Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 8 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Học sinh nắm được nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông.

 Nắm hai đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ thay đổi theo mùa gió, thời tiết điễn biến thất thường). Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu gió mùa.

 Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu và nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu.

3. Thái độ:

 Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông; đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4570 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 8 bài 7: Môi trường nhiệt đới gió mùa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 8 Bài 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA Ngày dạy: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông. Nắm hai đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ thay đổi theo mùa gió, thời tiết điễn biến thất thường). Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu gió mùa. Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu và nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu. 3. Thái độ: Tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông; đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa. III. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ khí hậu Việt Nam, bản đồ các môi trường địa lí thế giới. Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)Kiểm diện. 2. Kiểm tra miệng: (5 phút) 2.1. Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới ? Xác định vị trí giới hạn môi trường nhiệt đới trên bản đồ các môi trường địa lí thế giới ? 2.2. Đất được hình thành ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do chứa nhiều ôxít sắt, nhôm gọi là: a. Đất đá vôi. b. Đất Feralít. c. Đất sét. d. Đất phèn. 2.1. - Khí hậu ...(4 điểm). - Vị trí: 5 – 300 ở cả hai bán cầu (3 điểm). 2.2. - b (3 điểm). 3. Giảng bài mới: (30 phút) HOẠT ĐỘNG 1 (12 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa. b. Kĩ năng: bản đồ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: H5.1, H7.1, H7.2. (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Qua hình 5.1, xác định vị trí môi trường nhiệt đới gió mùa ? Giáo viên giới thiệu thuật ngữ “gió mùa”: là loại gió thổi theo mùa trên những vùng rộng lớn của các lục địa Á, Phi, Ôxtrâylia, chủ yếu trong mùa hè và mùa đông. Quan sát hình 7.1 và 7.2 sách giáo khoa: Nhận xét hướng gió thổi vào mùa hè ở các khu vực ? Hướng gió thổi vào mùa đông ở các khu vực ? Do đặc điểm của hướng gió thổi, hai mùa gió mang theo tính chất gì ? Cho nhận xét về lượng mưa ở các khu vực này trong mùa hè và mùa đông ? Giải thích vì sao lượng mưa có sự chênh lệch rất lớn giữa hai mùa ? c Giáo viên giải thích thêm và kết luận. Trên hình 7.1, 7.2, tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả 2 mùa hè và đông ? (ảnh hưởng của lực tự quay của trái đất). Hoạt động theo hai nhóm: Qua biểu đồ hình 7.3 và 7.4 cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm của Hà Nội có gì khác biệt với Mumbai ? Diễn biến nhiệt độ của 2 địa điểm ? Diễn biến lượng mưa ? Hà Nội (210B) Mumbai (190B) Nhiệt độ lượng mưa Nhiệt độ Lượng mưa Mùa hè >300C Mưa lớn (mùa mưa) <300C Mưa lớn (mùa mưa) Mùa đông <180C Mưa ít (mùa mưa ít) >230C Lượng mưa rất nhỏ (mùa khô) Biên độ nhiệt năm 120C TB: 1722 mm 70C TB: 1 784 mm c Kết luận: Hà Nội có mùa đông lạnh, Mumbai nóng quanh năm. Cả 2 địa điểm đều có lượng mưa lớn (>1500 mm, mùa đông ở Hà Nội mưa nhiều hơn Mumbai). Qua nhận xét, phân tích hình 7.3, 7.4 cho biết yếu tố nào chi phối, ảnh hưởng rất sâu sắc tới nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu nhiệt đới gió mùa ? So sánh, tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại biểu đồ khí hậu của nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa ? Giáo viên kết luận. Tính chất thất thường của thời tiết thể hiện: Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn. Lượng mưa không đều giữa các năm. Mùa đông có năm đến sớm, năm đến muộn ; rét nhiều, rét ít. Thiên tai xảy ra. Lượng mưa trung bình năm thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa hình. 1. Khí hậu: Đông Nam Á và Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới có gió mùa hoạt động. Gió mùa làm thay đổi chế độ nhiệt và lượng mưa ở hai mùa rất rõ rệt. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. Nhiệt độ trung bình năm >200C. Biên độ nhiệt trung bình 80C. Lượng mưa trung bình > 1500 mm, mùa khô ngắn có lượng mưa nhỏ. Thời tiết diễn biến thất thường, hay gây thiên tai. HOẠT ĐỘNG 2 (12 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới gió mùa. b. Kĩ năng: bản đồ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: H7.5, H7.6. (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Nhận xét sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua ảnh 7.5 và 7.6 ? Mùa khô rừng cây cao su cảnh sắc thế nào ? Mùa mưa ? Hai cảnh sắc đó biểu hiện sự thay đổi theo yếu tố nào? Nguyên nhân của sự thay đổi đó ? Có sự khác nhau về thiên nhiên giữa nơi mưa nhiều và nơi mưa ít không ? Giáo viên phân tích: Cảnh sắc thiên nhiên nhiệt đới gió mùa biến đổi theo mùa, theo không gian, tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố lượng mưa mà các cảnh quan khác nhau: rừng mưa xích đạo, rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới. c Kết luận. 2. Các đặc điểm khác của môi trường: Gió mùa có ảnh hưởng lớn đến cảnh sắc thiên nhiên. Môi trường đa dạng, phong phú nhất đới nóng. Thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới, do đó còn là nơi đông dân cư nhất thế giới. V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Củng cố và luyện tập: (4 phút) 1.1. Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình là: Đông Nam Á. Trung Á. Nam Á. Đông Á và Nam Á. 1.2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu: Có sự biến đổi của thiên nhiên theo thời gian và không gian. Có nhiều thiên tai. Có sự biến đổi khí hậu theo sự thay đổi của gió mùa. Có sự biến đổi của khí hậu theo sự phân bố lượng mưa. 1.3. đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. Thời tiết diễn biến thất thường. Có 2 mùa gió vào mùa hè và mùa đông. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa. J Đáp án: 1.1 ( a+c ), 1.2 ( c ), 1.3 ( b+d ). 2. Hướng dẫn học tập: (5 phút) Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 25 sách giáo khoa. Làm bài tập 1, 2 trang 6 - Tập bản đồ Địa lí 7. Chuẩn bị bài 1: “Các hình thức cánh tác trong nông nghiệp ở đới nóng”: Hiện nay có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ? Làm rẫy là hình thức canh tác như thế nào ? Có ảnh hưởng gì đến môi trường canh tác ? Trang trại là hình thức sản xuất như thế nào ? Đồn điền là hình thức sản xuất như thế nào ? Thâm canh là hình thức canh tác như thế nào ? Cách mạng xanh là gì ?

File đính kèm:

  • docTIET 8..doc