I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II – Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - Các hình SGK.
- Một số loại rễ.
- Giấy Ao
Học sinh: Sách GK
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 22
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
RỄ CÂY
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
- Phân loại các rễ cây sưu tầm được.
- Giáo dục HS yêu thích môn học.
II – Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - Các hình SGK.
- Một số loại rễ.
- Giấy Ao
Học sinh: Sách GK
III – Các hoạt động dạy – học:
1) Ổn định: (1’)
2) Bài cũ: (4’) Thân cây (tt)
+ Hãy nêu chức năng quan trọng của thân cây?
- GV kiểm tra cả lớp – giơ bảng đ/s.
+ Thân cây vận chuyển những chất gì?
o Vận chuyển nước và các chất khoáng từ rễ lên lá.
o Vận chuyển các chất dinh dưỡng từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi
cây.
o Cả 2 ý trên.
- Nhận xét.
3) Bài mới: (25’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
ĐDDH
µ Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa.
* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ.
* Phương pháp: trực quan, đàm thoại
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp.
+ Mô tả đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.
+ Mô tả đặc điểm của rễ phụ, rễ củ.
F GV kết luận: Đa số cây có một rễ to và dài, xung quanh rễ đó đâm ra nhiều rễ con, loại rễ như vậy gọi là rễ cọc. Một số cây có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là rễ chùm. Một số cây ngoài rễ chính còn có rễ phụ mọc ra từ thân hoặc cành . Cây có rễ phình to tạo thành củ gọi là rễ củ.
µ Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
* Mục tiêu: Biết phân loại các rễ cây.
* Phương pháp: trực quan, trình bày
- GV đưa một số loại rễ cây.
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính.
- GV nhận xét.
4) Củng cố: (4’)
- Trò chơi: “Tìm rễ”.
- GV phát 2 đội, mỗi đội một số thẻ từ có tên cây: Xoài, cỏ ...
- Thi đua 2 đội điền tên cây phù hợp với loại rễ.
- Nhận xét
5) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài “Rễ cây (tt)”.
* Hoạt động nhóm đôi.
- Quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 SGK trang 82, 83.
- HS nêu cá nhân: đặc điểm của rễ phụ, rễ cọc, rễ chùm, rễ củ.
* Hoạt động lớp.
- HS quan sát, nêu loại rễ và giải thích.
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các rễ cây đã sưu tầm được theo từng loại.
- Trình bày trước lớp.
- HS thực hiện.
- Nhận xét.
Tranh
Vật thật
Kế hoạch bài dạy tuần 22
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
RỄ CÂY
(tiếp theo)
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu chức năng của rễ cây.
- Kể ra những ích lợi của rễ cây.
II – Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Tranh SGK
Học sinh: Sách GK, vở BT
III – Hoạt động dạy và học:
1) Ổn định: (1’)
2) Bài cũ: (5’) Rễ cây
+ Hãy nêu một số cây có rễ cọc?
+ Hãy nêu một số cây có rễ củ?
- GV kiểm tra cả lớp.
* Cây có nhiều rễ mọc đều nhau thành chùm, loại rễ như vậy được gọi là:
o Rễ cọc o Rễ chùm
o Rễ củ o Rễ phụ
- Nhận xét.
3) Bài mới: (25’)
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
¬ Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ cây.
* Phương pháp: trực quan, đàm thoại
- GV chia nhóm, yêu cầu quan sát, thảo luận:
. Cắt một cây rau sát gốc rồi trồng lại vào đất. Một vài ngày sau, bạn thấy cây rau như thế nào? Tại sao?
. Giải thích tại sao nếu không có rễ, cây không sống được?
. Rễ có chức năng gì?
F GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
¬ Hoạt động 2: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: Kể ra những ích lợi của một số rễ cây.
* Phương pháp: trực quan, đàm thoại
- GV yêu cầu HS chỉ đâu là rễ của những cây có trong các hình 2, 3, 4, 5 trang 85.
+ Những rễ đó được sử dụng để làm gì?
F GV kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường.
4) Củng cố: (5’)
- HS làm bài trong vở bài tập Tự nhiên xã hội.
5) Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài: Lá cây.
- Nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
- Hoạt động nhóm đôi.
- HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng một số loại rễ cây để làm gì?
- Ví dụ: Rễ cây su hào dùng làm thức ăn.
- HS sửa bài.
- Nhận xét
File đính kèm:
- Tu nhien xa hoi.doc