I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm thí nhiệm.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học, ham hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Tranh phóng to mô hình của nguyên tử. Cho mỗi nhóm: 2 mảnh ni lông, 1 bút chì,
1 kẹp nhựa, 1 mảnh len, 1mảnh lụa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 2 đũa nhựa.
2. HS: - Ghi sẳn phiếu học tập SGK.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hs1: Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
- Hs2: Hai vật nhiễm điẹn cùng loại, khác loại thì chúng sẽ như thế nào? Muốn kiểm tra được hiện tượng trên thì ta làm như thế nào?
3. Tiến trình:
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 20, Bài 18: Hai loại điện tích - Năm học 2013-2014 - Phan Quang Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 Ngày soạn: 04-01-2014
Tiết : 20 Ngày dạy : 06-01-2014
Bài 18:
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm thí nhiệm.
3. Thái độ: - Yêu thích môn học, ham hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
II. Chuẩn bị :
1. GV: - Tranh phóng to mô hình của nguyên tử. Cho mỗi nhóm: 2 mảnh ni lông, 1 bút chì,
1 kẹp nhựa, 1 mảnh len, 1mảnh lụa, 1 thanh thuỷ tinh hữu cơ, 2 đũa nhựa.
2. HS: - Ghi sẳn phiếu học tập SGK.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hs1: Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
- Hs2: Hai vật nhiễm điẹn cùng loại, khác loại thì chúng sẽ như thế nào? Muốn kiểm tra được hiện tượng trên thì ta làm như thế nào?
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
- Ở bài trước chúng ta đã biết có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát, các vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ khác. Vậy 2 vật nhiễm điện đặt gần nhau thì chúng sẽ tương tác như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta tìm câu trả lời này.
Hoạt động 2: Làm thí nghiệm tạo 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực
tác dụng giữa chúng:
- Giới thiệu TN: Y/c hs quan sát hình 18.1 và hình 18.2 SGK, đọc y/c của thí nghiệm 1, tiến hành thí nghiệm 1 theo nhóm, thảo luận nhóm và đưa ra kết quả sau khi thí nghiệm?
- Từ thí nghiệm trên em có nhân xét gì về hai vật nhiễm điện giống nhau? Từ đó tìm từ thích hơp điền vào phần nhận xét?
- Quan sát nội dung trong SGK, tổ chức hoạt nhóm, tiến hành làm thí nghiệm, thảo luận.
+ Kẹp 2 mảnh nilông vào thân bút chi rồi nhấc lên, chúng không hút nhau và cũng không đẩy nhau.
+ Trải hai mảnh nilông này xuống mặt bàn, dùng miếng len cọ xát, khi nhấc lên thì chúng đẩy nhau.
+ Hai đầu đã cọ xát vào thành nhựa, khi để gần nhau thì chúng đẩy nhau.
- Nhận xét: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
I. Hai loại điện tích:
1) Thí nghiệm 1: SGK
Hoạt động 3: Làm thí nghiệm 2: Phát hiện 2 vật nhiễm điện hút nhau và
điện tích trái dấu (khác loại):
- Cho các nhóm tiến hành TN hình 18.3 theo hướng dẫn của SGK, thảo luận và đưa ra kết quả thí nghiệm?
- Thuỷ tinh và nhựa là 2 vật khác nhau, sau khi cọ xát chúng có tác dụng hút nhau . Liệu điện tích của chúng có giống nhau không?
- Vậy chúng nhiễm điện cùng loại hay khác loại? Tại sao?
- Hoạt động nhóm thí nghiệm, thảo luận nhóm:
- Sau khi đưa thanh thuỷ tinh đã nhiệm điện cọ xát bằng vải khô để gần miếng nhựa đã được cọ xát với miếng lụa, ta thấy chúng hút nhau.
- Không
- Khác loại. Vì nếu chúng nhiễm điện cùng loại thì chúng đẩy nhau. Do chúng hút nhau nên chúng nhiễm điện khác loại.
-Nhận xét: Thanh thuỷ tinh sẫm màu và thanh nựa sau khi cọ xát chúng hút nhau do chúng nhiễm điện khác nhau.
I. Hai loại điện tích:
1) Thí nghiệm 1: SGK
2) Thí nghiệm 2: SGK
Hoạt động 4: Kết luận và vận dụng kiến thức hiểu biết về 2 loại điện tích
và lực tác dụng giữa chúng:
-Từ kết quả nhận xét và 2 thí nghiệm trện hãy viết đầy đủ câu nhận xét và câu kết luận
- Thông báo tên 2 loại điện tích: là điện tích âm và điện tích dương: Quy ước.
+ Điện tích của thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát với lụa là điện tích dương.
+ Điện tích của thanh nhựa sau khi cọ xát với vải khô là điện tích âm;
- Cho hs hoàn thành C1?
- Kết luận: Có 2 loại điện tích 2 vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau , 2 vật mang điện tích ùøkhác loại thì hút nhau
C1: Mảnh vải nhiễm điện dương vì 2 vật nhiễm điện khác nhau thì hút nhau, thanh nhựa sẫm màu sau khi cọ xát vào mảnh vải mang điện tích âm, còn mảnh vải thì mang điện tích dương.
I. Hai loại điện tích:
3) Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau
- Điện tích dương kí hiệu là (+); điện tích âm kí hiệu là (-)
- C1: Mảnh vải nhiễm điện dương vì 2 vật nhiễm điện khác nhau thì hút nhau, thanh nhựa sẫm màu sau khi cọ xát vào mảnh vải mang điện tích âm, còn mảnh vải thì mang điện tích dương.
Hoạt động 5: Tìm hiêûu sơ lược về cấu tạo nguyên tử:
- Các vật nhiễm điện là các vật mang điện tích. điện tích này từ đâu mà có?
- Treo hình đơn giản về cấu tạo nguyên tử lên bảng sau đó thộng báo 4 nội dung về thuyết cấu tạo nguyên tử và y/c hs ghi vào vở?
- Nghe nội dung thông báo và ghi nội dung vào vở.
1. Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
2. Xung quang hạt nhân có các êlếctrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
3. Tổng điện tích âm của nguyên tử có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
4. Electrôn có thể chuyển động từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hoặc từ vật này sang vật khác.
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: (SGK)
1.Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
2. Xung quang hạt nhân có các êlếctrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ nguyên tử.
3. Tổng điện tích âm của nguyên tử có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân, do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
4. Electrôn có thể chuyển động từ nguyên tử này sang nguyên tử khác hoặc từ vật này sang vật khác.
Hoạt động 6: Vận dụng:
- Hoạt động nhóm, y/c hs vận dụng kiến thức để hoàn thành C2; C3; C4?
- C2: Trrước khi cọ xát trong vật có điện tích âm và điện tích dương (có trị số bằng nhau) các điện tích dương tồn trại ở dạng hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở dạng các êlếctrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3: Trước khi cọ xát các vật chưa hút mảnh gấy vụn vì các vật đó chưa bị nhiễm điện các điện tích dương và điện tích âm trung hoà lẫn nhau.
C4: Sau khi cọ xát như hình 18.5b mảnh vải nhiễm điện dương 6 dấu (+) và 3 dấu (-), thước nhựa bị nhiễm điện âm 7 dấu (-) và 4 dấu (+) thước nhựa bị nhiểm điện âm ddo nhận thêm êlếctrôn, mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn.
III. Vận dụng:
- C2: Trrước khi cọ xát trong vật có điện tích âm và điện tích dương (có trị số bằng nhau) các điện tích dương tồn trại ở dạng hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở dạng các êlếctrôn chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3: Trước khi cọ xát các vật chưa hút mảnh gấy vụn vì các vật đó chưa bị nhiễm điện các điện tích dương và điện tích âm trung hoà lẫn nhau
- C4: Sau khi cọ xát như hình 18.5b mảnh vải nhiễm điện dương 6 dấu (+) và 3 dấu (-)
thước nhựa bị nhiễm điện âm 7 dấu (-) và 4 dấu (+) thước nhựa bị nhiểm điện âm ddo nhận thêm êlếctrôn , mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn.
IV. Củng cố: - Có mấy loại điện tích, hai vật nhiễm điện cùng loại, khác loại thì chúng tương tác với nhau như thế nào?
- Hãy nêu quy ước về điện tích của thanh nhựa sẫm màu sau khi cọ xát với mảnh vải khô, điện tích của thanh thuỷ tinh sau khi cọ xát với miếng len là điện tích gì?
V. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm bài tập 18.1 -> 18.3 SBT, học ghi nhớ SGK.
- Chuẩn bị bài mới bài 19 SGK.
Rút kinh nghiệm:...................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 20 Ly 7 Tiet 20 nam 20132014.doc