I – Mục tiêu:
Giúp HS:
- KT: Kể tên được các môn học ở trường.
- KN: Nêu được các hoạt động học tập chính trong các giờ học của những môn học đó.
- TĐ: Có thái độ đúng đắn trong học tập.
II – Đồ dùng dạy học:
Giáo viên:
- Giấy (khổ to) cho các nhóm.
- Sách giáo khoa
- Các miếng ghép cho trò chơi “Đoán tên môn học”
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội Lớp 3A Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNXH
Tiếng việt
Toán
Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 – Ổn định (1’)
2 – Bài cũ: (5’) Phòng cháy khi ở nhà
- Hãy kể những việc làm cần tránh khi đun nấu?
- Khi gặp cháy em sẽ làm gì?
- Nhận xét
3 – Bài mới: (25’)
Hoạt động 1
CÁC MÔN HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Mục tiêu: Biết một số hoạt động diễn ra trong giờ học.
Phương pháp: thảo luận, đàm thoại
Bước 1:Hoạt động cả lớp
- Hỏi HS:
+ Hàng ngày em đến trường, đến lớp để làm gì?
+ Ở trường, lớp, em được học những môn gì?
(GV yêu cầu mỗi HS kể tên một môn học)
Bước 2: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các môn, đưa ra các hoạt động chủ yếu của GV và HS trong các giờ học đó.
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, chỉnh sửa, bổ sung (nếu cần thiết)
- GV kết luận:
* Trong giờ học, hoạt động chủ yếu của GV là dạy, truyền kiến thức cho HS. Hoạt động chủ yếu của HS là thảo luận nhóm, trao đổi học tập, học và làm bài để tiếp thu những kiến thức đó. Tuy nhiên, ở mỗi giờ học khác nhau lại có những hoạt động học tập đặc trưng khác nhau như giờ Hát nhạc thì có hoạt động hát, gõ nhịp.
- HS trả lời: Để học ạ.
- HS kể tên môn học theo dãy bàn. HS nói sau không được kể tên môn học trùng với HS nói trước.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- Tiến hành thảo luận nhóm theo sự phân công của GV.
. Nhóm 1: môn Toán + Hát nhạc
. Nhóm 2: môn Tiếng Việt + Mĩ thuật
. Nhóm 3: môn TN và XH + Thể dục
. Nhóm 4: môn Đạo đức + Lao động thủ công
- Các nhóm ghi kết quả và trình bày trước lớp.
Chẳng hạn: Nhóm 1:
. Trong giờ học môn Toán, cô giáo giảng bài còn chúng em học bài, làm bài.
. Trong giờ học môn Hát nhạc, cô giáo dạy chúng em hát, chúng em hát, gõ nhịp phách theo cô.
- Các nhóm khác theo dỏi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG SGK
Mục tiêu: Biết kể tên những môn học được học ở trường. Biết nhận xét thái độ và kết quả học tập của bạn thân.
Phương pháp: thảo luận
Bước 1: Thảo luận nhóm.
- GV có thể chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm 1 bức ảnh trong SGK.
- Yêu cầu thảo luận nhóm: quan sát hình trong SGK và nói về các hoạt động đang diễn ra của các bạn HS trong ảnh.
- GV nhận xét các câu trả lời của các nhóm, bổ sung (nếu cần thiết).
- GV kết luận:
* Như vậy cũng là dạy và học nhưng mỗi môn học lại được tổ chức thành nhiều hoạt động phong phú khác nhau. Chính điều đó đã làm nên sự thú vị của mỗi một giờ học.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Hỏi:
+Trong các môn học ở trường, em thích nhất môn học nào? Vì sao?
+ Vậy em có thích đi học không? Vì sao?
+ Em cần phải có thái độ và phải làm gì để học tập tốt?
- GV nhận xét
- GV kết luận:
* Học tập là hoạt động chính của các em ở trương, bởi vậy các em phải học tập tốt, có như thế các em mới tiến bộ và được thầy yêu, bạn mến.
- HS chia nhóm
- Các nhóm tiến hành thảo luận nhóm, quan sát bức ảnh tương ứng của mình và ghi kết quả ra giấy.
Chẳng hạn:
. Nhóm 1 - ảnh 1: Đây là giờ TNXH và các bạn HS đang quan sát cây hoa hồng.
. Nhóm 2 – ảnh 2: Đây là giờ kể chuyện. Các bạn đang hăng hái giơ tay phát biểu, trả lời câu hỏi của cô giáo.
. Nhóm 3 – ảnh 3: Đây là giờ đạo đức. Các bạn đang say sưa thảo luận nhóm, ghi ý kiến của mình ra giấy.
. Nhóm 4 – ảnh 4: Đây là giờ thủ công. Các bạn đang dán để trưng bày các sản phẩm của mình lên bảng cho cô giáo và các bạn dưới lớp xem.
. Nhóm 5 – ảnh 5: Đây là giờ toán. Các bạn đang làm bài tập toán mà cô giáo giao cho.
. Nhóm 6 – ảnh 6: Đây là giờ thể dục. Các bạn đang tập thể dục trong sân trường.
- Các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS trả lời (5 – 6 em)
- HS trả lời (3 – 4 em)
. Em rất thích đi học vì ở trường có môn học em thích, có các bạn bè, thầy cô.
. Em rất thích đi học vì đi học được tham gia rất nhiều hoạt động trong các giờ học.
. Em thích đi học vì ở trường em được các thầy, cô dạy cho nhiều điều hay…
- HS trả lời
. Em phải nghiêm túc trong giờ học tập, chăm chỉ học và làm bài.
. Em phải ngoan ngoãn, nghe lời dạy bảo của các thầy, các cô.
. Em phải làm đầy đủ các bài tập, hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
4 – Củng cố: (5’)
- GV phổ biến luật chơi:
+ Yêu cầu cần có 5 cặp đôi (10 HS). Khi tham gia trò chơi, 2 HS đứng quay lưng vào nhau 1 HS quay mặt lên bảng, 1 HS quay mặt xuống dưới lớp.
+ GV sẽ đưa ra 1 miếng ghép có tên môn học bất kì. HS quay mặt xuống dưới lớp.
+ GV sẽ đưa ra các gợi ý có liên quan đến môn học đó để hS kia có thể đoán ra được tên môn học mà không được có từ nhắc đến tên môn học đó.
- Tổng kết – Tuyên dương
5 – Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài: Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
Kế hoạch bài dạy tuần 12
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết
KT: Xác định được 1 số vật dễ cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
Nói được những thiệt hại do cháy gây ra.
KN: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
TĐ: Giáo dục HS tính cẩn thận.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh sgk, mẫu tin về hỏa hoạn.
HS: Sgk, vở BT.
III- Các hoạt động:
Ổn định: 1’ hát
Bài cũ: 5’ Thực hành: Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng.
- 2 HS lên bảng vẽ sơ đồ họ hàng – giới thiệu trước lớp.
- Nhận xét.
Bài mới: 25’
Hoạt động GV
Hoạt động HS
ĐDDH
* HĐ 1: Làm việc với sgk và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
- Mục tiêu: Xác định được 1 số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa. Nói được về những thiệt hại do cháy gây ra.
- Phương pháp: trực quan, thảo luận.
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, theo gợi ý:
+ Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
+ Chỉ ra những vật dễ cháy trong hình 1.
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu hỏa hoặc đống củi khô bị bắt lửa?
+ Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
=> GV kết luận: Bếp ở hình 2 an toàn hơn vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp, các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được đặt xa bếp.
- GV và HS cùng nhau kể vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra.
* HĐ 2: Thảo luận đóng vai
- Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
+ Biết cất diêm, bật lửa cẩn thận, xa tầm với của trẻ nhỏ.
- Phương pháp: thảo luận, đóng vai, động não.
+ Cái gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
+ GV cho HS thảo luận nhóm và đóng vai theo tình huống GV đưa ra:
Nhóm 1: Bạn sẽ làm gì khi thấy diêm hay bật lửa vứt lung tung trong nhà?
Nhóm 2: Theo bạn, những thứ dễ bắt lửa nên cất ở đâu trong nhà?
Nhóm 3: Bếp chưa gọn gàng, ngăn nắp bạn sẽ nói gì với ba mẹ?
Nhóm 4: Trong khi đun nấu, bạn và những người trong gia đình cần chú ý điều gì để phòng cháy?
=> GV kết luận: Khi đun nấu không để những vật dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.
* HĐ 3: Chơi trò chơi “Gọi cứu hỏa”
- Mục tiêu: HS biết phản ứng đúng kh gặp trường hợp cháy.
- Phương pháp: trò chơi
+ GV nêu tình huống cháy cụ thể.
+ Tình huống:
Em đang ở thành phố. Nhà em bị chập điện, gây cháy. Em phải làm gì?
Em đang ở nông thôn, phát hiện ra cháy do đun bếp bất cẩn. Em phải làm gì?
Em đang ở vùng núi, nhà em bị cháy. Em phải làm gì?
(1 tình huống/2 nhóm HS)
+ Nhận xét các câu trả lời của các nhóm.
+ Tổng kết lại các ý kiến của các nhóm.
- Bước 2: làm việc theo nhóm.
+ GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, sau đó lên diễn lại cách xử lí tình huống của nhóm.
+ Nhận xét cách đóng vai, xử lí tình huống của các nhóm.
+ Kết luận: Dù sinh sống ở vùng miền nào, khi phát hiện ra cháy, cách xử lí tốt nhất là em nên
nhờ người lớn cùng giúp đỡ để dập cháy, tránh gây cháy lớn, làm thiệt hại xung quanh.
Củng cố: 5’
- GV cho HS làm bài tập về cách thoát hiểm khi gặp cháy – HS giơ bảng Đ, S.
Dặn dò: 1’
- Thực hiện điều đã học.
- Chuẩn bị bài: Một số hoạt động ở truờng.
- Hoạt động nhóm đôi.
- Quan sát hình 1 – 2 hỏi và trả lời.
- Đại diện trình bày. (mỗi HS chỉ trả lời 1 câu hỏi)
- Các nhóm nhận xét.
- HS nêu: giấy, dầu hỏa…
- Thảo luận, trình bày.
- HS phân vai và diễn trước lớp. Chẳng hạn:
ỵ Nhanh chóng ngắt cầu dao điện, chạy ra ngoài, hô hoán người cứu giúp. Nếu cháy to phải gọi 114.
ỵ Chạy ra ngoài, hô hoán người tới giúp. (Tìm mọi cách) lấy nước trong chum, vại để dập tắt ngọn lửa cùng mọi người.
ỵ Báo cho người lớn biết. Trường hợp không có ai em phải chạy ra ngoài, đi tìm người đến giúp. (Nếu nhà ở gần rừng, phải gọi ngay điện cho kiểm lâm gần nhất).
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Đaị diện của 3 nhóm lên diễn.
- Các nhóm theo dõi, nhận xét, bổ sung.
File đính kèm:
- Tu nhien xa hoi.doc