a) Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
- Hs cần phải biết đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn bè quốc tế.
Trẻ em có quyền tự do kết bạn và thu nhận những nét văn hóa tốt đẹp của các dân tộc khác.
Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc, màu da
b) Kỹ năng:
- Hs quý mến, tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau.
c) Thái độ:
- Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới.
- Giúp đỡ các bạn thiếu nhi nước ngoài.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 20 Lớp 3 Trường Trần Quốc Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được:
- Biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 10.000
- Củng cố về ý nghĩa phép cộng qua giải bài toán có lời ăn bằng phép cộng.
b) Kỹ năng: Rèn Hs làm toán, chính xác, thành thạo.
c) Thái độ: Yêu thích môn toán, tự giác làm bài.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: VBT, bảng con.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. (1’)
2. Bài cũ: Luyện tập (4’).
Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 2.
Ba Hs đọc bảng chia 3.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề. (1’)
Giới thiệu bài – ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động. (28’)
* Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759
a) Giới thiệu phép cộng 3526 + 2759.
- Gv nêu phép cộng 3526 + 2759 .
- Gv yêu cầu Hs thực hiện phép tính.
- Gv hỏi: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta làm thế nào?
* 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1.
3526 * 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8.
+ 2759 * 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1
6285 * 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6.
- Gv nhận xét: Muốn cộng hai số có đến bốn chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột với nhau: chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục, ……… rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái.
* Hoạt động 2: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu Hs tự làm vào VBT. Bốn Hs lên bảng làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
4268 3845 6690 7331
+ 3917 + 2625 + 1034 + 759
8185 6470 7724 8090
Bài 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài:
- Gv yêu cầu 3 nhóm Hs thi làm. Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv nhận xét, chốt lại.
6823 4648 9182
+ 2459 + 637 + 618
9282 5285 97 90
* Hoạt động 4: Làm bài 3, 4.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết giải bài toán có lời văn, xác định trung điểm của hình chữ nhật.
Bài 3:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv cho Hs thảo luận nhóm đôi. Câu hỏi:
+ Thôn Đông có bao nhiêu người?
+ Thôn Đoài có bao nhiêu gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Gv yêu cầu cả lớp làm vào VBT. Một Hs lên bảng làm
- Gv nhận xét, chốt lại:
Số người của cả hai thôn là:
2573 + 2719 = 5292 (người)
Đáp số: 5292 người.
Bài 4:
- Mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs nhắc lại cách tìm trung điểm.
- Gv mời 1 Hs lên bảng làm.
- Gv nhận xét, chốt lại.
PP: Quan sát, hỏi đáp, giảng giải.
HT: lớp
Hs đặt và thực hiện phép tính
3526
+ 2759
6285
Hs : ta cộng từ hàng đơn vị, chục, trăm, hàng nghìn.
4 –5 Hs lặp lại.
PP: Luyện tập, thực hành, thảo luận.
HT: cá nhân
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh cả lớp làm bài vào VBT.
4 Hs lên bảng làm.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của đề bài.
Cả lớp làm vào VBT. Ba Hs lên thi làm bài tiếp sức.
Hs nhận xét.
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
HT: cá nhân, nhóm
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs thảo luận nhóm đôi.
Có 2573 người.
Có 2719 người.
Cả hai thôn có bao nhiêu người.
Hs cả lớp làm vào VBT. 1 Hs lên bảng làm
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs nhắc lại
1 Hs lên bảng làm. Cả lớp làm vào VBT.
Hs cả lớpnhận xét.
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Đặng Thị Hiền
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 20
LỚP BA1 MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TỰA BÀI: ÔN TẬP: XÃ HỘI
NGÀY DẠY: 23/1/2007
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs : Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quannh.
Kỹ năng: Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình.
c) Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Tranh ảnh do Gv sưu tầm.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1. Khởi động: Hát. 1’
2. Bài cũ: Vệ sinh môi trường (tiếp theo). 5’
- Gv gọi 2 Hs lên trả lời câu hỏi.
+ Trong nước thải có gì gây hại cho con người?
+ Các lạo nước thải cần cho chảy ra đâu
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề: 1’
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: Thảo luận.
- Gv kiểm tra việc sưu tần tranh ảnh của Hs.
Bước1:
- Gv cho Hs tổ chức trình bày trên tờ giấy A0 và có ghi chú thích nội dung tranh.
- Mỗi nhóm sẽ trình bày về một nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
Bước 2: Thảo luận nhóm, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.
- Gv yêu cầu các nhóm thảo luận.
- Gv mời một số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi “ Chuyển hộp”.
Các bước tiến hành.
- Gv soạn một hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội.
- Mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp làm tư và để trong một hộp giấy nhỏ.
- Hs vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời.
- Gv nhận xét.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Các nhóm trình bày về nội dung của nhóm mình.
Sau khi trình bày xong nhóm khác sẽ bổ sung.
Hs thảo luận nhóm.
Các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung.
PP: Trò chơi, luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs chơi trò chơi.
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Đặng Thị Hiền
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 20
LỚP BA1 MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
TỰA BÀI: THỰC VẬT
NGÀY DẠY: 25/1/2007
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs :
Nêu được những điểm giống nhau và khác nhau của cây cối xung quanh.
Kỹ năng:
Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
c) Thái độ:
- Yêu thích thiên nhiên
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 76, 77.
* HS: SGK, vở.
III/ Các hoạt động:
1 .Khởi động: Hát. 1’
2 . Bài cũ: Ôân tập: Xã hộiỖ’
3 . Giới thiệu và nêu vấn đề:1’
Giới thiiệu bài – ghi tựa:
4. Phát triển các hoạt động. 28’
* Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
. Cách tiến hành.
Bước1: Tổ chức, hướng dẫn.
- Gv chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn Hs cách quan sát cây cối ở khu vực các em được phân công.
- Gv giao nhiệm vụ và gọi một vài Hs nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường hay xung quanh.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài nhiên nhiên.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự :
+ Chỉ vào từng cây và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công ?
+ Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây?
+ Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó?
- Gv mời một số nhóm trình bày.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv mời đại diện của từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- Gv giúp Hs nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs chú ý lắng nghe.
Hs thảo luận nhóm.
Hs trả lời các câu hỏi trên.
Một số nhóm lên trình bày.
Các nhóm báo cáo kết quả.
Nhóm còn lại sẽ bổ sung.
Hs nhắc lại
- Gv nhận xét, chốt lại.
=> Xung quanh ta có rất nhiều cây. Chúng có kích thước và hình dạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa và quả.
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
Bước 1 : Làm cá nhân.
- Gv yêu cầu Hs lấy giấy và bút chì ra để vẽ một vài cây mà các em quan sát được.
- Lưu ý: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân dán bài của mình trước lớp.
- Gv mời một số Hs lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không?
- Gv nhận xét.
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
Hs vẽ tranh và tô màu.
Hs trình bày và giới thiệu các bức tranh của mình.
Hs các nhóm khác nhận xét.
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Đặng Thị Hiền
TRƯỜNG TRẦN QUỐC TUẤN KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN : 20
LỚP BA1 MÔN: THỦ CÔNG
TỰA BÀI: ÔN TẬP CHƯƠNG II: CẮT, DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
NGÀY DẠY: 26/1/2007
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố cho Hs:Đánh giá kiến thức, kĩ năng cắt, dán chữ qua sản phẩm thực hành của Hs.
Kỹ năng:
- Thực hiện đúng.
Thái độ:
- Yêu thích sản phẩm gấp, cắt dán.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Mẫu chữ cái của 5 bài học.
Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo ………
* HS: Giấy thủ công, kéo, hồ hán, bút chì, thước kẻ.
III/ Nội dung.
- Đề bài: “ Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái trong các chữ đã học ở chương II”.
- Gv giải thích yêu cầu của bài về kiến thức, kĩ năng, sản phẩm.
- Hs làm bài.
- Gv quan sát Hs làm bài.
IV/ Nhận xét, đánh giá
- Đánh giá sản phẩm của Hs theo 2 mức độ:
+Hoàn thành (A)
- Thực hiện đúng quy trình kĩ thuật, chữ cắt thẳng, đúng kích thước.
- Dán chữ phẳng, đẹp
- Những em có sản phẩm đẹp, trình bày trang trí sản phẩm sáng tạo đánh giá (A+).
+ Chưa hoàn thành (B)
- Không kẻ, cắt được 2 chữ đã học.
V/ Nhận xét, dặn đò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Đan nong mốt.
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN
Đặng Thị Hiền
File đính kèm:
- T 20 (da sua).doc