Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, sáng tạo, thực hành và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Nội dung chương trình tập làm văn của lớp 4/1 hiện nay khá phong phú, học sinh được học một số loại văn như: Kể chuyện, miêu tả, viết thư và một số loại văn bản khác( trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, báo cáo thống kê, thuyết trình tranh luận ).
Dạy tập làm văn lớp 4/1 nhằm tranh bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn; góp phần cùng các môn học khác mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy lô-gíc, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
63 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9521 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hứng thú học môn Tập làm văn của học sinh lớp 4/1. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, từ đó giúp các em tích luỹ được vốn kiến thức văn học. Dạy học Tập làm văn theo phương pháp tích hợp các phân môn trong môn Tiếng Việt. Biết kết hợp mối quan hệ chặt chẽ về yêu cầu kiến thức phân môn Tập làm văn của các khối lớp.Trong giảng dạy giáo viên có đầu tư nghiên cứu sâu, phối hợp tổ chức linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
Hay trong giờ Luyện từ và câu, Hướng dẫn học tôi luôn khuyến khích, hướng dẫn học sinh tìm các từ hay (theo chủ đề), đặt câu văn giàu hình ảnh, phân tích từ, so sánh câu. Môn Tập làm văn quả là khó đối với học sinh. Bài Tập làm văn là một tác phẩm văn học của các em. Tác phẩm này hay, dở còn phụ thuộc vào năng lực của mỗi em, kĩ năng giao tiếp, điều kiện sống của gia đình. Với lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề, tôi đã khắc phục được khó khăn và giúp học sinh lớp tôi ngày càng yêu thích môn Tập làm văn hơn và tôi thấy các em học văn thực sự có hiệu quả. Giáo viên có ý thức tự học tự rèn; tham khảo các tài liệu, tạp chí, văn bản có liên quan đến chuyên môn và các dạng bài khó. Giáo viên dành thời gian bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh môn Tiếng Việt. Động viên, khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi; tận tâm sửa chữa sai sót cho học sinh, hướng dẫn học sinh ghi chép vào sổ tay vở nháp. Học sinh có thói quen đọc sách báo, truyện phù hợp lứa tuổi, tập ghi chép sổ tay những từ ngữ, câu văn hay các em đọc được. Học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu trong các hoạt động học tập, có kĩ năng trong giao tiếp ứng xử.
Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy nhằm bồi dưỡng niềm say mê, yêu thích môn Tập làm văn cho học sinh lớp 4/1. Trong quá trình thực hiện tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ song không tránh được những thiếu sót. Vậy tôi rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, các đồng chí trong Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày một tốt hơn, góp một phần công sức nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường Tiểu học Hưng Định.
NHỮNG KIẾN NGHỊ ,
ĐỀ XUẤT
Phòng Giáo Dục & Đào Tạo, cụm chuyên môn thường xuyên tổ chức các chuyên đề Tập làm văn theo từng chủ đề cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Có thể nói, bàn đến việc dạy Tiếng Việt nói chung, dạy TLV nói riêng theo lí thuyết của hoạt động giao tiếp không phải chỉ dạy hai loại kĩ năng lớn: Kĩ năng tạo lập một văn bản theo quy tắc ngôn ngữ và kĩ năng tạo lập bài văn theo qui tắc giao tiếp mà còn nhiều vấn đề khác nữa cần được quan tâm đầy đủ hơn. Chẳng hạn như: mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành làm văn, sự tác động qua lại giữa luyện kĩ năng nói và kĩ năng viết, việc xác lập môi trường giao tiếp và tạo nhu cầu giao tiếp cho HS như thế nào,…cũng là những vấn đề người GV cần làm cho HS.
Tuy nhiên, muốn có HS giỏi văn người GV cần rèn luyện cho HS một số kĩ năng cơ bản sau:
Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn nhằm rèn luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp từ đó đế với văn học một cách tự giác, say mê.
Tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học qua sự hoạt động ,quan sát hằng ngày trong cuộc sống. Nhưng, quan sát như thế nào mới có kết quả tốt, phục vụ cho việc tích luỹ “ Vốn sống”? Nhà văn Tô Hoài, người nổi tiếngvề tài quan sát, miêu tả đã cho ta kinh nghiệm sau:
“Quan sát giỏi phải tìm ra nét chính, thấy được tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật, của vấn đề. Nhiều khi chẳng cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà tình cảm nhận như: Một câu nói lột tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe,nghĩ mới bật lên, khi thấy bật lên được thì thích thú, hào hứng, không ghi không chịu được”.
Nắm vững kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Có hiểu biết về ngữ âm, chữ viết Tiếng Việt; nắm vững kiến thức ngữ pháp tiếng việt, các em sẽ không thể nói- viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dung qua những hình thức diễn đạt sinh động, sáng tạo của tác giả.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn học là một trong những nhiệm vụ cần thiết đối với HS lớp 4/1. Có năng lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của văn thơ, được phong phú thêm về tâm hồn, nói- viết tiếng việt thêm trong sáng, sinh động. Những điều nói trên cho thấy: Các em tuy còn ít tuổi nhưng đều có thể rèn luyện, trau dồi để từng từng bước nâng cao trình độ làm văn, giúp cho việc học tập môn Tiếng Việt ngày càng tốt hơn và trở thành HS giỏi.
KẾT LUẬN
Dạy TLV trong môn Tiếng Việt lớp 4/1 phải chú ý dạy từ, dạy câu; phải dạy cho HS biết suy nghĩ, tìm tòi, diễn tả chính xác; phải dạy cho HS tất cả những cái hay, cái đẹp trong tiếng việt. Mục đích của việc dạy TLV là phải rèn luyện cho HS có ý thức, từ đó có cố gắng, rồi có khả năng tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn nói, lúc viết phải diễn tả ý mình làm sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay. Vậy phải đặt vấn đề như thế nào? Phải bắt đầu từ cái gì?
Chúng tôi cho rằng trong ngôn ngữ thì TỪ là cái quan trọng nhất, rồi đến CÂU, sau đến VĂN, ý nghĩa sâu xa, ý nghĩa phong phú, phải hiểu tất cả mọi cách dùng TỪ, bất cứ làm một bài tập nào trong môn Tiếng Việt cuối cùng cũng thấy hiểu TỪ dùng TỪ đúng chỗ là điều quan trọng và cũng là điều khó khăn nhất, Sau TỪ thì đến CÂU; nhiều CÂU thành một đoạn, nhiều đoạn thành một BÀI; rồi đến một văn bản,…Tất cả đều phải dạy, phải học, phại tập nhằm diễn tả cho thành công những điều mình suy nghĩ. Cho nên dạy làm văn, phải chăng, trước hết là dạy suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Đây là điều rất mới, bởi vì khác với với dạy “Thầy nói trò nghe”, “ Thầy làm mẫu trò bắt trước”. Chúng ta phải nhắc đi nhắc lại một trăm lần ý muốn lớn của chúng ta trong giáo dục là phát huy trí thông minh, từ đó phát huy trí sáng tạo.
Dạy TLV là dạy cách viết, cách nói. Vậy phải dạy viết gì, nói gì, đồng thời dạy viết, dạy nói thế nào. Đây là một sự rèn luyện, sự đào tạo vô cùng quan trọng và quý báu không thể thiếu được. Không phải mọi HS của chúng ta đều trở thành nhà văn! Nhưng HS của chúng ta đều sẽ trở thành những con người có công việc xứng đáng, có hoạt động nhiều mặt, đều cần viết được, nói được một cách gãy gọn,rõ ràng những điều mình muốn diễn đạt. Dạy làm văn dĩ nhiên là phải cho trẻ đọc văn. Văn học hấp dẫn lắm nên trẻ rất thích đọc, cái đó rất tốt. Nhưng không phải chỉ khuyến khích HS đọc các bài văn, bài tập đọc, bài thơ trong SGK mà phải đọc rất nhiều, đọc gấp mấy mươi lần những bài, những điều thầy cô giảng dạy ở lớp. Nhưng đọc để làm gì? để cuối cùng đạt được yêu cầu của việc thực hiện mục tiêu môn học.
Phải suy nghĩ, phải tìm tòi, sáng tạo để có cách giảng dạy phân môn TLV tốt nhất.
Chúng ta phải xem lại cách dạy TLV trong nhà trường của ta, không nên dạy theo kiểu “ Hướng trung tâm vào giáo viên”, bởi vì dạy theo kiểu này thì không những không phát huy được tính tích cực chủ động của HS mà quá trình giảng dạy không đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, chúng ta cần có cách dạy khác, phải dạy cho HS biết suy nghĩ, suy nghĩ bằng trí óc của mình và diễn đạt sự suy nghĩ đó theo cách của mình thế nào cho tốt nhất. Ngày nay sự hiểu biếst của con người luôn đổi mới. Cho nên, dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất có hạn. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phương pháp vận dụng kiến thức, phương pháp vận dụng tốt bộ óc của mình. Bởi vì bộ óc của con người có thể phát huy được tất cả cái hay, cái mới và phát huy mãi mãi. Chúng ta phải làm thế nào, bằng giáo dục, qua giáo dục mà rèn luyện cho HS có bộ óc để suy nghĩ, để tiếp thu cái gì có giá trị, sau đó tự học và vận dụng sáng tạo. Phải làm sao cho mỗi môn học đều đóng góp vào việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người dũng cảm, thông minh, sáng tạo. Phải làm cho bất cứ môn học nào không chỉ dừng lại ở môn Tiếng Việt cũng đều là công cụ để dạy những cái đúng, cái hay, cái đẹp rất cần thiiết đối với trẻ em. Lứa tuổi HS Tiểu học là rất nhạy cảm, thông minh lạ lùng lắm. Phải làm thế nào qua giáo dục, trong vòng mấy năm đó, đào tạo cho HS của chúng ta có một trình độ về cả mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ;có đủ các kĩ năng: Nghe, đọc, nói, viết. Đó là cái nền tảng cho các em tiến lên, đó cũng là cái vốn quí để xây dựng đất nước, muốn được như vậy thì ngoài trình độ của GV rất cần được nâng cao, chúng ta phải có những phương tiện giảng dạy tối thiểu của nhà trường, của bản thân GV tự tạo ra sao cho phù hợp với từng bài học. Tất cả những việc này, nhất định chúng ta phải làm, và làm tốt để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy cho thế hệ trẻ xứng đáng với yêu cầu phát triển của đất nước.
Đ
ể hoàn thành được Đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Xuân Vượng đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, bên cạnh đó cũng xin chân thành cảm ơn Trường tiểu học Hưng Định, đặc biệt là cô Lê Thị Thu Thủy đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Vì đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài nghiên cứu, do đó sẽ khó tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài lần sau được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên nghiên cứu.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Tạp chí giáo dục Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục 2005
2. Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học Tập II.
tác giả: GSTS Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Hà Nội 1995
3. Luyện thực hành tiếng Việt ở Tiểu học - Nhà xuất bản Đà Nẵng - năm 2003.
4/1. Dạy học Chính tả ở Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục - năm 2000.
5. Dạy Tập đọc ở Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2000.
6. Sách giáo viên Tiếng Việt 4/1 - Tập I + II - Năm 2005 - Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Tiếng Việt 4/1 tập I + II - Nhà xuất bản Giáo dục - năm 2005
8. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục - năm 1999.
File đính kèm:
- nghien cuu khoa hoc.docx