I/ MỤC TIÊU :
-Thuộc bảng chia 7 và vận được phép chia 7 trong giải toán.
-Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản
II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bảng nhóm, hình BT4 phóng to.
-Học sinh : Vở bài tập.
39 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 8 - Lớp 3 Năm học: 2005 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV tổng kết lại các ý kiến chung nhất của HS.
*GV kết luận : Bảo vệ cơ quan thần kinh chính là đảm bảo thời gian ăn ngủ, học tập hợp lí và khoa học. Cần tranh thủ những thời gian hợp lí nhất để làm công việc cho tốt.
* Củng cố - dặn dò:(5 phút)
-Làm bài tập trong vở BT.
-Nhận xét tiết học.
-HS nhận phiếu và điền đầy đủ các thông tin của bản thân vào phiếu.
-Đại diện 3 – 4 HS trình bày, HS khác theo dõi, bổ sung.
-HS tiến hành thảo luận nhóm.
-Chúng ta lập thời gian biểu để làm mọi công việc một cách khoa học.
-Làm việc theo thời gian biểu hợp lí để đảm bảo cho sức khoẻ , bảo vệ cơ quan thần kinh.
-HS theo dõi, ghi nhớ.
Biết lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( Tuần 08 )
Bài 15 : VỆ SINH THẦN KINH
I/ MỤC TIÊU:
-Nêu đươc một số việc làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh.
-Biết tránh những viêc làm có hại đối với thần kinh.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Các hình minh hoạ trang 32,33- SGK. Bảng vẽ các hình ảnh thể hiện tâm trạng, tranh đồ ăn, thức uống, hoa quả.
-Học sinh :Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHÁT TRIỂN
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
2 Giới thiệu bài mới
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi theo tình huống sau:
+ Đêm hôm qua Nam đã thức rất khuya để chuẩn bị cho bài kiểm tra hôm sau. Mãi đến 1 giờ khuya bạn mới đi ngủ, 5 giờ sáng đã tỉnh giấc. Em cho biết, ngày hôm sau đi học Nam sẽ cảm thấy như thế nào?
-Yêu cầu HS tự trả lời.
-Em có biết tại sao Nam thấy mệt mỏi không?
-Chúng ta đã biết não và cơ quan thần kinh điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Làm việc quá sức như bạn Nam làm cho cơ quan thần kinh mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ cơ quan thần kinh?
- Vệ sinh thần kinh
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm về việc làm trong tranh .
+Mục tiêu:Hiểu không nên làm việc quá sức để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.
+Cách tiến hành ( 10 phút , tranh)
-Yêu cầu HS quan sát hình từ hình 1 đến hình 7, trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ gì?
-HS thảo luận cặp đôi.
-HS trả lời: Nam sẽ thấy mệt mỏi, buồn ngủ…
-Vì Nam thức khuya, thiếu ngủ.
-HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
+ Việc làm trong tranh có lợi cho cơ quan thần kinh hay không? Vì sao?
Yêu cầu các đại diện nhóm trình bày.
Kết luận :
+ Chúng ta làm việc cũng phải thư giãn, nghỉ ngơi , để cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi, quá sức.
+ Khi chúng ta vui vẻ hạnh phúc, được yêu thương, quan tâm chăm sóc thì rất tốt cho cơ quan thần kinh.
*Hoạt động2: Trò chơi “ Thử làm bác sĩ”
+Cách tiến hành ( 10phút, )
-Yêu cầu HS chia thành các nhóm, quan sát các hình vẽ ở tranh số 8 SGK trang 33, thảo luận xem trạng thái nào có lợi hay có hại cho cơ quan thần kinh.
-Tồ chức cho HS chơi trò chơi.
-GV kết luận.
*Hoạt động3: Cái gì có lợi – cái gì có hại?
+Mục tiêu: Biết được các đồ vật có lội và có hại cho sức khoẻ.
+Cách tiến hành:( 10 phút,tranh )
-Phát cho các nhóm HS tranh vẽ một số đồ ăn, đồ uống như: Nước cam, hoa quả, bánh kẹo, thuốc lá, rượu ...
-Yêu cầu các nhóm thảo luận để xếp các đồ vật đó vào thành 3 nhóm: Có lợi, có hại, rất nguy hiểm cho cơ quan thần kinh.
-Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận:
-GV hỏi:
+ Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh?
+ Ma tuý vô cùng nguy hiểm vậy chúng ta cần phải làm gì?
Kết luận: Chúng ta cần luyện tập sống vui vẻ, ăn uống đúng chất , điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma tuý để bảo vệ sức khoẻ và cơ quan thần kinh.
* Củng cố - dặn dò(5 phút)
-Yêu cầu HS thực hiện bài học
-Nhận xét tiết học.
-Đại diện các nhón lần lượt nêu kết quả thảo luận của từng bức tranh, các nhóm khác theo dõi, bổ xung.
-HS chia thành nhóm, thảo luận với nhau và đóng vai thực hiện.
-Các nhóm nhận tranh vẽ, thảo luận, xắp xếp các tranh vẽ vào các nhóm:
-Các nhóm dán kết quả lên bảng.
-Đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình.
-Vì chúng gây nghiện, dễ làm cho cơ quan thần kinh mệt mỏi.
-Tránh xa ma tuý, tuyệt đối không được dùng thử.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: MĨ THUẬT
Bài 7: VẼ CHÂN DUNG.
I/ MỤC TIÊU:
-Hiểu đặc điêm, hình dáng khuôn mặt người.
-Biết cách vẽ chân dung.
-Vẽ được chân dung người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bài vẽ của HS năm trước.Hình gợi ý cách vẽ.
-Học sinh :Vở tập vẽ,bút chì ,màu vẽ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHÁT TRIỂN
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2.Giới thiệu bài
-Vẽ chân dung.
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về chân dung.
+Mục tiêu: Quan sát và nhận ra được một số nét của tranh chân dung.
+Cách tiến hành (05 phút,1 số tranh vẽ chân dung mẫu)
-GV cho HS quan sát 1 số tranh chân dung của hoạ sỹ và thiếu nhi vẽ.
+Các bức tranh này vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thân?
+ Tranh chân dung vẽ những gì?
+Nét mặt người trong tranh như thế nào?
*Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung
+Mục tiêu: Biết cách vẽ chân dung
+Cách tiến hành (10 phút ).
-GV giới thiệu hình, gợi ý cách vẽ để HS nhận thấy:
+Cố gắng nhận xét và nhận ra các đặc điểm, hình dáng riêng của người mình định vẽ
+Dự định vẽ khuôn mặt, nửa người hay toàn thể bố của và hình.
+Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng
+Sau đó vẽ các chi tiết: mắt, mũi, miệng, tai…
-GV giới thiệu ờ hình gợi ý các vẽ màu: vẽ bộ phận lớn trước, chi tiết sau.
HS quan sát.
-HS trả lời theo suy nghĩ
-Hình dáng khuôn mặt, các chi tiết: mắt, mũi, miệng…
-HS quan sát thao tác của GV
*Hoạt động 3: Thực hành
+Mục tiêu: Vẽ được chân dung người thân hoặc bạn bè.
+Cách tiến hành (15 phút, vở tập vẽ, bút màu).
-GV yêu cầu HS tự vẽ vào vở
-GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn bổ xung.
*Hoạt động 4 Nhận xét, đánh giá ( 05 phút )
-GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài của HS.
-Nhận xét chung tiết học.
-Khen ngợi, động viên những HS có bài đẹp.
+ Dặn dò: Về nhà quan sát và nhận xét đặc diểm nét mặt của những người sung quanh.
-Hoàn thành bài vào vở tập vẽ.
-HS thực hành
HS khá, giỏi: Vẽ rõ được khuôn mặt đối tượng, sắp xếp hình vẽ cân đối, màu sắc phù hợp.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh :
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ ngày tháng năm
Môn: THỦ CÔNG
Bài 4: GẤP, CẮT, DÁN BÔNG HOA (Tiết 2) .
Sách giáo khoa :Trang
I/ MỤC TIÊU :
-Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
-Gấp, cắt, dán, được bông hoa. Các cánh bông hoa tương đối đều nhau.
II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Mẫu bông hoa năm cánh, tám cánh, bốn cánh.
-Học sinh :Vở thủ công,giấy màu,kéo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
PHÁT TRIỂN
1.Hoạt động khởi động :(5 phút)
Hát
+Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS:vở thủ công ,
giấy màu,kéo.
2.Giới thiệu bài
Gấp, cắt, dán bộng hoa (tiết 2)
3.Các hoạt động chính:
*Hoạt động 1:HS thực hành gấp , cắt, dán bông hoa.
+Mục tiêu: HS gấp , cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh .
+Cách tiến hành (25 phút,giấy màu, kéo , hồ )
-GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh , 8 cánh.
-GV nhận xét và cho HS quan sát lại tranh quy trình gấp , cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh , 8 cánh:
+Gấp , cắt bông hoa 5 cánh :Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giấy giông như gấp ngôi sao 5 cánh . Sau đó vẽ và cắt theo đường cong. Mở ra sẽ được bông hoa 5 cánh.
+Gấp , cắt bông hao 4 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh.
+Gấp , cắt bông hoa 8 cánh :Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.
-HS nhắc lại các thao tác gấp .
-Quan sát và lắng nghe.
HS khéo tay:
-Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, tám cánh. Các cánh của mỗi bông hoa đều nhau.
-Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.
-GV tổ chức cho HS thực hành và trang trí sản phẩm.
-Trong quá trình HS thực hành , GV quan sát , uốn nắ , giúp đỡ những HS thực hiện thao tác gấp , cắt bông hoa còn lúng túng.
-GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và nhận xét kết quả thực hành.
-GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
*Củng cố - dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
-Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công , kéo để làm bài kiểm tra.
-HS thực hành gấp , cắt, dán bông hoa 5 cánh, 4 cánh , 8 cánh.
Nhận xét qua bài dạy :
Giáo viên
Học sinh ……………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- BAI SOAN TUAN 8.doc