Giáo dục công dân lớp 9 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 7 - Tiết 7: Ôn Tập

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Nắm được các phẩm chất đạo đức cơ bản, biểu hiện và ý nghĩa của nó.

 2. Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi, biết cách ứng xử, biết liên hệ thực tế

 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài

II. Các kỹ năng cần đạt:

Kỹ năng đánh giá hành vi, ứng xử, biết liên hệ thực tế

III. Tiến trình:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số

2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong lúc ôn tập.

 3. Bài mới:

I. TRẮC NGHIỆM:

- Hãy chọn câu đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi câu trả lời.

Câu 1: Người tự chủ:

a) Luôn nóng nảy và vội vàng trong hành động.

b) Biết kiềm chế ham muốn của bản thân.

c) Luôn luôn hành động theo ý mình.

d) Không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống?

a) Dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân.

b) Biết lắng nghe người khác.

c) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

d) Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.

Câu 3: Các quốc gia, dân tộc hợp tác là để :

 a) Xâm lược nước khác.

 b) Chống lại các nước lớn.

 c) Thống trị các nước nhỏ

 d) Giúp đỡ nhau về mọi mặt, giải quyết các vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.

 Câu 4: Thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

a) Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác.

b) Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật.

c) Chê bai những người ăn mặc theo trang phục dân tộc là quê mùa.

d) Đánh giá cao nghệ nhân của các nghề truyền thống.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 970 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục công dân lớp 9 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 7 - Tiết 7: Ôn Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 Ngày soạn:10/ 10/ 2012 Tiết 7 Ngày dạy:13/ 10/ 2012 ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được các phẩm chất đạo đức cơ bản, biểu hiện và ý nghĩa của nó. 2. Kỹ năng: Biết đánh giá hành vi, biết cách ứng xử, biết liên hệ thực tế 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài II. Các kỹ năng cần đạt: Kỹ năng đánh giá hành vi, ứng xử, biết liên hệ thực tế III. Tiến trình: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong lúc ôn tập. 3. Bài mới: I. TRẮC NGHIỆM: - Hãy chọn câu đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu mỗi câu trả lời. Câu 1: Người tự chủ: Luôn nóng nảy và vội vàng trong hành động. Biết kiềm chế ham muốn của bản thân. Luôn luôn hành động theo ý mình. Không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống? Dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn cá nhân. Biết lắng nghe người khác. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình. Câu 3: Các quốc gia, dân tộc hợp tác là để : a) Xâm lược nước khác. b) Chống lại các nước lớn. c) Thống trị các nước nhỏ d) Giúp đỡ nhau về mọi mặt, giải quyết các vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. Câu 4: Thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác. Lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật. Chê bai những người ăn mặc theo trang phục dân tộc là quê mùa. Đánh giá cao nghệ nhân của các nghề truyền thống. Câu 5: (1 đ) Em hãy nối cột A vào cột B sao cho phù hợp nhất bằng cách trả lời ở cột C: A. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC B. BIỂU HIỆN C. TRẢ LỜI 1. Giữ chữ tín a. tìm ra các phương pháp mới để giải bài tập 1. nối với 2. Chí công vô tư b. luôn học và làm bài trước khi đến lớp 2. nối với 3. Tự chủ c. biết kiềm chế bản thân. 3. nối với 4. Năng động sáng tạo d. phê phán những việc sai trái 4. nối với e. công bằng, không thiên vị Câu 7: (2 Đ) Em hãy điền chữ “Đ” vào câu đúng và điền chữ “S” vào câu sai. Nội dung Đúng Sai 1) Chỉ những người có chức, có quyền mới cần chí cơng vô tư 2) Học sinh còn nhỏ thì không thể rèn luyện được phẩm chất chí công vô tư 3) Biết thừa nhận điểm mạnh của người khác 4) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân 5) Học sinh nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được 6) Có những truyền thống dân tộc mà ta cần phải xóa bỏ 7) Người càng năng động, sáng tạo thì càng vất vả 8) Lan xấu hổ vì mẹ làm nghề quét rác II. TỰ LUẬN: Câu 8: (2đ) Em hãy kể những việc làm mà em đã hợp tác với bạn bè từ đầu năm học đến giờ? Sự hợp tác đó đã mang lại kết quả gì? Câu 9: (2đ) An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình cứ thấy mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta còn truyền thống nào đáng tự hào nữa đâu?” Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An? Câu 10: (2đ) Em hãy lấy 4 câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn có nội dung nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu 11: Vì sao chúng ta phải bảo vệ hòa bình? Là HS đang ngồi trên ghế nhà trường, em phải làm gì để thể hiện lòng yêu hòa bình? 4. Củng cố: GV hệ thống lại các kiến thức đã ôn tập 5. Hoạt động nối tiếp: Ôn tập kĩ đề cương để giờ sau kiểm tra một tiết có hiệu quả. 6. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuan 7 GDCD 9 Tiet 7.doc
Giáo án liên quan