I.Mục tiêu:
- Nêu được khi nào vật có cơ năng
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
II.Chuẩn bi:
- Tranh vẽ mô tả TN H.1 6.1a và H.16.1b SGK
- Thiết bị thí nghiệm ở hình 16.2 SGK gồm:
+ Lò xo.
+Quả nặng.
+Một sợi dây.
+Một bao diêm.
- Thiết bị thí nghiệm hình 16.3 SGK.
III.Hoạt động dạy và học:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Tiết 21: Cơ năng - Năm học 2012-2013 - Hồ Tấn Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn: 10/01/2013
Tiết : 21 CƠ NĂNG
I.Mục tiêu:
- Nêu được khi nào vật có cơ năng
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
II.Chuẩn bi:
Tranh vẽ mô tả TN H.1 6.1a và H.16.1b SGK
Thiết bị thí nghiệm ở hình 16.2 SGK gồm:
+ Lò xo.
+Quả nặng.
+Một sợi dây.
+Một bao diêm.
Thiết bị thí nghiệm hình 16.3 SGK.
III.Hoạt động dạy và học:
Trợ giúp của GV
Hoạt động của hs
H/động1: Khởi động (3 phút )
Nêu tình huống học tập.
Năng lượng là gì ? nó tồn tại ở những dạng nào?
=> Cơ năng
H/động 2: Hình thành khái niệm cơ năng , thế năng:( 15phút)
-Thông báo khái niệm cơ năng:Vật có khả năng thực hiện công thì vật có cơ năng.
Đơn vị cơ năng là Jun.
- Treo hình 16.1a và 16.1b.
- Quả nặng A nằm dưới mặt đất không có khả năng sinh công.
- Hướng dẫn hs thảo luận nhóm C1:
+ Vật có khả năng sinh công vì dưới tác dụng của trọng lượng của quả nặng vật có khả năng sinh công.
+ Vì vật có khả năng sinh công nên vật có cơ năng.
-Thông báo cơ năng trong trường hợp này là thế năng.
- Vật ở càng cao thì thế năng thế nào ?
- Thông báo thế năng hấp dẫn.
- Thế năng tại mặt đất như thế nào ?
- Thế năng hấp dẫn phu thuộc vào gì ?
- Giới thiệu thiết bị và tiến hành nén lò xo đặt quả nặng lên trên.
- Yêu cầu hs thảo luận C2:
- Hướng dẫn thông qua câu hỏi:
+ Lò xo bị nén lại có khả năng sinh công ?
+ Lò xo bị nén càng nhiều thì khả năng sinh công như thế nào ?
+ Lò xo có cơ năng ở dạng nào ?
+ Thế năng đàn hồi ?
H/động 3:hình thành khái niệm động năng
(15 phút)
- Giới thiệu dụng cụ và tiến hành làm TN.
- Y/cầu hs trả lời C3,C4,C5
-Làm TN quả cầu A ở vị trí cao và y/cầu hs trả lời C6
- Động năng phụ thuộc vào gì ?
- Tiếp tục làm TN thay quả cầu A bằng quả cầu A/ có khối lượng lớn hơn
- Y/cầu hs trả lời C7, C8
- Động năng phụ thuộc vào gì ?
=> Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật
H/động 4: Làm bài tập củng cố và dặn dò:
(7 phút)
Y/cầu hs trả lời C9,C10
Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi ?
Thế năng hấp dẫn, đàn hồi phụ thuộc vào gì ?
Động năng là gì ? Động năng phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Ví dụ về vật vừa có động năng vừa có thế năng.
Làm bài tập ở nhà.16.1->16.5
* Tìm hiểu sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năn
I.Cơ năng:
Một vật có khả năng thực hiện công vật đó có cơ năng.
II.Thế năng:
1.Thế năng hấp dẫn:
-Theo dõi.
-Nhắc lại khái niệm cơ năng.
- Thảo luận nhóm và tham gia thảo luận:
Vật có khả năng sinh công nên vật có cơ năng.
-Vật ở càng cao thì có khả năng sinh công càng lớn nên thế năng càng lớn.
-Thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất là thế năng hấp dẫn
-Thế năng hấp dẫn tại mặt đất bằng không.
-Thế năng hấp dẫn phụ thuộc độ cao và khối lượng của vật
-Theo dõi
2.Thế năng đàn hồi:
-Thảo luận theo nhóm:
Vì lò xo có khả năng sinh công nên lò xo có cơ năng. Cơ năng này là thế năng đàn hồi.
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.
III.Động năng:
-Theo dõi .
-Trả lời C3: Quả cầu A lăn xuống đạp vào miếng gỗ B làm miếng gỗ B chuyển động
-Trả lời C4: quả cầu A tác dụng lên miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ chuyển động, A thực hiện công.
-Trả lời C5: Vật chuyển động có khả năng sinh công tức có năng lượng
Cơ năng của vật do chuyển động mà có là động năng.
- Quan sát và trả lời C6:
Vận tốc của A lớn hơn. Miếng gỗ chuyển động một đoạn xa hơn, nên động năng của quả cầu A lớn hơn.
-Động năng phụ thuộc vào vận tốc.
-Theo dõi.
-Trả lời C7: Miếng gỗ chuyển động một đoạn dài hơn.Công htực hiện lớn hơn. Động năng lớn hơn.
-Động năng phụ thuộc vào khối lượng.
Động năng phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật
-Trả lời C9, C10
IV.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 19.doc