Trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, víi ®êng lèi ®æi míi do §¶ng ta khëi xíng vµ l•nh ®¹o, ®• lµm cho diÖn m¹o ®Êt níc thay ®æi trªn tÊt c¶ c¸c lÜnh vùc cña ®êi sèng x• héi. §Ó ®¸p øng nguån nh©n lùc cho c«ng cuéc ®æi míi, hÖ thèng gi¸o dôc c¸c cÊp ®• vµ ®ang ®îc §¶ng vµ Nhµ níc ta hÕt søc quan t©m. Mét trong nh÷ng môc tiªu gi¸o dôc ë nhµ trêng lµ gi¸o dôc toµn diÖn. ë trêng THCS häc sinh ®îc häc rÊt nhiÒu bé m«n kh¸c nhau. TÊt c¶ c¸c m«n häc ®ã ®Òu gãp phÇn gi¸o dôc t tëng, ®¹o ®øc cho häc sinh. Bªn c¹nh ®ã cßn cã sù t¸c ®éng cña ho¹t ®éng §oµn, §éi. Nhng m«n Gi¸o dôc c«ng d©n lµ m«n häc trùc tiÕp gi¸o dôc ®¹o ®øc, t tëng cho häc sinh trong ®ã cã viÖc gi¸o dôc ý thøc ph¸p luËt.
Gi¸o dôc ph¸p luËt cho c«ng d©n nãi chung vµ cho häc sinh phæ th«ng nãi riªng lµ mét vÊn ®Ò quan träng cña mäi quèc gia v× ®îc coi lµ mét ph¬ng thøc ®Ó x©y dùng, ph¸t triÓn nÒn v¨n ho¸ ph¸p lÝ, ®¶m b¶o sù æn ®Þnh vµ bÒn v÷ng cña mçi quèc gia. ChÝnh v× vËy, ngµy nay trªn thÕ giíi, chóng ta dÔ dµng nhËn thÊy r»ng, mét quèc gia hïng m¹nh lµ mét quèc gia cã nÒn gi¸o dôc ph¸t triÓn . Nghiªn cøu nÒn gi¸o dôc cña mét sè níc nh: Anh, MÜ, Hung-ga-ri, NhËt B¶n, Hµn Quèc, Trung Quèc, Sin-ga-po . t«i thÊy r»ng nÒn gi¸o dôc ®îc hä ®Æc biÖt quan t©m. Cã thÓ nãi r»ng sù quan t©m ®ã lµ kh¸ toµn diÖn: Gi¸o viªn, hÖ thèng nhµ trêng, ph¬ng tiÖn gi¶ng d¹y . Néi dung ch¬ng tr×nh thêng xuyªn ®îc cËp nhËt, bæ sung, ®æi míi theo tiÕn ®é ph¸t triÓn cña x• héi
26 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục pháp luật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đình, khoản 2 Điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, cụ thể là đã:
- Ngược đãi, đánh đập, xúc phạm con;
- Không làm gương tốt cho con mà lại có biểu hiện xấu làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tình cảm của con.
Bài tập 2: Hỏi năm nay 18 tuổi, em đã đi làm nên có thu nhập riêng. Bố Hải mất sớm. Mẹ Hải hơn 50 tuổi, do cuộc sống vất vả hay ốm đau, bệnh tật. Gia đình Hải có 4 anh em, cuộc sống còn nhiều khó khăn.
Hỏi: Hải có nghĩa vụ đóng góp để nuổi mẹ và các em không? Pháp luật qui định như thế nào về nghĩa vụ này?
Trả lời:
Xét về tình cảm, đạo đức và pháp lý thì Hải có nghĩa vụ đóng góp mộ phần thu nhập của mình để nuôi mẹ và các em, thực hiện đạo lý và nghĩa vụ của người con cũng như trách nhiệm của một thành viên trong gia đình.
Nghĩa vụ này được quy định trong khoản 2 Điều 36 và khoản 2 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình, thể hiện ở hai nội dung sau đây:
- Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật;
- Con từ đủ 15 tuổi trở lên còn sống chung với gia đình có nghĩa vụ chăm sóc đời sống chung của gia đình; nếu có thu nhập thì đóng góp vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
9
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
1/ Khái niệm hôn nhân
- Học sinh nhắc lại quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình (Bài 12 lớp 8).
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận lớp.
- Học sinh làm việc cá nhân
- Học sinh cả lớp trao đổi các vấn đề sau:
+ Cơ sở của tình yêu chân chính.
+ Những sai trái thường gặp trong tình yêu chân chính
+ Hôn nhân đúng pháp luật là như thế nào?
+ Thế nào là hôn nhân trái pháp luật
- Giáo viên liệt kê các ý kiến của học sinh và kết luận
2/ Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam
- Học sinh đọc kiểm tra, mục 2 phần Nội dung bài học
- Học sinh nêu những caqau hỏi xung quanh nguyên tắc của chế độ hôn nhân (VD: Thế nào là tự nguyện?)
- Giáo viên tổ chức cho cả lớp trao đổi
- Giáo viên kết luận
- Giáo viên chia nhóm và giao cho các nhóm thảo luận câu hỏi
+ Để được kết hôn cần có những điều kiện nào?
+ Cấm kết hôn trong những trường hợp nào?
+ Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chế độ hôn nhân.
+ Vì sao Pháp Luật phải có những quy định chặt chẽ như vậy và việc đó có ý nghĩa như thế nào?
- Học sinh các nhóm trình bày
- Cả lớp trao đổi bổ sung
- Giáo viên kết hợp giải thích những nội dung khó
- Học sinh liên hệ với địa phương nơi mình ở có trường hợp nào vi phạm qui định của pháp luật về hôn nhân không? Vi phạm điều gì? Hậu quả của nó.
4/ Trách nhiệm của công dân
- Giáo viên nêu vấn đề
- Học sinh thảo luận, giải quyết vấn đề.
- Giáo viên chốt lại ý kiến đúng
5/ Củng cố chủ đề: Quyền trẻ em; Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
- Học sinh làm bài tập đánh giá hành vi của bản thân
- Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt các quyền trẻ em, quyền vệ sinh nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Học sinh bày tỏ ý kiến bản thân
- Giáo viên bổng sung.
Một số bài tập - hình ảnh ứng dụng
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Bài tập 1:
Hỏi:
ở quê cháu, thanh niên hay làm đám cưới sớm khi chưa đến tuổi kết hôn. Trường hợp các cháu có khả năng như vậy.
Cháu và anh Tiến ở cùng thôn, cháu mới 17 tuổi và anh Tiến cũng mới 18 tuổi nhưng gia đình cháu và gia đình anh ấy cứ ép chúng cháu lấy nhau.Hai gia đình đã bàn bạc sẽ tổ chức đám cưới vào tháng tôi. Bố cháu còn doạ, nếu không đồng ý, bố cháu sẽ đánh và đuổi cháu ra khỏi nhà.
Cháu không biết phải làm thế nào đây?
Nguyễn Thị Xuân
Lục Ngạn - Bắc Giang
Trả lời:
Cả hai cháu đều chưa đến tuổi kết hôn, vì theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhâ, và gia đình về điều kiện kết hôn thì nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.
Hơn nữa việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quyết định, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Nếu hai cháu cứ bị cưỡng ép phải cưới nhau thì bố mẹ các cháu sẽ vi phạm Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình và việc kết hôn của hai cháu sẽ bị coi là kết hôn trái pháp luật, phải bị huỷ bỏ. Còn trong trường hợp bố mẹ cháu cố ép buộc và đánh đập, uy hiếp tinh thần của cháu thì khi ấy bố mẹ cháu vi phạm Điều 146 Bộ Luật Hình sự và có thể sẽ bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đếm 3 năm, tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra.
Bài tập 2:
Hỏi:
Em và anh Chính cùng làm công nhân ở Hà Nội, chúng em yêu thương nhau và quyết định sẽ lấy nhau. Em muốn tổ chức kết hôn cho đàng hoàng vì đời người chỉ có một lần như thế này. Thế nhưng anh Chính thì lại khuyên em không nên tổ chức lễ cưới cho tốn kém, cốt anh và em thương nhau là được rỗi. Thế là chúng em cứ sống chung với nhau như quan hệ vợ chồng. Đến nay, em mới biết anh Chính đã có vợ và một con gái ở quê. Em đau khổ quá.
Liệu em có thể tiếp tục sống chung với anh Chính nữa không. Nếu cứ quan hệ như vợ chong thì có vi phạm pháp luật không?
Hoàng Thị Hương Lan
Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Trả lời
Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Bộ Luật Hình sự quy định, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác thì có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính rồi mà còn vi phạm thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 1năm.
Rõ ràng là cả em và anh Chính đã vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình và thậm chí còn vi phạm quy định trong Bộ luật Hình sự. Em cần chủ động nói rõ cho anh Chính biết và quyết định thôi không tiếp túc sống với anh ấy nữa.
Một lần lầm lỡ vẫn có thể còn khắc phục được. Tuổi còn trẻ, em nên dứt khoát trước hết để tự cứu mình, để có điều kiện và cơ hội đi tìm hạnh phúc mới, xây đắp cho tương lai của mình.
III - Kết quả thực hiện (lớp 9
1/ Kết quả giảng dạy qua bài kiểm tra lớp 9
Năm học
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
20%
23%
33%
36%
50%
55%
60%
61%
25%
22%
7%
3%
5%
0
0
0
0
0
0
0
2/ Kết quả khác
* Với nội dung kiến thức và hình thức tổ chức dạy học đó, giáo viên và học sinh rất hứng thú khi dạy và học. Các em được tự tìm hiểu, tự đánh giá, phát huy khả năng của tất cả các đối tượng học sinh trong lớp. Học sinh được thực hiện trong thực tế, kiểm tra hành vi của nhau. Giáo viên đánh giá kết quả của học sinh sát hợp hơn.
* Những gì học sinh được giáo dục ở trường về pháp luật đã giúp các em có ý thức cao hơn trong cuộc sống. Trong quá trình từ lớp 6 đến lớp 9 tôi thấy ý thức tuân thủ theo pháp luật của học sinh tốt hơn rất nhiều.Các em đã hiểu được mình có những quyền gì, trách nhiệm của bản thân ra sao, phải xây dựng đóng góp gì trong việc quản lý Nhà nước
Khi học sinh đã tìm hiểu và thực hiện theo pháp luật thì chính các em lại là những người tuyên truyền cho người thân trong gia đình, những người xung quanh để họ biết và thực hiện, để mọi người, mọi nhà đều có ý thức tuân thủ, nghiêm chỉnh chấp hành "Pháp luật"
3/ Một số kiến nghị
- Để giáo viên các trường THCS ngoại thành giảng dạy tốt hơn cần đầu tư thêm đồ dùng: Tranh ảnh, băng hình, tình huống pháp luật phục vụ cho việc giảng dạy giáo dục pháp luật.
- Kết hợp với Đoàn, Đội nhà trường tổ chức những cuộc thi, toạ đàm tìm hiểu về pháp luật.
phần ii: kết luận
1/ Bài học kinh nghiệm
a) Đối với giáo viên
Cần chú trọng khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh khi giảng dạy các bài giáo dục Pháp luật, giáo viên cần tích cực giảng dạy chu đáo cho các dụng cụ dạy và học và sử dụng thành thạo chúng. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà cẩn thận.
- Dành nhiều thời gian cho thực hành, luyện tập. Tạo điều kiện để học sinh vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Biến những kiến thức đã học thành ý thức tự giác chấp hành "Pháp luật"
- Tổ chức cho học sinh thi sắm vai: Đây là một trong những phương pháp có hiệu quả cao. Song giáo viên cần lưu ý ổn định lớp để hoạt động dạy - học đạt hiệu quả tối ưu.
- Kiểm tra đánh giá khích lệ động viên học sinh: Cần làm thường xuyên đặc biệt là những học sinh ý thức chấp hành Pháp luật còn kém.
- Giáo viên giảng dạy phải thường xuyên theo dõi cập nhật những thông tin liên quan tới vấn đề giáo dục Pháp luật.
b) Đối với học sinh
- Tích cực chuẩn bị tiết học theo hướng dẫn của giáo viên.
- Thường xuyên vận dụng kiến thức tìm hiểu trên lớp và thực tế cuộc sống.
- Mạn dạn hỏi những điều chưa rõ về vấn đề Pháp luật và cách sử lý các tình huống gặp trong cuộc sống.
- Có ý thức tự tìm hiểu về Pháp luật tham gia các hoạt động ở trường, lớp, địa phương liên quan tới: "Pháp luật và tuyên truyền cho những người xung quanh"
2/ Lời kết
- Giáo dục ý thức Pháp luật cho học sinh là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh "Pháp luật" là góp phần xây dựng một xã hội văn minh.
Trong khuôn khổ đề tài, tôi không có tham vọng giải quyết tất cả khó khăn, vướng mắc của giáo viên và học sinh trong dạy và học "Giáo dục Pháp luật" sông với nội dung đã trình bày, tôi hy vọng sẽ giúp cho giáo viên có định hướng, chủ động hơn khi giảng dạy giáo dục Pháp luật. Mặt khác học sinh cùng hứng thú say mê hơn với môn học, xoá dần tâm lý coi môn giáo dục công dân là một môn học phụ.
Đó là những kinh nghiệm của tôi đúc kết được. Trong quá trình giảng dạy Giáo dục công dân. Chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học cấp trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân Nộn, ngày 28 tháng 03 năm 2007
Người viết
Lê Thuỳ Dương
Tài liệu tham khảo
1. Văn kiện Đại hội Đảng
2. Giáo dục Pháp luật trong nhà trường.
3. Các nghành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam.
4. Sổ tay kiến thức Pháp luật (NXB Giáo dục)
5. Học và làm theo Pháp luật (Tập 1-2, NXB Giáo dục)
6. Tương các hoạt động giữa thầy và trò (NXB Giáo dục)
7. Sách Giáo khoa - Giáo viên GDCD 6,7,8,9
8. Thiết kế bài giảng GDCD 6,7,8,9
9. Bài tập tình huống GDCD 6,7,8,9
10. Tư liệu GDCD 6,7,8,9
File đính kèm:
- Giao duc phap luat.doc