Kế hoạch bài dạy Tuần 27 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn

I/ Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Nắm được các hàng chục,nghìn, trăm, chục, đơn vị.

b) Kỹ năng:

- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường ợp đơn giản 9không có chữ số 0 ở giữa).

c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.

II/ Chuẩn bị:

 * GV: Bảng phụ, phấn màu.

 * HS: VBT, bảng con.

 

doc30 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 27 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả lời trước lớp các câu hỏi trên. - Gv chốt lại => Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân. + Toàn thân chúng có lớp lông vũ . + Mỏ chim cứng để mổ thức ăn. + Mỗi con chim đều có hai cánh, hai chân. Tuy nhiên, không phải loài chim nào cũng biết bay. Như đà điểu không biết bay nhưng chạy rất nhanh. * Hoạt động 2: Làm việc với các tranh ảnh. - Mục tiêu: Giải thích được tại sao chúng ta không nên săn bắt, phá tổ chim. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn phân loại những tranh ảnh các loài chim sưu tầm được theo các tiêu chi do nhóm tự đặt ra. Ví dụ như: Nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm có giọng hót hay. - Cuối cùng là thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta không nên săn bắt, phá tổ chim? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv yêu cầu các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của mình trước lớp và cử bạn thuyết minh về những loài chim sưu tầm đựơc. - Gv nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh. PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải. Hs làm việc theo nhóm. Hs quan sát hình trong SGK. Hs thảo luận các câu hỏi.. Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận. Hs lắng nghe. Hs cả lớp nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận Hs quan sát các bức tranh, ảnh. Hs làm việc với vật thật. Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập của mình. Hs nhận xét. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN: 27 LỚP BA1 MÔN: TỰ NHIÊN-XÃ HỘI TỰA BÀI: THÚ NGÀY DẠY: 22/3/2007 I/ Mục tiêu: Kiến thức: Chỉ và nói tên đựơc các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà đựơc quan sát. Kỹ năng: - Nêu ích lợi của các loài thú nhà. - vẽ và tô màu một loài thú nhà mà Hs thích. Thái độ: - Giáo dục Hs biết yêu thích động vật. II/ Chuẩn bị: * GV: Hình trong SGK trang 104, 105 SGK. Sưu tầm các loại rễ cây. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Chim - Gv gọi 2 Hs lên bảng : + Đặt điểm chung của các loài chim? + Vì sao chúng ta không săn bắn, phá tổ chim? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Mục tiêu: Chỉ và nói tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát. . Cách tiến hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm. - Gv yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 104, 105 SGK. Thảo luận theo gợi ý sau: + Kể tên các con thú mà em biết? + Trong số các con thú đó: Con nào mõm dài, tai vểnh, mắt híp ; Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm ; Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao ; Con nào đẻ con ; Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì ? Bước 2: Làm việc cả lớp. - Gv mời đại diện một số nhóm Hs lên trả lời trước lớp các câu hỏi trên. - Gv chốt lại => Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. - Mục tiêu: Kể ra được ích lợi của các loại thú. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc theo cặp. - Gv yêu cầu 2 Hs quay mặt vào nhau thảo luận các câu hỏi: + Nêu ích lợi của việc nuôi các loại thú nhà như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo? + Ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì? Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Gv yêu cầu các cặp lên trình bày - Gv nhận xét, chốt lại. => Lợn là vật nuôi chính ở nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn dùng để bón ruộng. Trâu, bò dùng để kéo cày, kéo xe. Bò còn được nuôi để lấy sữa. * Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. - Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một con thú nhà mà Hs ưa thích. Các bước tiến hành. Bước 1 : Làm việc cá nhân. - Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con thú nhà mà các em yêu thích. - Gv yêu cầu Hs tô màu, ghi chú tên các con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Gv yêu cầu các Hs lên tự giới thiệu về bức tranh của mình. PP: Quan sát, hỏi đáp , giảng giải. Hs làm việc theo nhóm. Hs thảo luận các câu hỏi. Một số Hs lên trình bày kết quả thảo luận. Hs lắng nghe. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận Hs quan sát. Hs làm việc theo cặp. Các cặp lên trình bày. Hs nhận xét. PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận. Hs thực hành vẽ một con thú. Hs giới thiệu các bức tranh của mình. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN: 27 LỚP BA1 MÔN: THỦ CÔNG TỰA BÀI: Làm lọ hoa gắn tường (tiết 2 ) NGÀY DẠY: 22/3/2007 I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Hs biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt, dán để làm lọ hoa gắn tường. Kỹ năng: - Làm được lọ hoa gắn tường đúng quy trình kĩ thuật . trình kĩ thuật. Thái độ: - Hứng thú với giờ học. II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu lọ hoa gắn tường. Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. Bìa màu, giấy thủ công, kéo, thước, bút chì, hồ dán. * HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Thực hành làm lọ hoa gắn tường. - Gv gọi 2 Hs lên nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. - Gv nhận xét bài kiểm tra của Hs. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 3: Hs thực hành làm lọ hoa gắn tường. -Mục tiêu: Giúp biết các bước thực hiện làm lọ hoa gắn tường. - Gv yêu cầu một số Hs nhắc các bước làm lọ hoa gắn tường - Gv nhận xét và hệ thống hóa lại các bước làm lọ hoa gắn tường. + Bước 1: Gấp phần giấy làm đế lọ hoa và gấp các nếp gấp cách đều. + Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lọ hoa; + Bước 3: Làm lọ hoa gắn tường; - Sau đó Gv tổ chức cho Hs thực hành. - Gv theo dõi, giúp đỡ các em. - Sau khi Hs thực hành xong, Gv tổ chức cho các em trang trí, trưng bày và nhận xét sản phẩm. - Gv tuyên dương những lọ hoa đẹp nhất. PP: Luyện tập, thực hành. Hs nhắc lại các bước làm lọ hoa gắn tường. Hs thực hành làm lọ hoa gắn tường. Hs trình bày các sản phẩm của mình. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN: 27 LỚP BA1 MÔN: ĐẠO ĐỨC TỰA BÀI: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác (tiết 2) NGÀY DẠY: 19/3/2007 I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Thư từ, tài sản là sở hữu riêng tư của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm thư từ, tài sản của người khác. Kỹ năng: Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý. Thái độ: Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. II/ Chuẩn bị: * GV: Phiếu thảo luận nhóm. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. (1’) Bài cũ: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác. (4’) - Gọi2 Hs làm bài tập 7 VBT. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (28’) * Hoạt động 1: Nhận xét hành vi. - Mục tiêu: Giúp Hs biết phân tích các hành vi đúng, sai - Gv yêu cầu hs hoàn thành phiếu bài tập: Viết chữ Đ vào ô trước hành vi em cho là đúng, chữ S vào ô em cho hành vi là sai a.Mỗi lần đi xem nhờ tivi, Bình đều chào hỏi và xin phép bác chủ nhà rồi mới ngồi xem. b. Hôm chủ nhật, Lan thấy chị Minh lấy truyện của Lan ra xem khi Lan chưa đồng ý. c. Em đưa giúp một lá thư cho bác Nga, thư đó không dán. Em mở ra xem qua xem thư viết gì. d. Minh dán băng dính chỗ rách ở quyển sách mượn của Lan và bọc sách lại cho Lan - Gv hỏi: Như thế nào là tôn trọng thư từ, tài sản của người khác? - Gv chốt lại: => Xin phép khi sử dụnng, không xem trộm, giữ gìn, bảo quả đồ đạc của người khác. * Hoạt động 2: Em xử lí tình huống. - Mục tiêu: Giúp Hs biết phân tích và xử lí các tình huống. - Gv đưa ra các tình huống. + Tình huống 1: Giờ ra chơi, Nam chạy làm rơi mũ. Thấy vậy, một số bạn chạy đến lấy mũ làm” bóng” đá. Nếu có mặt ở đó em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Mai và Hoa đang học nhóm thì Hoa phải về nhà đưa chìa khóa. Mai thấy trong cặp Hoa có một cuốn sách tham khảo rất hay. Mai rất muốn đọc để giải bài toán đang làm dở. Nếu em là Mai em sẽ làm gì? => Cần phải hỏi người khác và đựơc đồng ý mới sử dụng đồ đạc của người đó. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. HT: Hs thảo luận tính huống trên. Các nhóm làm bài tập. Đại diện các nhóm lên trả lời và giải thích. Các nhóm khác theo dõi. Hs trả lời. 1 – 2 Hs nhắc lại. PP: Thảo luận, thực hành. HT: Hs theo cặp thảo luận các tình huống trên. Đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung. HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN Đặng Thị Hiền

File đính kèm:

  • docTUAN 27 (SUA).doc
Giáo án liên quan