Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ac - si - mét - Năm học 2013-2014

1. MỤC TIÊU

 1.1/ Kiến thức:

 - Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét

 - Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức.

 1.2/ Kĩ năng: Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét FA = V.d.

 1.3/ Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

+ BPGDBVMT: Tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thủy dùng nguồn năng lượng sạch (năng lượng gió) hoặc kết hợp giữa các lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất.

2. CHUẨN BỊ

 2.1) Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị dụng cụ TN ở Hình 10.3 SGK.

 2.2) Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị dụng cụ TN ở Hình 10.2 SGK.

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 3.1) Ổn định lớp (1’)

 KTSS

 3.2) KTBC: (4’)

 ? Nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển ? Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h

 Áp dụng: trả lời bài tập 9.1, 9.2/SBT

* Đáp án: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Giải thích: Vì độ cao của áp suất khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của KK thay đổi theo độ cao.

 Áp dụng: 9.1 – B, 9.2 – C

 3.3) Bài mới

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Lực đẩy Ac - si - mét - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Tiết: 12 NS: 08/10/2013 Bài 10. LỰC ĐẨY AC - SI - MET 1. MỤC TIÊU 1.1/ Kiến thức: - Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét - Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức. 1.2/ Kĩ năng: Vận dụng được công thức về lực đẩy Ác-si-mét FA = V.d. 1.3/ Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. + BPGDBVMT: Tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thủy dùng nguồn năng lượng sạch (năng lượng gió) hoặc kết hợp giữa các lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất. 2. CHUẨN BỊ 2.1) Chuẩn bị của GV: Chuẩn bị dụng cụ TN ở Hình 10.3 SGK. 2.2) Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị dụng cụ TN ở Hình 10.2 SGK. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1) Ổn định lớp (1’) KTSS 3.2) KTBC: (4’) ? Nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển ? Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h Áp dụng: trả lời bài tập 9.1, 9.2/SBT * Đáp án: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Giải thích: Vì độ cao của áp suất khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của KK thay đổi theo độ cao. Áp dụng: 9.1 – B, 9.2 – C 3.3) Bài mới Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học HĐ1(5’). Tổ chức tình huống học tập Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề - Gọi HS đọc phần vào bài (SGK) - Có phải chất lỏng đã tác dụng một lực lên vật nhúng trong nó không? - Để trả lời câu hỏi này, chúng ta tìm hiểu bài 10. - Một HS đọc, cả lớp lắng nghe. - HS suy nghĩ. HĐ2(15’). Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó Phương pháp: thí nghiệm, vấn đáp, quan sát, nhận xét, ... - Gọi HS đọc câu 1, quan sát hình 10.2 và trả lời: - Lực kế chỉ giá trị P có ý nghĩa gì? - Lực kế chỉ giá trị P1 có ý nghĩa gì? - HS giải thích P1 < P chứng tỏ điều gì? - Lực này có đặc điểm gì? - HS đọc và trả lời C2. - Các tàu thủy lưu thông trên biển, trên sông là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa chủ yếu giữa các quốc gia. Nhưng động cơ của chúng thải ra rất nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Vậy ta có biện pháp ntn để bảo vệ môi trường? - Các nhóm quan sát hình 10.2, nhận dụng cụ và thực hiện TN. Quan sát kết quả trả lời C1, C2 - P: Trọng lượng của vật. - P1: Trọng lượng của vật khi nhúng chìm trong nước. - P1 < P vì chất lỏng đã tác dụng vào vật 1 lực đẩy từ dưới lên HS trả lời. - HS trả lời. - Tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thủy dùng nguồn năng lượng sạch (năng lượng gió) hoặc kết hợp giữa các lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất. I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó. C1. Chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng một lực đẩy hướng từ dưới lên C2. Kết luận: - Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Acsimet. HĐ3(15’). Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Acsimet Phương pháp: thí nghiệm, vấn đáp, quan sát, nhận xét, ... - Gọi HS đọc phần dự đoán. - Qua phần dự đoán: Acsimet phát hiện ra điều gì? - Cho HS mô tả thí nghiệm kiểm chứng 10.3 và trả lời C3. - Hình 10.3a: Lực kế chỉ giá trị P1 là gì? - Hình 10.3b: Số chỉ P2 cho biết gì? - Hình 10.3c: Đổ nước từ B ® A số chỉ lực kế như thế nào với số chỉ hình 10.3a? - Mối quan hệ giữa P1, P2 và FA (lực đẩy Acsimet) - Thể tích của nước tràn ra liên hệ thế nào tới thể tích của vật. - So sánh trọng lượng của phần nước đổ vào với FA? - Thông báo cho HS công thức và ý nghĩa đối với các đại lượng. - Mô tả thí nghiệm quan sát kết quả thu được trả lới C3 - P1: TL quả nặng + cốc. - P2: TL quả nặng + cốc trừ đi lực đẩy Acsimet. P2 = P1 - FA VNước = Vvật - FA bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. II. Độ lớn của lực đẩy Acsimet 1. Dự đoán: 2. Thí nghiệm: C3. (H. 10.3b) P2 = P1 - FA< P1 Trong đó: - P1 là trọng lượng - FA là lực đẩy Ac-si-mét ( H. 10.3c ) chứng tỏ lực đẩy Ac-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. 3. Công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet - Công thức: FA = d.V HĐ4(8’) Vận dụng – Củng cố Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, phân tích - Gọi HS đọc và trả lời C4. - Đọc và trả lời các C5, C6. ? Thế nào gọi là lực đẩy Acsimet ? Nêu công thức tính độ lớn, giải thích ? - Cá nhân trả lời. - Vận dụng công thức để trả lời. ! Phát biểu nội dung ghi nhớ III. Vận dụng C4: Khi gầu ở trong nước do có lực đẩy của nước -> cảm thấy nhẹ hơn khi kéo lên khỏi mặt nước. C5: Fnhôm = Fchì (do V.d bằng nhau) C6: Áp dụng công thức: F = d.V Mà V bằng nhau; dnước > ddầu ® Fnước > Fdầu. * Ghi nhớ: - Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimet. - Công thức tính: FA = d.V FA: lực đẩy Acsimet (N) d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V: thể tích phần chất lởng bị vật chiếm chỗ (m3) 4. Dặn dò về nhà: (1’) - Học thuộc ghi nhớ và xem lại các câu C - Giải bài tập 10.1;10.2;10.3;10.5 trong SBT - Chuẩn bi mẫu báo cáo thực hành bài 11. TH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY AC-SI-MET DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docTuần 12.doc