Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức Lớp 3A Tuần 25

I – Mục tiêu:

 - HS biết được: Thư từ, tài sản là vật sở hữu riêng của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm tài sản, thư từ của người khác.

 - Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý.

 - Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

II – Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: bảng phụ, giấy bìa, bút dạ.

 2. Học sinh: Bảng đ/s

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Đạo đức Lớp 3A Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 25 ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG THƯ TỪ, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC I – Mục tiêu: - HS biết được: Thư từ, tài sản là vật sở hữu riêng của từng người. Mỗi người có quyền giữ bí mật riêng. Vì thế cần phải tôn trọng thư từ, tài sản của người khác, không xâm phạm tài sản, thư từ của người khác. - Không xâm phạm, xem, sử dụng thư từ, tài sản của người khác nếu không được sự đồng ý. - Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. II – Chuẩn bị: 1. Giáo viên: bảng phụ, giấy bìa, bút dạ. 2. Học sinh: Bảng đ/s III – Các hoạt động: 1) Khởi động: (1’) 2) Bài cũ: (4’) Tôn trọng đám tang - Khi hàng xóm có đám tang em cần làm gì? o Đến viếng và chia buồn cùng gia đình. o Không cần thiết phải đến viếng, đứng ngoài xem là được rồi. o Giúp đỡ gia đình họ những điều có thể. - Cho HS giơ bảng đ/s. - Nhận xét. 3) Bài mới: (25’) Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. a) Giới thiệu bài - Giáo viên giới thiệu – ghi bảng. b) Phát triển các hoạt động * Hoạt động 1: Sắm vai xử lý tình huống. Mục tiêu: HS biết được cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác. Phương pháp: Sắn vai, thảo luận, đàm thoại - Yêu cầu các nhóm thảo luận cách xử lý tình huống và sắm vai. F “An và Hạnh đang chơi ngoài sân thì có bác đưa thư ghé qua nhờ hai bạn chuyển qua nhà bác Hải hàng xóm. Hạnh nói với An: A, đây là thư của anh Hùng đang học đại học ở Hà Nội gửi về. Thư đề chữ khẩn cấp đây này. Hay mình bóc ra xem có chuyện gì khẩn cấp rồi báo cho bác ấy biết nhé”. Nếu em là An, em sẽ nói gí với Hạnh, vì sao?” - GV yêu cầu HS cho ý kiến: . Cách giải quyết nào là hay nhất? . Em thử đoán xem bác Hải nghĩ gì khi Hạnh bóc thư? . Đối với thư từ của người khác chúng ta phải làm gì? - Nhận xét, chốt ý => Với thư từ của người khác chúng ta phải tôn trọng đảm bảo bí mật, giữ gìn, không xem trộm. * Hoạt động 2: Việc làm đó đúng hay sai? Mục tiêu: HS biết được vì sao phải tôn trọng thư từ và tài sản của người khác. Phương pháp: Thảo luận, trình bày - GV đưa ra 2 hành vi: Hành vi 1: Thấy bố đi công tác về, Hải liền lục ngay túi của bố để tìm xem có quà gì không. Hành vi 2: Sang nhà Lan chơi, Mai thấy có rất nhiều sách hay. Mai rất muốn đọc và hỏi Lan cho mượn. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. - Nhận xét, chốt ý => Tài sản, đồ đạc củangười khác là sở hữu riêng. Chúng ta phải tôn trọng không tự ý sử dụng, xâm phạm đến đồ đạc, tài sản của người khác. * Hoạt động 3: Trò chơi: “Nên hay không nên”. - GV cho HS chơi trò chơi thi đua gắn thẻ từ theo 2 cột “nên, không nên”. - Nhận xét. 4) Dặn dò: (5’) - Xem lại bài. - Chuẩn bị bài tiết 2. - Nhận xét tiết học. - HS nhắc lại. - Các nhóm thảo luận tìm cách xử lý tình huống và phân vai. - Các nhóm trình bày. - HS trả lời - Nhận xét. - HS thực hiện. - 1 vài nhóm báo cáo - Nhận xét. - HS thực hiện. - Nhận xét. Bảng phụ Bảng phụ Thẻ từ

File đính kèm:

  • docDao duc.doc
Giáo án liên quan