HIV những điều bạn nên biết trung tâm tham vấn xét nghiệm tự nguyện

Khi đến Trung tâm tham vấn xét nghiệm tự nguyện bạn sẽ nhận được những dịch vụ gì?

1. Đón tiếp chu đáo:

Nhân viên tiếp đón của Trung tâm sẽ nhiệt tình hướng dẫn bạn. Bạn không phải trả bất kì một khoản lệ phí nào. bạn sẽ được mời vào mọt phòng riêng để trò chuyện với một tham vấn viên được đào tạo chuyên nghiệp, tận tình và có kinh nghiệm.

2. Gặp gỡ với tham vấn viên:

Để chia sẻ những băn khoăn thắc mắc của bạn về HIV/AIDS. Tham vấn viên sẽ nói chuyện với bạn một cáhc riêng tư, kín đáo và sẽ tham vấn cho bạn các cách phòng tránh nhiễm HIV. Trò chuyện với tham vấn viên sẽ giúp bạn quyết định xem mình có cần xét nghiệm hay không.

3. Làm xét nghiệm HIV (nếu bạn muốn):

Sau khi trao đổi với tham vấn viên, nếu bạn quyết định làm xét nghiệm, bạn sẽ được xét nghiệm HIV miễn phí. Xét nghiệm sẽ được tiến hành theo quy chuẩn của Bộ Y Tế, rất nhanh chóng, đơn giản và chính xác.

4. Kết quả xét nghiệm:

Kết quả xét nghiệm HIV của bạn sẽ được trả trực tiếp cho bạn sau 7 ngày tại phòng tham vấn. Tham vấn viên sẽ trao đổi về kết quả xét nghiệm với bạn một cách riêng tư và trả lời các câu hỏi của bạn. Bạn sẽ được giới thiệu tới các dịch vụ hỗ trợ liên quan.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu HIV những điều bạn nên biết trung tâm tham vấn xét nghiệm tự nguyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
792 Anh Bảo             : 0907 780250 Anh Long            : 0903 406672 Hiểm họa HIV/AIDS từ Ma tuý - Thuốc lắc Hiện nay việc sử dụng ma tuý trong giới trẻ rất đáng báo động, đặc biệt là việc xuất hiện thêm nhiều loại ma tuý mới trong đó có thuốc lắc. Việc sử dụng ma tuý đã làm tăng số người nhiễm HIV/AIDS do sử dụng tiêm chích chung hoặc do quan hệ tình dục không an toàn sau khi sử dụng ma tuý. Những báo cáo gần đây đã cho thấy tỉ lệ người nghiện ma tuý có nhiễm HIV/AIDS lên đến gần 65%. Các loại ma tuý thường gặp bao gồm: thuốc phiện, heroin, cần sa (bồ đà), cocain, thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc lắc... Ma tuý thường dùng dưới dạng: hút, hít, uống hoặc chích. Dạng nào cũng nguy hiểm, nhất là chích. Nhiện ma tuý gây tác hại rất lớn cho bản thân, gia đình và xã hội: - Sức khoẻ bị suy yếu, ý chí bị hủy hoại, tương lai sự nghiệp bị chôn vùi - Người nghiện khi bị thiếu ma tuý có thể trở nên hung bạo, tìm mọi cách để kiếm tiền mua ma tuý, kể cả phạm pháp gây tội ác, đối với nữ có thể dẫn đến con đường mại dâm. Thuốc lắc là gì? Thuốc lắc là từ thường gọi của một loại ma tuý tổng hợp mà thành phần chính là chất MDMA (Ecstasy) có tác dụng kích thích thần kinh, tạo sự hưng phấn cao độ và thường dùng dưới dạng uống. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang, bột trắng hay màu. Tại sao giới trẻ dễ bị lôi kéo vào việc sử dụng thuốc lắc? - Vì muốn tìm cảm giác lạ - Vì muốn chứng tỏ mình "chịu chơi" - Vì gặp chuyện buồn chán, căng thẳng (tình cảm, gia đình...) - Vì tưởng rằng thuốc lắc không gây nghiện, và không nguy hiểm. Vì sao thuốc lắc nguy hiểm? - Thuốc lắc tác dụng lên hệ thần kinh trung ương gây hưng phấn cao độ và gây ảo giác khiến người sử dụng thích thực hiện hành vi lắc lư quay cuồng, la hét, đập phá đồ đạc, đua xe và thích quan hệ tình dục tập thể, dễ dẫn đến nhiễm HIV/AIDS; - Thuốc lắc vẫn là một loại ma tuý gây nghiện. Khi thiếu thuốc người nghiện thuốc lắc tuy không bị đau đớn vật vã như nghiện heroin nhưng vẫn có những cơn đau âm ỉ, uể oải, tinh thần suy sụp, và có sự thôi thúc tâm lý rất mãnh liệt buộc phải sử dụng lại; - Gây chết đột ngột nếu sử dụng quá liều; - Dùng lâu dài gây tổn thương về mặt tâm thần, mất trí nhớ, trầm cảm, hoang tưởng; - Nếu đã dùng thuốc lắc, người nghiện rất dễ bị lôi kéo dùng heroin để có cảm giác mạnh hơn Làm gì để phòng ngừa ma tuý - thuốc lắc? - Kiên quyết nói "không" trước những lời rủ rê sử dụng ma tuý như hút thử, uống thử, chích các chất gây "sảng khoái", "hưng phấn", "làm giảm buồn chán". - Cần tránh các hàon cảnh nguy cơ như tham gia các băng nhóm, hút thuốc, uống rượu, nghe nhạc kích động, đua xe ... vì dễ bị lôi kéo sử dụng ma tuý - Tham gia các hoạt động lành mạnh, hữu ích nhu chơi thể thao, hoạt động từ thiện công tác xã hội - Khi có chuyện buồn nên tìm bạn an ủi giúp đỡ ở gia đình, thầy cô, bạn bè tốt, cán bộ đoàn, cán bộ hội phụ nữ hoặc các phòng tham vấn. Tránh nguy cơ nhiễm HIV/AIDS bằng cách nào? - Phải từ bỏ việc sử dụng ma tuý - thuốc lắc - Nếu còn tiêm chích ma tuý thì dùng kim ống riêng và thuốc riêng - Khi đến những nơi có hoàn cảnh nguy cơ (vũ trường, Bar ...) hãy nhớ luôn mang theo bao cao su để sử dụng khi cần có quan hệ tình dục với người mà chưa biết rõ có nhiễm HIV hay không. Những địa chỉ cần biết: - Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khoẻ 59B Nguyễn Thị Minh Khia, Quận 1 - ĐT: 9309878 Phòng tư vấn Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 17, Q. Bình Thạnh - ĐT: 5180673 - Trung tâm công tác xã hội thành đoàn 1 Phạm Ngọc Thạch, q.1 - ĐT: 8225124 - Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma tuý 15/11 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Chánh, Q. Thủ Đức - ĐT: 7266508 - Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma tuý Nơ Trang Long 463 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh - ĐT: 8055510 - Trung tâm Giáo dục dạy nghề Thanh thiếu niên 2 Ấp 3, xã Phạm văn Cội, H. Củ Chi - ĐT: 7949827 Phụ nữ trong hiểm họa AIDS 1. Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng Đến cuối năm 2002, trên thế giới đã có 19,2 triệu phụ nữ nhiễm HIV/AIDS, tức một nửa số người HIV/AIDS. Phụ nữ trẻ ngày càng mắc AIDS nhiều hơn, tăng gấp 3 lần: từ 7% năm 1985 lên đến 25% năm 2001 trong số những người HIV?AIDS. Trên thế giới có đến 90% người bị nhiễm HIV?AIDS là qua con đường tình dục. 2. Phụ nữ dễ nhiễm HIV/AIDS hơn nam giới Do đặc điểm sinh học Phụ nữ dễ bị lây nhiễm khi quan hệ tình dục vì đường sinh dục nữ có diện tiếp xúc rộng hơn nam giới; tinh dịch chứa nhiều HIV hơn dịch âm đạo; tinh dịch ở lại trong cơ thể người nữ khá lâu. Phụ nữ cũng dễ bị lây qua đường máu hơn do thực hiện các thủ thuật làm đẹp (xâm môi, xâm mí mắt...), do bị mất máu khi sanh đẻ phải truyền máu. Do đặc điểm văn hoá - kinh tế - xã hội - Phụ nữ Á đông ít khi nói chuyện, trao đổi, tìm hiểu các vấn đề vế tình dục. Người vợ trong gia đình dễ bị lây nếu người chồng không chung thủy. - Phụ nữ thường chịu lệ thuộc về kinh tế và thường có vai trò thụ động trong quan hệ tình dục nên khó thuyết phục bạn tình sử dụng các biện pháp an toàn tình dục. - Trẻ em gái nghèo từ nông thôn lên thành thị tìm việc dễ bị lạm dụng tình dục và một số phụ nữ trẻ thất nghiệp phải đi vào con đường mại dâm. 3. Phụ nữ chịu nhiều tác hại nặng nề trong dịch HIV/AIDS hơn nam giới Tác hại lên sức khoẻ Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS trở lên tiều tụy một cách nhanh chóng, nhan sắc tàn phai, gầy sút, sụt cân, tiêu chảy, nhiễm trùng ngoài da và cũng tử vong nhanh hơn nam giới. Tác hại về tâm lý người vợ chung thủy bị tổn thương tâm lý nặng nề khi biết kết quả nhiễm HIV la do chồng lây sang và hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ. Ngoài ra, nếu con cũng bị nhiễm HIV thì tổn thương tâm lý của người mẹ còn nặng nề họn nữa. 4. Phụ nữ còn chịu nhiều gánh nặng khi có người thân nhiễm HIV/AIDS Nếu người chồng nhiễm HIV và phát bệnh AIDS thì người phụ nữ vừa phải lăn lộn kiếm sống cho cả gia đình vừa phải chăm sóc người bệnh AIDS. Nếu con em trong gia đình bị lây nhiễm HIV thì thường cũng lại là người mẹ, người chị sẽ chăm sóc, thuốc men. Ở những nơi mà sự kỳ thị, xua đuổi, xa lánh người nhiễm HIV/AIDS còn tồn tại thì gia đình người nhiễm HIV thường bị cô lập và người phụ nữ phải chịu một gánh nặng tâm lý do sự kỳ thị đó. 5. Chính phụ nữ phải tự bảo vệ mình để tránh HIV/AIDS Để bảo vệ cuộc sống của chính mình và gia đình trong hiểm họa HIV/AIDS hiện nay phụ nữ cần chủ động: - Quan tâm gần gũi chồng con để hỗ trợ, nâng đỡ nhau. - Từ chối quan hệ tình dục không an toàn hoặc thuyết phục bạn tình của mình áp dụng các biện pháp an toàn tình dục (dùng bao cao su đúng cách). - Nếu chồng hoặc bạn tình bị nhiễm thì phải tuyệt đối dùng bao cao su. - Đi khám để được phát hiện và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Tìm hiểu thông tin đầy đủ về HIV/AIDS. Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với nhau để có kiến thức và kỹ năng phòng tránh cũng như không sợ hãi kỳ thị người nhiễm HIV. Nghiêm chỉnh thực hiện luật phòng, chống HIV/AIDS Người có HIV có những quyền nào? 1. Người có HIV có quyền được sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội. 2. Được học văn hoá, học nghề, làm việc. 3. Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS. 4. Được điều trị và chăm sóc sức khỏe. 5. Được từ chối khám, chữa bệnh trong giai đoạn cuối khi đang điều trị. Người có HIV có các nghĩa vụ nào? 1. Người có HIV có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác. 2. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết. 3. Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV. (Theo Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV - Luật về HIV/AIDS). Với học sinh, sinh viên, học viên nhiễn HIV, các cơ sở Giáo dục không được làm gì? 1. Từ chối tiếp nhận vào học 2. Kỷ luật, đuổi học vì lý do nhiễm HIV. 3. Tách biệt, hạn chế, cấm đoán tham gia các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ của cơ sở vì lý do nhiễm HIV. Với học sinh, sinh viên, học viên đến xin học, các cơ sở Giáo dục không được làm gì? 1. Yêu cầu xét nghiệm HIV. 2. Yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV. (Theo Điều 15. Phòng, chống HIV/AIDS trong các co8 so83 giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân - Luật về HIV/AIDS). Những hành vi nào có nguy cơ truyền nhiễm HIV bị nghiêm cấm? 1. Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác. 2. Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác. 3. Đe doạ truyền HIV cho người khác. Có được công khai về tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc làm lộ bí mật không? Không được! Trừ khi người đó đồng ý. Có được bỏ rơi con chưa thành niên hoặc người được giám hộ nhiễm HIV không? 1. Cha mẹ không được bỏ rơi con chưa thành niên. 2. Người giám hộ không được bỏ rơi người được giám hộ. Trong ngành y tế và dịch vụ mai táng có những hành vi nào với người nhiễm HIV bị nghiêm cấm? 1. Từ chối khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. 2. Từ chối mai táng, hỏa táng người chết. (Theo Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm - Luật về HIV/AIDS). Thông điệp của chúng tôi - Thế giới không phân chia màu da, cộng đồng không phân biệt người có HIV và người không có HIV! - Đối xử công bằng với người có HIV là nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. - Kỳ thị và phân biệt đối xử là trái với đạo lý của người Việt Nam! - Với HIV, trẻ em vẫn đi học, người lớn vẫn đi làm, người ốm vẫn được chăm sóc! - Đừng quay lưng lại với người có HIV, ví đó là lương tri của con người! - Tôn trọng người có HIV là tôn trọng bản thân bạn! - Chống kỳ thị và phân biệt đối xử bắt đầu từ người lãnh đạo! - Điều đáng sợ không phải là HIV, mà chính là sự kỳ thị và tự cô lập của chúng ta! - Hãy lắng nghe và thông cảm với người có HIV. - Nếu HIV làm cho chúng ta thất vọng, hãy sống vì hiện tại và cả tương lai! - Lưng tôi dài rộng như ai, Toàn thân thả lỏng, mọi người tin tôi, Vững vàng là ghế tôi ngồi! - Trái tim rộng mở đón chào, Chứa chan hạnh phúc, dạt dào tình yêu! Cho dù nắng sớm, mưa chiều, Tình thương vẫn ấm, tình yêu vẫn nồng! - Cây xanh, mưa gió giao hòa, Đất đai mầu mỡ, chan hòa ánh dương, Con người tự tin tự cường, Liên minh vững chắc, mến thương cộng đồng

File đính kèm:

  • docHIV Những điều bạn nên biết.doc