Kế hoạch bài dạy Tuần 13 - Lớp 3 Năm học: 2005 - 2006

I/ MỤC TIÊU :

-Kiến thức : -Biết thực hiện so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.

-Kĩ năng : -Ap dụng để giải bài toán có lời văn.

-Thái độ :Tự tin khi học toán.

 II/ CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bảng phụ.

Học sinh : Vở bài tập.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy Tuần 13 - Lớp 3 Năm học: 2005 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù kiến đóng góp của từng HS. -Bước 2: Làm việc cá nhân. +Yêu cầu mỗi HS tự viết ra giấy một đoạn văn kể lại một hoạt động do trường tổ chức mà em tham gia và để lại nhiều kỷ niệm. * Củng cố - dặn dò: -Làm bài tập trong vở BT. -Nhận xét tiết học. -Các nhóm khác theo dõi, nhận xét. +HS lắng nghe, ghi nhớ. -HS tiến hành thảo luận cặp đôi. -Đại diện 3 – 4 cặp đôi trình bày kết quả trước lớp. -HS nhận phiếu -HS tiến hành làm phiếu. -HS trả lời. -HS làm bài ra giấy. -3-4 HS trình bày trước lớp, HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét, bổ xung. Nhận xét qua bài dạy : Giáo viên Học sinh : KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ ngày tháng năm Môn: TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( Tuần 13 ) Bài 26: KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM Sách giáo khoa : Trang I/ MỤC TIÊU : - Kiến thức : -Giúp HS kể tên một số trò chơi nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. Kĩ năng : Biết nên và không nên chơi những trò chơi gì khi ở trường. Thái độ:- Có thái độ không đồng tình, ngăn chặn những bạn chơi trò chơi nguy hiểm. II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Phiếu thảo luận, phiếu ghi các tình huống. - Học sinh :Vở bài tập. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động khởi động :(5 phút) Hát +Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra VBT của HS. -Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. -GV nhận xét HS trả lời và đánh giá câu trả lời. 2.Giới thiệu bài Không chơi các trò chơi nguy hiểm 3.Các hoạt động chính: *Hoạt động 1: Kể tên các trò chơi của bản thân và của các bạn trong SGK. +Mục tiêu: Kể tên được các trò chơi . +Cách tiến hành ( phút) -Bước 1: Hoạt động cả lớp. -GV yêu cầu mỗi HS đứng lên kể tên 1 trò chơi mà mình tham gia trong giờ ra chơi ở trường. -GV có thể hỏi thêm thông tin vềø cách thức chơi trò chơi đó của HS. -GV tổng kết lại các trò chơi của HS trong lớp. -Bước 2: Thảo luận cặp đôi. +Yêu cầu cặp đôi quan sát các hình vẽ trong SGK, thảo luận xem các bạn đang chơi trò chơi gì. Trò chơi nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác. +Nhận xét câu trả lời của HS. *GV kết luận: Trong giờ giải lao hay giờ ra chơi, để thư giãn các em có thể chơi rất nhiều trò chơi khác nhau. Tuy nhiên trong khi chơi, các em cần chú ý đến những trò chơi gây nguy hiểm không chỉ cho bản than mà còn cho cả những người khác nữa. -3 HS lên bảng trả lời câu hỏi. +HS kể. -HS dưới lớp theo dõi, nhận xét. -Quan sát tranh vã và tiến hành thảo luận cặp đôi. Đại điệ 3-4 cặp trình bày kết quả thảo luận. -HS dưới lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. -HS lắng nghe, ghi nhớ. *Hoạt động 2: Nên và không nên chơi những trò chơi nào? +Mục tiêu: Nên chơi những trò chơi bổ ích. +Cách tiến hành ( 10 phút, tranh ) -Bước 1: Thảo luận nhóm. +Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo câu hỏi: Khi ở trường, bạn nên và không nên chơi những trò chơi gì? Vì sao? +GV phát phiết thảo luận cho các nhóm. +Nhận xét câu trả lời của HS. -Bước 2: Làm việc cả lớp -GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Phản ứng nhanh”. Luật chơi là: Mỗi dãy lần lượt cử ra một bạn. -GV phổ biến luật chơi. +GV nhận xét và rút ra kết luận: Khi ở trường, các em nên chơi những trò chơi lành mạnh, không gây nguy hiểm, nhẹ nhàng. Không nên chơi những trò chơi nguy hiểm như trèo leo, đánh nhau... có như thế mới bảo vệ được mình và không gây nguy hiểm cho bản thân cũng như cho những người sung quanh. *Hoạt động 3: Làm gì khi thấy bạn khác chơi những trò chơi nguy hiểm? +Mục tiêu:Biết nhắc nhở các bạn không chơi những trò chơi nguy hiểm. +Cách tiến hành ( 10 phút, tranh ) -Thảo luận nhóm, đóng vai. +GV phát cho các nhóm các phiếu ghi các tình huống khác nhau. Yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm ra cách giải quyết tình huống và đóng vai cho cả lớp xem. +GV nhận xét, cùng HS đưa ra đáp án đúng đắn. +Tuyên dương những nhóm, những HS đã biết lựa chọn những trò chơi lành mạnh, giải quyết đúng đắn trong các tình huống. Nhắc nhở những HS còn chơi những trò chơi nguy hiểm. * Củng cố - dặn dò: -Làm bài tập trong vở BT. -Nhận xét tiết học. -Tiến hành thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận vào phiếu. -HS chia thành nhóm, quan sát tranh, thảo luận trả lời câu hỏi. -HS dưới lớp theo dõi, bổ sung. -HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. -HS tiến hành thảo luận nhóm, ghi kết quả và đóng vai sử lý tình huống. -HS các nhóm khác nhận xét cách giải quyết tình huống của các nhóm. Nhận xét qua bài dạy : Giáo viên Học sinh : KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ ngày tháng năm Môn: MĨ THUẬT Bài 13 : VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ CÁI BÁT. Sách giáo khoa :Trang 19. I/ MỤC TIÊU: -Kiến thức :-HS biết cách trang trí cái bát. -Kĩ năng : -Trang trí đựơc cái bát theo ý thích. - Thái độ: -Cảm nhận đước vẻ đẹp của cái bát trang trí. II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Bài vẽ của HS năm trước, cái bát mẫu. -Học sinh :Vở tập vẽ,bút chì ,màu vẽ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động khởi động :(5 phút) Hát +Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 2.Giới thiệu bài -Vẽ trang trí: Trang trí cái bát . 3.Các hoạt động chính: *Hoạt động 1: Quan sát , nhận xét . +Mục tiêu: Nhận biết cách trang trí và hình dáng của cái bát. +Cách tiến hành (05 phút,1 số tranh vẽ của HS năm trước, cái bát mẫu ) -GV giới thiệu số cái bát và gợi ý HS nhận xét: +Hình dáng các loại bát. +Các bộ phận của cái bát (miệng , thân và đáy bát) +Cách trang trí cái bát ( hoạ tiết, màu sắc, cách sắp sếp hoạ tiết ) -HS tìm ra cái bát đẹp theo ý thích. *Hoạt động 2: Cách trang trí cái bát . +Mục tiêu: Biết cách trang trí cái bát. +Cách tiến hành (10 phút, tranh mẫu, cái bát mẫu ). -GV giới thiệu hình gợi ý cách trang trí để HS nhận ra: +Cách sắp xếp hoạ tiết: sử dụng đuờng diềm hay trang trí đối xứng , trang trí không đồng đều… +Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích. -Vẽ màu : màu thân bát, màu hoạ tiết . -HS quan sát. -HS trả lời theo suy nghĩ -HS quan sát thao tác của GV *Hoạt động 3: Thực hành +Mục tiêu: Tô màu được cái bát theo ý thích. +Cách tiến hành (15 phút, vở tập vẽ, bút màu). -GV yêu cầu HS tự vẽ vào vở. - GV gợi ý: +Chọn cách trang trí. +Vẽ hoạ tiết. +Vẽ màu ( có thể vẽ màu ở thân bát hoặc là để trắng ) -GV đến từng bàn quan sát, hướng dẫn bổ xung. *Hoạt động 4 Nhận xét, đánh giá ( 05 phút ) -GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài của HS. -Nhận xét chung tiết học. -Khen ngợi, động viên những HS có bài đẹp. + Dặn dò: Về nhà quan sát con vật quen thuộc về hình dáng và màu sắc. -HS thực hành vẽ tranh theo yêu cầu của GV. Nhận xét qua bài dạy : Giáo viên Học sinh : KẾ HOẠCH BÀI HỌC Thứ ngày tháng năm Môn: THỦ CÔNG Bài 4: CẮT, DÁN CHỮ H , U (Tiết 1 ) Sách giáo khoa :Trang I/ MỤC TIÊU : - Kiến thức :HS biết cách kẻ, cắt chữ H , U . - Kĩ năng : Kẻ, cắt được chữ H , U đúng quy trình kĩ thuật. - Thái độ:Hứng thú cắt , dán chữ. II/CHUẨN BỊ: -Giáo viên :Mẫu chữ H , U cắt đã dán và và mẫu chữ H , U.Quy trình kẻ, cắt, dán chữ H , U . -Học sinh :Vở thủ công,giấy màu,kéo. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Hoạt động khởi động :(5 phút) Hát +Kiểm tra bài cũ: -GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS:vở thủ công, giấy màu,kéo. 2.Giới thiệu bài Cắt , dán chữ H , U (Tiết 1 ). 3.Các hoạt động chính: *Hoạt động 1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét . +Mục tiêu: Quan sát và nhận xét được đặc điể của chữ cái H , U. +Cách tiến hành (10 phút, chữ mẫu ) -GV giới thiệu các chữ H , U ( H 1) , hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét: +Nét chữ rộng 1 ô. +Chữ H , U có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau. Nếu gấp đôi chữ H và U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ trùng khít nhau ( GV dùng chữ mẫu để rời rấp đôi theo chiều dọc ). *Hoạt động 2 :GV hướng dẫn mẫu . +Mục tiêu: Biết cách cắt dán chữ H , U. +Cách tiến hành (15 phút, chữ mẫu, giấy màu, kéo ) Bước 1: Kẻ chữ H , U. -Kẻ cắt 2 hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3 ô trên mặt trái tờ giấy thủ công. -Chấm các đểm đánh dấu hình chữ H , U vào hai hình chữ nhật. -HS quan sát, lắng nghe. Sau đó kẻ chữ H , U theo các điểm đã đánh dấu. Riêng đối với chữ U cần vẽ các đườnglượn góc như hình vẽ. Bước 2: Cắt chữ H , U . -Gấp đôi 2hình chữ nhật đã kẻ chữ H , U theo đường dấu giữa. Cắt theo đường kẻ nửa đường chữ H , U , bỏ phần gạch chéo, mở ra được chữ H , U như chữ mẫu. Bước 3 : Dán chữ H , U . -Kẻ 1 đường chuẩn. Đặt ướm hai chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối. -Bôi hồ vào mặt kẻ ô vuông từng chữ và dán vào vị trí đã định. -GV cho HS tự , kẻ cắt chữ H , U . * Củng cố - dặn dò (5 phút) -Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập của HS. -Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công , kéo để cắt , dán chữ H, U . Nhận xét qua bài dạy : Giáo viên Học sinh :

File đính kèm:

  • docBAI SOAN TUAN 13.doc
Giáo án liên quan