ ghi mẵu đơn
III-Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới: Giới thiệu bài: (Dùng lời)
Hướng dẵn HS làm bài tập
* HĐ1: Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài
- Cho HS quan sát tranh minh họa(SGK) 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh.(HS yếu và trung bình mô tả, HS khá giỏi nhận xét bổ sung)
- Trước tình trạng mà 2 bức tranh mô tả, em hãy giúp bác trưởng thôn(tổ trưởng tổ dân phố) làm đơn kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
* HĐ2: Xây dựng mẫu đơn
+ Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn
+ Theo em tên của đơn là gì?
+ Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Người viết đơn ở đây là ai?
+ Em là người viết đơn tại sao không viết tên em?
+ Phần lí do viết đơn em nên viết những gì?
+ Em hãy nêu lí do viết đơn cho một trong 2 đề bài trên
- HS khá giỏi rút ra kết luận về mẫu đơn, HS yếu và trung bình nhắc lại)
- GV nhận xét, sửa chữa cho từng HS.
* HĐ3: Thực hành viết đơn
- Treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn, yêu cầu HS đọc rồi làm bài.
- GV: các em có thể chọn 1 trong 2 đề
- Gọi 3 đến 5 HS trình bày đơn đã viết
- Nhận xét, sửa chữa, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu
- GV hỗ trợ giúp đỡ HS
* HĐ2: Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS ghi nhớ cách viết đơn.
Kĩ thuật
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I.Mục tiêu :
-Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ thức ăn và ăn uống ở gia đình.
II.Đồ dùng dạy học:
-Một số bát ,đũa và dụng cụ ,nước rửa bát .
-Tranh ảnh minh họa theo nội dung SGk.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
*HĐ1: Tìm hiểu mục đích ,tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
- Một vài Hs nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng .
- Gv yêu cầu Hs đọc nội dung mục 1 ( Sgk)
- Gv yêu cầu hs nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ,bát ,đũa sau bữa ăn .
?Nếu bát đũa và các dụng cụ nấu không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào ?
- Hs trả lời ,Hs nhận xét ,Gv kết luận .
*HĐ2 : Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống .
- GV yêu cầu Hs mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn sau bữa ăn ở gia đình .
- Hướng dẫn Hs quan sát hình ,đọc nội dung mục 2 trong (SGK)
- Hs so sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát đã nêu trong sgk .
- Gv nhận xét và hướng dẫnHs các bước rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống theo nội dung Sgk .
* HĐ3 : Đánh giá kết quả học tập .
- GV yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi cuối bài .
- Một vài Hs trả lời ,một vài HS khác nhận xét .
- Gv kết luận ,đánh giá kết quả học tập của Hs .
* HĐ nối tiếp :
- Gv nhận xét ý thức học tập của Hs .
- GV động viên Hs tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bửa ăn.
- Dặn dò tiết sau .
File đính kèm:
- HHH.DOC