Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 18, Bài 15: Đòn bẩy - Năm học 2013-2014

1. Mục tiêu

- Kiến thức: Học sinh xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O¬1, O2 và lực F1, F2), khi OO2 > OO1 thì F2 < F1. Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. Học sinh lấy được hai ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong thực tế.

- Kĩ năng: Làm được TN; thu thập và xử lí được thông tin qua TN để rút ra KL. Sử dụng được đòn bẩy trong những công việc thích hợp.

- Thái độ: Chủ động, tích cực, yêu thích bộ môn học. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

2. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ (bảng 15.1-SGK), tranh vẽ (H 14.1; 15.1), 1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê; hình vẽ 15.2; 15.3; 15.5 phóng to.

- Học sinh: Bảng 15.1, học bài cũ, đọc trước bài.

3. Phương pháp

- Tìm và giải quyết vấn đề.

- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.

4. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 6 - Tiết 18, Bài 15: Đòn bẩy - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn: 13/12/2013 Tiết 18 Ngày dạy: 16/12/2013 Bài 15. ĐÒN BẨY 1. Mục tiêu - Kiến thức: Học sinh xác định được điểm tựa (O), các lực tác dụng lên đòn bẩy đó (điểm O1, O2 và lực F1, F2), khi OO2 > OO1 thì F2 < F1. Nêu được tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Nêu được tác dụng này trong các ví dụ thực tế. Học sinh lấy được hai ví dụ về sử dụng đòn bẩy trong thực tế. - Kĩ năng: Làm được TN; thu thập và xử lí được thông tin qua TN để rút ra KL. Sử dụng được đòn bẩy trong những công việc thích hợp. - Thái độ: Chủ động, tích cực, yêu thích bộ môn học. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế. 2. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ (bảng 15.1-SGK), tranh vẽ (H 14.1; 15.1), 1 vật nặng, 1 gậy, 1 vật kê; hình vẽ 15.2; 15.3; 15.5 phóng to. - Học sinh: Bảng 15.1, học bài cũ, đọc trước bài. 3. Phương pháp - Tìm và giải quyết vấn đề. - Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS. 4. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp. + Kiểm tra bài cũ - Bài mới - Củng cố - Hướng dẫn về nhà Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề bài mới (5’) ? Dùng mặt phẳng nghiêng để dưa vật nặng lên cao có lợi gì? Cho ví dụ về sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế? - Đvđ: Nhắc lại tình huống thực tế và giới thiệu cách giải quyết thứ 3 “dùng đòn bẩy” như trong SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy (10’) - GV giới thiệu hình vẽ 15.1, 15.2, 15.3 (SGK), yêu cầu HS đọc mục 1 và cho biết: Các vật được gọi là đòn bấy có 3 yếu tố nào? - HS trả lời theo yêu cầu của GV. - GV dùng vật nặng, gậy, vật kê để minh hoạ -H15.2 (SGK). ? Dùng đòn bẩy mà thiếu 1 trong 3 yếu tố được không? - HS quan sát tranh vẽ và đọc SGK trả lời câu hỏi của GV. - GV yêu cầu HS làm câu C1. - HS lên bảng làm C1, điền vào bảng phụ. I- Tìm hiểu cấu tạo của đòn bẩy. - Điểm tựa O. - Trọng lượng vật (F1) cần nâng O1 - Lực nâng vật (F2) O2 O2 F2 O O1 F1 + C1: (1) – O1 ; (2) – O ; (3) – O2, (4) – O1 ; (5) – O ; (6) – O2. Hoạt động 3: Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? (22’) - GV yêu cầu HS đọc phần II mục 1 (SGK) và đặt câu hỏi: ? Trong H15.4 các điểm O, O1, O2 là gì? ? Khoảng cách OO1, OO2 là gì? - HS trả lời theo yêu cầu của GV,. - GV chốt lại vấn đề cần tìm hiểu là: So sánh lực kéo F2 và trọng lượng F1 của vật khi thay đổi khoảng cách OO1 và OO2. Muốn cho F2< F1 thì OO1 và OO2 phải thoả mản điều kiện gì? - HS đọc SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi.. - GV yêu cầu HS làm TN, thực hiện C2, theo yêu cầu và HD của GV ghi kết quả vào bảng. - GV yêu cầu HS điền từ vào chổ trống hoàn thành câu C3. Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung. - GV lưu ý HS có 3 cách điền vào câu C3: 1 - nhỏ hơn, 2 - lớn hơn. 1 - lớn hơn, 2 - nhỏ hơn. 1 - bằng, 2 - bằng II- Đòn bẩy giúp con người làm việc dễ dàng hơn như thế nào? 1. Đặt vấn đề. 2. Thí nghiệm. a) Chuẩn bị: b) Tiến hành đo (C2): Kết quả đo: So sánh OO2 với OO1 Trọng lượng của vật P = F1 Cường độ lực kéo vật F2 OO2 > OO1 F1 = ... N F2 = ... N OO2 = OO1 F2 = ... N OO2 < OO1 F2 = ... N 3. Kết luận. + C3: Muốn lực nâng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật. Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn về nhà (8’) - GV yêu cầu HS làm các câu hỏi phần vận dụng SGK, trả lời các câu C4, C5, C6. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung. - Cho HS đọc nội dung ghi nhớ của bài học. Hướng dẫn về nhà. - Học và nắm nội dung ghi nhớ của bài học. - Làm các bài tập trong SBT. - Tìm thêm các ví dụ về đòn bẩy được sử dụng trong đời sống thực tế. + C4: Tuỳ học sinh + C5: Học sinh quan sát trên hình vẽ và điền . + C6: Đặt điểm tựa gần cống bê tông hơn, buộc dây kéo xa điểm tựa hơn. 5. Rút kinh nghiệm: Ngaøy thaùng naêm 2013 Kí duyeät

File đính kèm:

  • docTiết 18.doc