Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 32

I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

 - Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất ở mức độ đơn giản.

 - Biết thời gian để Trái đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ.

 - Thực hành biểu diễn ngày và đêm.

II – Đồ dùng dạy học:

 GV: Các hình vẽ sách GK, mô hình quả địa cầu, đèn điện.

 HS: Sách GK, vở BT.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 32 TỰ NHIÊN XÃ HỘI NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất ở mức độ đơn giản. - Biết thời gian để Trái đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ. - Thực hành biểu diễn ngày và đêm. II – Đồ dùng dạy học: GV: Các hình vẽ sách GK, mô hình quả địa cầu, đèn điện. HS: Sách GK, vở BT. III – Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: (5’) Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất. - GV hỏi, HS trả lời. + Tại sao Mặt trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất? + Trái đất như thế nào với Mặt trăng? - Nhận xét. 3. Bài mới: (25’) * Hoạt động 1: Hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất. . Mục tiêu: Giải thích được vì sao có ngày và đêm. . Phương pháp: trực quan, đàm thoại. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2 / SGK trang 120, 121 và trả lời các câu hỏi: + Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt của địa cầu? + Khoảng thời gian phần Trái đất được Mặt trời chiếu sáng gọi là gì? (Ban ngày). + Khoảng thời gian phần Trái đất không được Mặt trời chiếu sáng gọi là gì? (Ban đêm). + Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La-ha-ba-na là ngày hay đêm? (Là đêm, vì La-ha-ba-na cách Hà Nội đúng nửa vòng Trái đất). ? GV kết luận: Trái đất của chúng ta hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian phần Trái đất được Mặt trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm. * Hoạt động 2: Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất. . Mục tiêu: Biết khắp mọi nơi trên Trái đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Biết thực hành biểu diễn ngày và đêm. . Phương pháp: Thảo luận, thực hành. - Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo 2 câu hỏi sau: 1) Tại sao bóng đèn không cùng một lúc chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu? 2) Trong một ngày, mọi nơi trên Trái đất đều có lần lượt ngày và đêm không? Tại sao? ? GV kết luận: Do Trái đất tự quay quanh mình nó nên mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng. Thời gian để Trái đất quay được một vòng quanh mình nó gọi là một ngày. Một ngày có 24 giờ. - GV hỏi: + Hãy tưởng tượng, nếu Trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái đất như thế nào? - GV nhận xét. 4. Củng cố: (5’) - GV yêu cầu HS đọc phần nội dung bạn cần biết. - Làm vở bài tập TNXH. 5. Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị bài: Năm, tháng và mùa. - Nhận xét tiết học. Thảo luận nhóm đôi - Đại diện trình bày. - HS nhận xét. Thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày. + Vì quả địa cầu hình cầu, nên bóng đèn chỉ chiếu sáng được một phía … + Trong một ngày, mọi nơi trên Trái đất đều có lần lượt ngày và đêm … - HS trả lời. + Lúc đó có nơi thì luôn chỉ có ban ngày, có nơi lại chỉ toàn bóng đêm u tối. - 2 HS đọc ghi nhớ. - Sửa bài. SGK Phiếu Kế hoạch bài dạy tuần 32 TỰ NHIÊN XÃ HỘI NĂM, THÁNG VÀ MÙA I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Thời gian để Trái đất chuyển động được một vòng quanh Mặt trời là một năm. - Một năm thường có 365 ngày và chia thành 12 tháng. - Một năm thường có bốn mùa. II – Đồ dùng dạy học: GV: Tranh phóng to, lịch. HS: Sách GK, vở bài tập TNXH III – Hoạt động dạy học: 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: (5’) Ngày và đêm trên Trái đất. - GV nêu câu hỏi, HS trả lời. + Khi nào thì trên Trái đất là ban ngày, khi nào là ban đêm? + Tại sao ngày và đêm lại luân phiên kế tiếp nhau không ngừng? Trái đất quay được một vòng quanh mình nó mất bao lâu? - GV nhận xét. 3. Bài mới: (25’) Hoạt động 1: Năm, tháng và mùa. Mục tiêu: - Biết thời gian để Trái đất chuyển động được một vòng quanh Mặt trời là một năm, một năm có 365 ngày. - Biết một năm thường có 4 mùa. Phương pháp: trực quan, đàm thoại. Thảo luận nhóm. - Yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận theo 2 câu hỏi sau: 1) Quan sát lịch và cho biết mỗi năm gồm bao nhiêu tháng? Mỗi tháng gồm bao nhiêu ngày? 2) Trên Trái đất thường có mấy mùa? Đó là những mùa nào? Diễn ra vào những tháng nào trong năm? ? GV kết luận: Thời gian để Trái đất chuyển động được một vòng quanh Mặt trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và chia thành 12 tháng. Một năm có 4 mùa: mùa xuân, hạ, thu, đông. Thảo luận cặp đôi - Yêu cầu HS nhớ lại vị trí các phương hướng và vẽ Trái đất quay quanh Mặt trời ở 4 vị trí: Bắc, Nam, Đông, Tây. - Tiến hành thảo luận nhóm . - Đại diện trình bày. - Các nhóm khác bổ sung ý kiến. - 2 HS đại diện cho 2 cặp đôi trình bày (vẽ và minh họa như hình 2 trang/ SGK) Lịch Hoạt động 2: Trò chơi “Xuân, hạ, thu, đông” Mục tiêu: HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa. Phương pháp: thực hành, đàm thoại - GV phổ biến luật chơi. - GV hỏi HS đặc trưng khí hậu bốn mùa. Ví dụ: Khi GV nói mùa xuân thì HS cười. Khi GV nói mùa hạ thì HS lấy tay quạt. - HS lắng nghe. - HS thể hiện hành động theo mùa đó. 4. Củng cố: (5’) + Hãy chỉ trên hình vẽ vị trí Bắc bán cầu khi là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. + Trên Trái đất có mấy mùa? Hãy nêu thời gian của các mùa? - HS làm vào vở bài tập TNXH. - Nhận xét. - 2, 3 HS chỉ trên hình vẽ. - Sửa bài. 5. Dặn dò: (1’) - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: Các đới khí hậu.

File đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi.doc
Giáo án liên quan