Kế hoạch bài dạy tuần 18- Tô Thị Hồng

Bài cũ: Gọi học sinh nêu lại từ đã điền ở tiết trước

GV nhận xét

Bài mới: con kênh xanh xanh

Bài 1 :

Gọi 3 em đọc lại bài

GV nhận xét

Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu

GV hướng dẫn sửa bài

HS đổi vở kiểm tra

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy tuần 18- Tô Thị Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u miệng lại quy trình. +Bước 1: Kẻ, cắt các chữ cái của chữ VUI VẺ và dấu hỏi(?) +Bước 2: Dán thành chữ VUI VẺ. -HS nhận xét. -HS lắng nghe và thực hiện. -Mang SP lên trưng bày. -HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. Âm nhạc TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT I. Mục tiêu : Tập biểu diễn một vài bài hát đã học . II. Đồ dùng dạy – học : Sách âm nhạc. III. Các hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ôn tập bài hát đã học -GV nhận xét . 2. Tập biểu diễn bài hát - GV hướng dẫn HS tham gia hát và biểu diễn các bài hát đã học mà em thích nhất. - GV nhận xét . 3. Củng cố - Nhận xét tiết học, tuyên dương HS hát hay. 4. Dặn dò -Về nhà học lời bài hát .Chuẩn bị bài sau . - HS hát tập thể . -HS nghe. -HS trình bày trước lớp . -Cả lớp tham gia. -HS nghe . HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Giáo viên hướng dẫn HS những việc để bảo vệ môi trường xung quanh . - GV cùng HS tham gia dọn vệ sinh lớp học . Thứ sáu ngày tháng năm 200… TIẾT 9: KIỂM TRA: CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN. Thời gian: 40 phút. a/ Chính tả: ( Nghe viết ) Bài:………………………………………. Viết trong thời gian 15 phút. b/ Tập làm văn: HS viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 5 – 7 câu ), ( thời gian 25 phút). c/Tiến hành: GV ghi đề bài lên bảng. Đọc cho HS chép chính tả. HS chép và làm bài tập làm văn. GV thu bài. Nhận xét giờ kiểm tra. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG I. Yêu cầu: Sau bài học HS có khả năng: Nêu tác hại của rác thải đối với sức khoẻ con người. Thực hiện những hành vi đúng để tránh ô nhiễm do rác thải gây ra đối với môi trường sống II. Chuẩn bị: Tranh ảnh sưu tầm được về rác thải, cảnh thu gom và xử lý rác thải. Các hình trong SGK trang 68, 69. III. Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2 KTBC: 3.Bài mới: a. GTB: Ghi tựa. b. Giảng bải: Hoạt động 1:Thảo luận nhóm. Mục tiêu: HS biết được tác hại và sự ô nhiễm của rác thải đối với sức khoẻ con người. Tiến hành: -GV chia nhóm và YC các nhóm quan sát hính 1, 2 trang 68 SGK và trả lới theo gợi ý: ?Hãy nói cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? ?Những sinh vật nào thường sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khoẻ con người? -GV gợi ý: Rác nếu vứt bừa bãi sẽ là vật trung gian truyền bệnh. -Xác chết súc vật vứt bừa bãi sẽ bị thối rữa sinh nhiều mầm bệnh và còn là nơi để một số sinh vật sinh sản và truyền bệnh như: Chuột, ruồi, muỗi,…, gây ô nhiễm môi trường. -GV kết kuận: Trong các loại rác, có các loại rác dễ bị thối rữa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi,… thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian truyền bệnh cho người. Hoạt động 2:Làm việc theo cặp: Mục tiêu: HS nói được những việc làm đúng và những việc làm sai trong việc thu gom rác thải. Tiến hành: -Từng cặp HS quan sát các hình trong SGK trang 69 và những tranh ảnh sưu tầm được, đồng thời trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói việc làm nào đúng, việc làm nào sai, giải thích. -GV gợi ý: +Cần phải làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? +Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng? +Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em. -Lắng nghe nhắc tựa. -HS chia thành 4 nhóm cùng quan sát và thảo luận, trả lời câu hỏi: -HS các nhóm nêu ý kiến của nhóm mình. +Cảm thấy hôi thối, khó chịu,…. +Chuột, ruồi, muỗi,…… -Các nhóm khác nghe và bổ sung (nếu có). -HS lắng nghe ghi nhận. -Các nhóm quan sát, sau đó đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. -Các nhóm có thể liên hệ đến môi trường nơi các em đang sống: đường phố, xóm làng,… -GV kẻ bảng để điền những câu trả lời của HS và căn cứ vào phần trả lời của HS, GV giới thiệu những cách xử lý rác hợp vệ sinh. Tên ấp (xã) Chôn Đốt Ủ Tái chế -GV chốt dựa vào bảng HS đã điền. Hoạt động 3: Tập sáng tác bài hát theo nhạc có sẵn hoặc những hoạt cảnh ngắn để đóng vai. -Ví dụ: Sáng tác bài hát dựa theo nhạc của bài hát “Chúng chau yêu cô lắm”. Nội dung: …… Cô dạy chúng cháu giữ vệ sinh Cô dạy chúng cháu vui học hành Tình tính tang, là tang tính tình Dạy chúng cháu yêu lao động. -GV tập cho HS hát tại lớp. -GV nhận xét tuyên dương các em hát hay. -Nếu còn thời gian GV cho HS tập một số hoạt cảnh về vệ sinh môi trường. 4.Củng cố - dặn dò: -Gọi HS nêu lại bài học. -Giáo dục tư tưởng cho HS. -Liên hệ thực tế. -Nhận xét giờ học. -Về nhà học bài và tuyên truyền cho mọi người cần phải biết xử lý rác thải hợp vệ sinh và đúng qui định. -Thi nhau sáng tác và hát cho cả lớp cúng nghe. -Nhận xét bạn hát thế nào, có đạt không? -HS thực hiện YC của GV. -Làm công tác tuyên truyền theo lời GV dặn. TOÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I Kiểm tra theo đề chung của trường hoặc của Phòng Giáo Dục. I.Mục tiêu: Kiểm tra lại kiến thức đã học về nhân chia số có hai, ba chữ số với số có một chữ số; Tính giá trị biểu thức; Tính chu vi; Xem đồng hồ; Giải bài toán bằng hai phép tính. II. Chuẩn bị: GV: Đề KT HS: Giấy, bút,…… III. Lên lớp: 1.Ổn định: 2. KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Bài kiểm tra học kì một: -GV ghi đề bài lên bảng, nhắc nhở HS trật tự trong khi làm bài. -HS chép vào và làm bài nghiêm túc. 4.Củng cố: -GV thu bài. -Nhận xét giờ kiểm tra. ĐỀ THAM KHẢO Bài 1: Tính nhẩm:(2đ). 5 x 4 = … 54 : 6 = … 9 x 3 = … 63 : 7 = … 6 x 8 = … 42 : 7 = … 6 x 5 = … 35 : 5 = … 7 x 9 = … 72 : 8 = … 9 x 8 = … 64 : 8 = … Bài 2: Đặt tính rồi tính:(2đ). 67 x 3 123 x 5 657 : 7 589 : 9 Bài 3: Tính già trị của biểu thức:(2đ) 34 x 5 + 56 74 + 45 x 9 Bài 4: Bài toán:(3đ). Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 72m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi hình chữ nhật đó. Bài 5: Ghi giờ chỉ trên những đồng hồ sau:(1đ). Â · --------------------------------------------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG HỌC KÌ I I.Yêu cầu: Củng cố lại kiến thức đã học. Kiểm tra lại các kiến thức từ tuần 1 đến tuần 17. Học sinh làm bài nghiêm túc. II Chuẩn bị: GV: Một số câu hỏi, đề kiểm tra. HS: Giấy bút. III. Lên lớp: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: 2.KTBC: Kiểm tra giấy bút. 3. Nội dung ôn tập: GV lần lượt nêu câu hỏi. +Em hãy nêu 1 vài biểu hiện cụ thể 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng? +Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng? +Em hiểu thế nào là giữ lời hứa? +Em đã biết chia sẻ vui buồn với bạn bè trong lớp, trong trường chưa? Chia sẻ như thế nào? + Em đã tự mình làm được những việc gì và làm việc đó như thế nào? + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc? +Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ? +Em đã bao giờ được bạn bè chia sẻ vui buồn chưa? Hãy kể 1 trường hợp cụ thể. Khi được bạn bè chia sẻ vui buồn, em cảm thấy như thế nào? + Em đã làm gì để tham gia việc trường việc lớp? + Em đã quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng những công việc nào? + Em hiểu thương binh, liệt sĩ là những người như thế nào? + Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào đối với các thương binh liệt sĩ? Bài kiểm tra: -GV ghi đề lên bảng -GV HD HS nắm vững: yêu cầu của bài, cách làm bài. -GV nhắc HS không được chủ quan vì đọc không kĩ văn bản thì rất dễ giải sai. -GV nhắc HS: Lúc đầu làm đánh dấu chéo vào ô trống bằng bút chì. Làm xong bài kiểm tra kết quả lại bằng cách đọc kĩ bài văn, thơ rà soát lời giải, cuối cùng đánh dấu chính thức bằng bút mực. 4/ Củng cố – Dặn dò: -Nhận xét giờ kiểm tra. Thu bài .. -HS dựa theo câu hỏi trả lời, sau mỗi câu hỏi đều có nhận xét. -HS trả lời theo ý riêng của mình. -Là làm đúng những điều mình đã hứa với mọi người. -Tự trả lời. - Quét nhà, nấu cơm ,…… -Vui sương vì đã biết giúp bố mẹ,…… -Giúp đỡ ông bà những việc nhỏ như rót nước cho ông bà, …… -Tự trả lời. -Lao động vệ sinh trường lớp, ……… -Tự trả lời. -Thương binh, liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Chúng ta cần ghi nhớ và đền đáp công lao to lớn đó bằng những việc làm thiết thực của mình. -HS đọc thật kĩ đề bài. -HS khoanh tròn ý đúng ( hoặc đánh dấu chéo vào ô trống ) trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi. -HS tiến hành trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài. ĐỀ BÀI. MÔN: ĐẠO ĐỨC. Thời gian: 35 phút Câu 1: Hãy viết vào ô £ chữ Đ trước những hành vi biết giữ lời hứa, chữ S trước những hành vi không biết giữ lời hứa. £ Vân xin phép mẹ sang nhà bạn chơi đến 9 giờ sẽ về. Đến giờ hẹn, Vân vội tạm biệt bạn ra về, mặc dù đang chơi vui. £ Giờ sinh hoạt lớp tuần trước, Cường bị phê bình vì hay làm mất trật tự trong giờ học. Cường tỏ ra rất hối hận, hứa với cô giáo và cả lớp sẽ sửa chữa. Nhưng chỉ được vài hôm, cậu ta lại nói chuyện riêng và đùa nghịch trong giờ học. £ Huy hứa với em bé sau khi học xong sẽ cùng chơi đồ hàng với em. Nhưng khi Huy học xong thì trên ti vicó phim hoạt hình. Thế là Huy ngồi xem phim, bỏ mặc em bé chơi một mình. £ Nam hứa sẽ làm một chiếc diều cho bé Lan, con chú hàng xóm.Em đã dành cả buổi sang chủ nhật để hoàn thành chiếc diều. Đến chiều, Nam mang diều sang cho bé Lan. Bé mừng rỡ cảm ơn anh Nam. Câu 2: Hãy viết vào ô £ chữ Đ trước các việc làm đúng, chữ S trước các việc làm sai đối với bạn bé. £ Hỏi thăm, an ủikhi bạn có chuyện buồn. £ Động viên, giúp đỡ khi bạn bị điểm kém. £ Chúc mừng khi bạn được điểm 10. £ Vui vẻ nhận khi được phân công giúp đỡ bạn học kém. £ Tham gia cùng các bạn quyên góp sách vở, quần áo cũ đễ giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp. £ Thờ ơ cười nói khi bạn đang có chuyện buồn. £ Kết bạn với các bạn bị khuyết tật, các bạn nhà nghèo. £ Ghen tức khi thấy bạn học giỏi hơn mình. Hết. SINH HOẠT LỚP I/ Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần. Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua. Tổ 1; Tổ 2; Tổ 3; Tổ 4. Giáo viên nhận xét chung lớp. Về nề nếp:………………………… Về học tập: ……………………… Về vệ sinh: ……………………… II/ Biện pháp khắc phục: Giao bài và nhắc nhở thường xuyên theo từng ngày học cụ thể. Hướng tuần tới chú ý một số các học sinh còn yếu hai môn Toán và Tiếng Việt, có kế hoạch kiểm tra và bồi dưỡng kịp thời. ______________________________________________

File đính kèm:

  • docTUAN 18.doc
Giáo án liên quan