Giáo án Vật lý 8 - Tiết 25, Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên

1. Kiến thức:

- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

2. Kĩ năng:

- Giải thích được một số hiện tượng sảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.

3. Thái độ:

- Tích cự xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, luyện tập tính cẩn thận chính xác cho học sinh. Qua đó phát triển năng lực tư duy của HS.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3630 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 - Tiết 25, Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2014 Tiết 25 - BÀI 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. 2. Kĩ năng: - Giải thích được một số hiện tượng sảy ra do các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Giải thích được hiện tượng khuếch tán. 3. Thái độ: - Tích cự xây dựng bài, có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, luyện tập tính cẩn thận chính xác cho học sinh. Qua đó phát triển năng lực tư duy của HS. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Bình thủy tinh. - Nước, dung dịch đồng sunfat. 2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Phát biểu ghi nhớ. - Giải thích hiện tượng cá có thể sống được dưới nước dù không khí nhẹ hơn nước gấp nhiều lần? 2. Bài mới: (1 phút) Giới thiệu bài: Hãy tưởng tượng giữa sân bóng đá có một quả bóng khổng lồ và rất nhiều học sinh từ mọi phía chạy tới xô dẩy quả bóng. Vì những xô đẩy này không cân bằng quả bóng lúc bay lên, khi rơi xuống, lúc bật sang trái, khi lăn qua phải. Trò chơi này tưởng như chẳng liên quan gì đến nguyên tử, phân tử thế mà có thể giúp ta hiểu được một trong những tính chất quan trọng của nguyên tử, phân tử. Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm Brao (5 phút) Mục tiêu: Quan sát sự chuyển động của hạt phấn. Hoạt động của GV Nội sung ghi bảng GV: Yêu cầu HS đọc nghiên cứu tài liệu trong sgk. HS: đọc tham khảo sgk GV: Trong thí nghiệm ta thấy các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng về mọi phía. Vậy nó chuyển động được là do đâu? I. Thí nghiệm Brao. SGK Hoạt động 2: Tìm hiều nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng (7 phút) Mục tiêu: Chứng minh được nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng GV: mô phỏng lại thí nghiệm và hướng dẫn HS: trả lời câu hỏi. GV: Quả bóng giống hạt nào trong thí nghiệm Brao? HS: Quả bóng giống hạt phấn hoa. GV: Những hạt phấn ấy tương tự những hạt nào? HS: Tương tự các phân tử nước. GV: Tại sao phân tử nước có thể làm cho hạt phấn hoa chuyển động? HS: Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng và va chạm vào hạt phấn từ nhiều phía làm hạt phấn chuyển động. II. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. C1: Hạt phấn hoa. C2: Phân tử nước. C3: Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng và va chạm vào hạt phấn hoa từ nhiều phía. Các va chạm này không cân bằng làm hạt phấn chuyển động. Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển động phân tử và nhiệt độ (5 phút) Mục tiêu: Hiểu được ảnh hưởng của nhiệt tới sự chuyển động của nguyên tử, phân tử. GV: Chuyển động của các phân tử có phụ thuộc vào nhiệt độ không? Phụ thuộc như thế nào? HS: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. GV: Liên hệ để giải thích tại sao cùng một lượng nước, một lượng đường bằng nhau, nhưng ở cốc nước nóng thì đường tan hết, do sự khuyêch tán của phân tử đường vào các phân tử nước cao hơn. III. Chuyển động phân tử và nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Hoạt động 4: Vận dụng (13 phút) Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức đã học. GV: Yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm. HS: Tiến hành thảo luận nhóm. GV: Cho HS khác nhận xét. GV: Tại sao sau một khoảng thời gian sunfat hòa lẫn vào nước? HS: Do sự chuyển động hỗn độn của các phân tử nước và đồng sunfat. GV: Không khí có trong nước nhờ có tính chất nào. HS: Các phân tử không khí chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía. GV: Khi nhiệt độ tăng thì các phân tử chuyển động như thế nào? HS: Khi nhiệt độ tăng thì các nguyên tử, phân tủ chuyển động càng nhanh hay các phân tử sẽ khuyếch tán nhanh hơn. IV. Vận dụng C4: Các phân tử nước và đồng sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng có thể chuyển động lên trên xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước. Và các phân tử nước có thể chuyển động xuống phía dưới xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử đồng. C5: Do các phân tử không khí và nước có khoảng cách. Mà các phân tử nước và không khí đều chuyển động không ngừng. C6: Có. Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn. C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn, vì các phân tử chuyển động nhanh hơn. Hoạt động 5: (9 phút) Mục tiêu: Giúp học sinh cũng cố bài vừa học và chuẩn bị cho bài mới IV. Củng cố: Nêu lại nội dung bài học. V. Hướng dẫn tự học: 1. Bài vừa học: - Đọc lại phần ghi nhớ. - Làm hết các bài tập trong SBT. 2. Bài sắp học: - Học thuộc bài cũ. - Làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài sắp học “Nhiệt năng”. VI.Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBAI 20 NGUYEN TU PHAN TU CHUYEN DONG HAY DUNG YEN.doc