Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Nhựt

I. MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức:

- HS biết và nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hàng ngày.

- HS hiểu và nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên: đặc biệt biết xác định trạng thái của các vật (chuyển động hay đứng yên) so với vật mốc.

- HS vận dụng nêu được ví dụ về các dạng chuyển động thường gặp (thẳng, cong, tròn)

 2/ Kĩ năng: Củng cố kĩ năng hoạt động nhóm

 3/ Tình cảm thái độ: Hăng hái xây dựng bài

II. CHUẨN BỊ

 1/ Giáo viên : Tranh vẽ hình 11,12,13 SGK

 2/ Học sinh : Chuẩn bị SGK , SBT , vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút)

 1/ Ổn định tổ chức : VS - TT - SS (1 phút)

 2/ Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (2 phút)

GV nhắc nhở yêu cầu đối với môn vật lý 8

+ Đủ SGK, vở ghi, vở bài tập

+ Tích cực tham gia thảo luận nhóm, làm thí nghiệm.

+ GV phân chia mỗi lớp thành 4 nhóm, chỉ định nhóm trưởng giao nhiệm vụ. Nhóm trưởng phân công thư ký theo từng tiết học.

Tổ chức tình huống học tập

HS đọc phần thông tin SGK/3 để tìm các nội dung chính trong chương I.

 Đặt vấn đề: Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây (Hình 1.1). Như vậy có phải là Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không ? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.

 

doc109 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 8 - Bản đẹp 3 cột - Năm học 2013-2014 - Trần Thị Nhựt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên bằng cách lựa chọn các câu trả lời sau: A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau B. Nhiệt độ của mếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì. C. Nhiệt độ của mếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm D. Nhiệt độ của mếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì. 5/ Dặn dò (1 phút) - Học thuộc nguyên lí truyền nhiệt, viết được phương trình cân bằng nhiệt. - Đọc phần “Có thể em chưa biết” - Trả lời câu C3 và làm bài tập 25 - Phương trình cân bằng nhiệt SBT từ 25.2 đến 25.7 RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn 20/4/2014 TUẦN 33 Tiết 33 BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:- Biết được nhiệt lượng 1 vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ, và chất cấu tạo nên vật. - Viết được công thức tính nhiệt lượng, nêu được tên, đơn vị của các đại lượng trong công thức - Hiểu được ý nghĩa vật lí của nhiệt dung riêng 2.Kĩ năng:- Mô tả được thí nghiệm và xử lí được bảng ghi kết quả thí nghiệm chứng tỏ nhiệt lượng phụ thuộc vào khối lượng, chất cấu tạo nên vật và độ tăng nhiệt độ 3.Thái độ:- Rèn luyện thái độ nghiêm túc và tinh thần hợp tác nhóm II/ CHUẨN BỊ a. Chuẩn bị của GV: Bài tập và đáp án. Chuẩn bị của HS : SGK+Vở ghi+nghiên cứu trước bài . III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC (45 phút) 1. Ổn định lớp: SS - TT - VS (1 phút) 2/ Kiểm tra bài cũ (4 phút) GV:Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào? Viết công thức tính nhiệt lượng? Gỉai thích rõ các đại lượng trong công thức? Đáp án- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên Phụ thuộc vào 3 yếu tố : + Khối lượng của vật + Độ tăng nhiệt độ của vật + Chất cấu tạo nên vật - Nhiệt lượng vật thu vào được tính theo công thức : Q = m. c. Trong đó : Q là nhiệt lượng (J); m là khối lượng của vật (kg) ( , K ) :độ tăng nhiệt độ;C là nhiệt dung riêng (J/kg.K) 3/Nội dung (35 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1:Kiến thức cơ bản (5') GV: h/dẫn HS củng cố lại kiến thức bài công thức tính nhiệt lượng thông qua các câu hỏi sau -Nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố ? 2.Viết công thức tính Q thu vào để nóng lên. Giải thích các đại lượng, đơn vị trong công thức? HS: làm việc cá nhân- TL các câu trên Gv: chuẩn hoá kiến thức- ghi bảng HĐ2: Làm bài tập trong SBT (30') - GV: cho HS đọc nội dung yêu cầu của ccác câu hỏi Bài 24.1/SBT.65 HS: làm việc cá nhân- TL Bài 24.1 Gv: chuẩn hoá kiến thức- ghi bảng GV: cho 1HS đọc nội dung Bài 24.2 HS: làm việc cá nhân- TL Bài 24.-Gv: chuẩn hoá kiến thức- ghi bảng GV: cho HS đọc nội dung yêu cầu của ccác câu hỏi Bài 24.3/SBT.65 HS: làm việc cá nhân- TL Bài 24.3- Gv: chuẩn hoá kiến thức- ghi bảng GV: gọi 1HS đọc nội dung+tóm tắt bài 24.4/SBT.65 GV: Để tính Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm là nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước tới 1000C trong đk bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt ra môi trường bên ngoài ta làm ntn?( Q = Q1 + Q2) - 1Hs: hs đứng tại chỗ trả lời GV:gọi 2HS lên bảng làm bài 24.4 HS1: tính Q1=? HS2: tính Q2=?. - Hs: Nhận xét và bổ sung theo yêu cầu của gv - Gv: Chuẩn hoá kiến thức bài 24.4 GV: gọi 1HS đọc nội dung bài 24.5 - 1Hs: hs đứng tại chỗ nêu cách thực hiện bài 24.5. /SBT.65 - Gv: Thống nhất câu trả lời đúng và ghi bảng GV: gọi 1HS đọc nội dung bài 24.7 - 1Hs: hs đứng tại chỗ nêu cách thực hiện bài 24.7. /SBT.65 - Gv: Thống nhất câu trả lời đúng và ghi bảng HS;ghi nhận kiến thức I.KIÊN THỨC CƠ BẢN - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật - Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m. c. Q : nhiệt lượng (J) m : khối lượng của vật (kg) t : độ tăng nhiệt độ (0C) c : nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kgK) * Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg chất đó tăng thêm 10C II. BÀI TẬP CƠ BẢN Bài 24.1/SBT.65 1. Chọn A: Bình A 2. Chọn D: Loại chất lỏng chứa trong từng bình + Bài 24.2/SBT.65 - Nhiệt cần để đun nóng 5 lít nước là: Q = m.c( t2 – t1) = 5.4200(40– 20)= 420000J= 420 KJ + Bài 24.3/SBT.65 Độ tăng nhiệt độ của nước: = Q / m.c = 840000 / 10. 4200 = 200C + Bài 24.4/SBT.65 tóm tắt: m1 = 1kg; m2 = 0,4kg; c2 = 880J/kg.K c1 = 42000J/kg.K; ∆t=100-20 =800C tính Q =? Giải: - Nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm là nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước tới 1000C trong đk bỏ qua mọi sự mất mát nhiệt ra môi trường bên ngoài. - Nhiệt lượng nước cần thu vào để nước nóng lên 1000C: Q1 = m1c1 = 1.4200.( 100 – 20 )= 336000J - Nhiệt lượng ấm cần thu vào để ấm nóng lên 1000C. Q2 = m2c2= 0,4.880 ( 100 – 20 ) = 28160J - Nhiệt lượng tổng cộng tối thiểu cần cung cấp: Q = Q1 + Q2 = 336000 + 28160 = 364160 J Đáp số Q = 364160 J + Bài 24.5/SBT.65 - Nhiệt dung riêng của kim loại: c = = = 393,33 (J/ kg.K) Kim loại này là đồng + Bài 24.7/SBT.65- Đổi 1,5 phút = 90 giây - Nhiệt lượng đầu búa nhận được: Q = m.ct = 12.460.20 = 110400J - Công của búa thực hiện trong 1,5 phút. A = Q. = 110400. = 276000J - Công suất của búa: P = = 3066,67 W 4/ Củng cố (2 phút) - GV chốt lại kiến thức trọng tâm của bài -Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào 3 yếu tố - Công thức tính nhietj lượng Q = m. c. 5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (3 phút) - Học phần ghi nhớ - Làm thêm các bài tập 24.8->24.14/SBT.tr 66 -Đọc trước bài phương trình cân bằng nhiệt. + Bài 24.6 - Trong cùng một khoảng thời gian như nhau, nhiệt lượng của bếp tỏa ra và các vật thu vào giống nhau. - Vẽ đường thẳng song song thấy cùng thời gian như nhau, nhiệt độ các vật tăng khác nhau: t1< t2 <t3 - Từ đó suy ra các nhiệt dung riêng:c1> c2 > c3 Vậy I là nước, II là sắt , III là đồng RÚT KINH NGHIỆM .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn 27/4/2014 TUẦN 34 Tiết 34 Bài 29 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II : NHIỆT HỌC I-MỤC TIÊU Kiến thức: Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương NHIỆT HỌC Trả lời được các câu hỏi ôn tập. Làm được các bài tập. Kỹ năng làm các bài tập Thái độ tích cực khi ôn các kiến thức cơ bản.. II-CHUẨN BỊ Vẽ bảng 29.1. Hình 29.1 vẽ to ô chữ HS chuẩn bị trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập vào vở III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (45 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1(10 phút) Ôn tập Tổ chưc cho HS thảo luận từng câu hỏi trong phần ôn tập. Hướng dẫn HS tranh luận khi cần thiết. GV rút ra kết luận chính xác cho HS sửa chữa và ghi vào vở. HĐ2 (25 phút) Vận dụng Tổ chưc cho HS thảo luận từng câu hỏi trong phần ôn tập. Hướng dẫn HS tranh luận khi cần thiết. GV cho kết luận rõ ràng để HS ghi vào vở. Nhắc HS chú ý các cụm từ : ”không phải” hoặc “không phải” Gọi HS trả lời từng câu hỏi Cho HS khác nhận xét GV rút lại câu trả lời đúng Cho HS thảo luận bài tập 1 Đại diện nhóm trình bày bài giải Các nhóm khác nhận xét HĐ3 (10 phút) Trò chơi ô chữ Giải thích cách chơi trò chơi ô chữ trên bảng kẻ sẳn. Mỗi nhóm chọn một câu hỏi từ 1 đến 9 điền vào ô chữ hàng ngang. Mỗi câu đúng 1 điểm, thời gian không quá 1 phút cho mỗi câu. Đoán đúng ô chữ hàng dọc số điểm tăng gấp đôi (2 điểm), nếu sai sẽ loại khỏi cuộc chơi. Xếp loại các tổ sau cuộc chơi Thảo luận và trả lời. Tham gia tranh luận các câu trả lời Sửa câu đúng và ghi vào vở của mình Thực hiện theo yêu cầu hướng dẫn của GV HS trả lời các câu hỏi Tóm tắt đề bài: m1= 2kg t1= 200C t2= 1000C c1 =4200J/kg.K m2= 0.5kg c1 = 880 J/kg.K mdầu =? q= 44.106J/kg Thảo luận nhóm bài 1 Đại diện nhóm trình bày bài giải Tóm tắt: F = 1400N s = 100km =105m m = 8kg q = 46.106 H =? Các nhóm cử đại điện bốc thăm câu hỏi Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi. A- Ôn tập: (HS tự ghi vào vở các câu trả lời) B- Vận dụng: I-Khoanh tròn chử cái ở câu trả lời đúng: 1.B ; 2B ; 3D ; 4C ; 5C II- Trả lời câu hỏi: Có hiện tượng khuếch tán vì các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách. Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán diễn ra chậm Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử cấu tạo nên vật lúc nào cũng chuyển động, Không. Vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng thực hiện công. Nước nóng dần lên là do có sự truyền nhiệt từ bếp sang ống nước ; nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hóa thành cơ năng. III-Bài tập: 1) Nhiệt lượng cung cấp cho ấm và nước: Q = Q1 +Q2 = m1.c1. rt + m2.c2. rt = 2.4200.80 +0.5.880.80 = 707200 J Theo đề bài ta có: Qdầu = Q => Qdầu = Q= .707200 Qdầu = 2357 333 J -Lượng dầu cần dùng: m = = = 0.05 kg 2) Công mà ôtô thực hiện được: A =F.s =1 400.100 000=140.106 J Nhiệt lượng do xăng bị đốt cháy tỏa ra: Q =m.q = 8.46.106= 368.106 J Hiệu suất của ôtô: .100%= 100%= 38% C- TRÒ CHƠI Ô CHỮ: 1 H Ỗ N Đ Ộ N 2 N H I Ệ T N Ă N G 3 D Ẫ N N H I Ệ T 4 N H I Ệ T L Ư Ơ N G 5 N H I Ệ T D U N G R I Ê N G 6 N H I Ê N L I Ệ U 7 N H I Ệ T H Ọ C 8 B Ứ C X Ạ N H I Ệ T KIỂM TR HỌC KỲ II ( ĐỀ PHÒNG GD)

File đính kèm:

  • docVẬT LÍ 8 NHUT 13-14_1.doc