A. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần một: Văn bản
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nắm được một số tác phẩm ưu tú của văn học Việt Nam và thế giới tiêu biểu cho những thể loại quen thuộc, đặc biệt là những thể loại thường gặp trong văn học Việt Nam. Nắm bắt được những khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học;
- Cảm nhận sâu sắc những giá trị tinh thần phong phú và đặc sắc về văn hóa, cảnh vật,cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học đặc biệt là nội dung thể hiện tinh thần nhân văn;
- Hiểu rõ tác phẩm văn học là kết quả của việc sử dụng hữu hiệu tiếng nói dân tộc, từ đó hình thành những tri thức cơ sở về việc tạo ra những văn bản nói và viết có tính chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật.
2. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng nhận xét về tư tưởng, tình cảm và một số giá trị nghệ thuật của văn bản được học, từ đó hình thành kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối những vấn đề được nêu ra trong văn bản đó. Quan trọng nhất là kĩ năng cảm thụ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Có năng lực vận dụng các thao tác tư duy để so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra kết luận, từ đó quyết định phù hợp đối với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Phân biệt được văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận với văn bản tác phẩm văn học.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp thành phố, áp dụng từ năm học 2011- 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG ÔN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
CẤP THÀNH PHỐ, ÁP DỤNG TỪ NĂM HỌC 2011- 2012
A. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Phần một: Văn bản
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nắm được một số tác phẩm ưu tú của văn học Việt Nam và thế giới tiêu biểu cho những thể loại quen thuộc, đặc biệt là những thể loại thường gặp trong văn học Việt Nam. Nắm bắt được những khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học;
Cảm nhận sâu sắc những giá trị tinh thần phong phú và đặc sắc về văn hóa, cảnh vật,cuộc sống, con người Việt Nam và thế giới thể hiện trong các tác phẩm văn học và trong các văn bản được học đặc biệt là nội dung thể hiện tinh thần nhân văn;
Hiểu rõ tác phẩm văn học là kết quả của việc sử dụng hữu hiệu tiếng nói dân tộc, từ đó hình thành những tri thức cơ sở về việc tạo ra những văn bản nói và viết có tính chuẩn mực vừa có tính nghệ thuật.
2. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng nhận xét về tư tưởng, tình cảm và một số giá trị nghệ thuật của văn bản được học, từ đó hình thành kinh nghiệm ứng xử thích hợp đối những vấn đề được nêu ra trong văn bản đó. Quan trọng nhất là kĩ năng cảm thụ nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
- Có năng lực vận dụng các thao tác tư duy để so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra kết luận, từ đó quyết định phù hợp đối với những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
Phân biệt được văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận với văn bản tác phẩm văn học.
3. Về thái độ:
- Biết yêu quý, trân trọng các thành tựu của văn học Việt Nam và thế giới, có ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Có ý thức tìm hiểu nghệ thuật ngôn từ trong các văn bản, không chấp nhận nghe, đọc qua loa, đại khái, cũng như không chấp nhận nghe, nói, viết tùy tiện, thiếu ý thức chọn từ, chọn lời.
- Có ý thức và biết ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trong trường học, và ngoài xã hội một cách có lễ phép, có văn hóa.
- Biết yêu quý những giá trị chân, thiện, mỹ và có thái độ khinh ghét những cái xấu xa, độc ác, giả dối thông qua các nội dung đã học được phản ánh trong văn bản.
II. Nội dung:
1. Về kiến thức:
1.1. Các văn bản truyện:
a. Truyện và kí Việt Nam 1930- 1945:
- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc trích đoạn) truyện và kí Việt Nam (Lão Hạc- Nam Cao; Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố; Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng; Tôi đi học- Thanh Tịnh): Hiện thực đời sống con người xã hội Việt nam trước cách mạng tháng Tám; nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống, sắp xếp tình tiết.
- Vận dụng hiểu biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích truyện.
- Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ và những đóng góp của truyện và kí Việt Nam 1930 -1945.
b. Truyện nước ngoài:
Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc đoạn trích) tự sự nước ngoài (Chiếc lá cuối cùng- O- hen –ri; Hai cây phong- Ai- ma –tốp): Hiện thực đời sống xã hội và những tình cảm nhân văn cao đẹp; nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và xây dựng tình huống truyện.
1.2. Các văn bản Thơ Việt Nam 1900- 1945:
- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong những bài thơ của một số nhà thơ yêu nước, tiến bộ và cách mạng Việt Nam 1900- 1945 (Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác- Phan Bội Châu; Đập đá ở Côn Lôn- Phan Châu Trinh; Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà; Hai chữ nước nhà – Trần Tuấn khải; Ông đồ - Vũ Đình Liên; Nhớ rừng – Thế lữ; Quê hương – Tế Hanh; Tức cảnh Pác Bó; Vọng nguyệt; Tẩu lộ - Hồ Chí Minh; Khi con tu hú – Tố Hữu).
- Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, cảm hứng, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của thơ Việt Nam 1900 -1945.
1.3. Văn bản nghị luận:
a. Nghị luận trung đại Việt Nam:
- Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc trích đoạn) nghị luận trung đại (Thiên đô chiếu–Lí Công Uẩn; Hịch Tướng sĩ –Trần Quốc Tuấn; Bình ngô đại cáo– Nguyễn Trãi; Luận học pháp– Nguyễn Thiếp): Bàn luận những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa xã hội lớn lao, nghệ thuật lập luận, cách dùng câu văn biền ngẫu và điển tích, điển cố.
- Bước đầu hiểu một vài đặc điểm chính của thể loại chiếu, hịch, cáo, tấu,
b. Nghị luận hiện đại Việt Nam:
- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa của trích đoạn nghị luận hiện đại (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc).
- Hiểu được nét đặc sắc về tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc sảo khi tố cáo sự giả dối, thủ đoạn tàn nhẫn của chính quyền thực dân pháp.
2. Lí luận văn học:
- Bước đầu hiểu một số khái niệm lí luận văn học liên quan đến việc đọc- hiểu văn bản trong chương trình: Đề tài, chủ đề, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng yêu nước.
- Bước đầu nhận biết một số đặc điểm cơ bản của các thể loại: Chiếu, hịch, cáo, thơ Đường luật, Truyện ngắn và văn nghị luận hiện đại.
2. Về kĩ năng:
Trong quá trình ôn tập giáo viên cần hoàn thiện cho học sinh các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Đặc biệt chú ý nâng cao năng lực cảm thụ bình tác phẩm văn học cho học sinh.
Phần hai: Tập làm văn
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Nắm được đặc trưng cơ bản của từng kiểu bài trong chương trình Ngữ văn lớp 8, cụ thể là những kiến thức nâng cao về:
- Văn bản tự sự: với trọng tâm là sự kết hợp giữa tự sự với miêu tả, biểu cảm, lập luận.
- Văn bản thuyết minh: với trọng tâm là có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
- Văn nghị luận: Chủ yếu là chứng minh, giải thích một vấn đề về hiện tượng trong đời sống, hoặc một nhận định văn học.
2. Về kĩ năng:
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực hành viết bài văn theo đúng yêu cầu thể loại
- Vận dụng tốt các thao tác theo đặc trưng của từng kiểu bài.
3. Về thái độ:
- Rèn cho học sinh có ý thức, thói quen tìm hiểu các tri thức về các vấn đề trong tự nhiên, xã hội.
- Có thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, quan tâm đến thực tế.
II. Nội dung:
1. Về kiến thức:
1.1. Các kiểu văn bản:.
a. Thuyết minh:
- Hiểu thế nào là văn bản thuyết minh. Phân biệt văn thuyết minh với văn miêu tả viết về cùng một đề tài.
- Nắm được bố cục và cách thức xây dựng và lời văn trong bài văn thuyết minh.
- Nắm được các phương pháp thuyết minh. Các kiểu bài thuyết minh gồm:
+ Thuyết minh về một thứ đồ dùng;
+ Thuyết minh về một phương pháp (cách làm);
+ Thuyết minh về một tác phẩm, một thể loại văn học;
+ Thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
- Biết trình bày bài văn giới thiệu về một sự vật, một danh lam thắng cảnh đúng theo yêu cầu thể loại.
c. Nghị luận:
- Hiểu thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận. Nhớ đặc điểm của luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết và quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản nghị luận.
- Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Biết viết đoạn văn, bài văn nghị luận theo đúng yêu cầu thể loại.
- Biết trình bày bài văn nghị luận về một vấn đề có sử dụng yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự.
2. Về kĩ năng:
- Biết viết thành thạo bài văn thuyết minh về nhiều lĩnh vực trong đời sống con người.
- Vận dụng nhuần nhuyễn các phương pháp thuyết minh, các kĩ năng chứng minh, giải thích, bình luận làm nổi bật đối tượng của bài văn thuyết minh.
Phần ba: Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ từ vựng và tác dụng của chúng.
2. Về kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học khi nói, viết có hiệu quả.
3. Về thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh yêu quý và niềm tự hào về sự giàu có và trong sáng của Tiếng Việt.
II. Nội dung:
1. Về kiến thức:
Các biện pháp tu từ:
- Hiểu thế nào là nói quá, nói giảm, nói tránh và sắp xếp trật từ trong câu.
- Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, nói quá và sắp xếp trật từ trong văn bản.
- Biết cách sử dụng các biện pháp tu từ nói trên trong các tình huống nói và viết cụ thể.
2. Về kĩ năng:
Chủ yếu rèn cho học sinh các kĩ năng: Phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ đã học, vận dụng các biện pháp tu từ một cách có hiệu quả khi viết văn bản.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tài liệu Ngữ văn 8 nâng cao NXBGD Hà Nội;
- Thi học sinh giỏi của NXBGD hoặc NXB ĐHSP TP HCM.
HẾT
C. CẤU TRÚC ĐỀ THI
A. Hình thức: Tự luận
B. Mức độ: Vận dụng– cấp độ cao.
C. Nội dung:
I. Tiếng việt: (2 điểm)
Các biện pháp tu từ: Phân tích cái hay, cái đẹp của biện pháp tu từ trong câu thơ, câu văn.
II. Văn bản: (6 điểm)
- Truyện Việt Nam;
- Thơ VN;
- Cảm nhận vẻ đẹp của một đoạn trích tác phẩm văn học.
III. Tập làm văn: (12 điểm)
- Văn nghị luận;
- Văn bản thuyết minh.
Viết một bài văn thuyết minh (hoặc) nghị luận.
File đính kèm:
- VAN 8.doc