Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì?

- Nêu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó

- Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở

2. Kĩ năng

- Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và 2 ở bài trước. Hình ảnh kí hiệu của điện trở trong sơ đồ mạch điện

- HS: Học bài cũ và hoàn thành các bài tập ở nhà.

III. Phương pháp

- Thực hành, vấn đáp gợi mở, .

IV. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

? Nêu kết luận về mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.

3. Bài mới (35 phút)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 2: Điện trở của dây dẫn - Định luật ôm - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/8/2012 Ngày giảng: 25/8/2012 Tiết 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật ôm I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì? - Nêu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó - Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở 2. Kĩ năng - Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản. 3. Thái độ - Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học - GV: Kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và 2 ở bài trước. Hình ảnh kí hiệu của điện trở trong sơ đồ mạch điện - HS: Học bài cũ và hoàn thành các bài tập ở nhà. III. Phương pháp - Thực hành, vấn đáp gợi mở, .... IV. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Nêu kết luận về mối quan hệ giữa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó. 3. Bài mới (35 phút) * GV đặt vấn đề như SGK. (1 phút) Hoạt động 1: Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn ( 6 phút ) Mục tiêu: Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì? Đồ dùng: Bảng phụ kẻ sẵn bảng ghi giá trị thương số đối với mỗi dây dẫn dựa vào số liệu trong bảng 1 và 2 ở bài trước. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV treo bảng kẻ sẵn ( chưa điền ), hướng dẫn HS tính toán chính xác. - Cho cả lớp thảo luận rút ra nhận xét. - Từng HS làm C1 và điền vào bảng kẻ sẵn của GV. - Từng HS trả lời C2. - Cả lớp thảo luận, nhận xét. I. Điện trở của dây dẫn 1. Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn C1: Dựa vào bảng số liệu TN C2: Dựa vào bảng số liệu TN Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm điện trở ( 10’ ) Mục tiêu: Nêu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó Đồ dùng: Hình ảnh kí hiệu của điện trở trong sơ đồ mạch điện - Cá nhân HS đọc phần thông báo khái niệm điện trở trong SGK. - Cá nhân HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. ? Tính điện trở của một dây dẫn bằng công thức nào ? ? Khi tăng HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn lên 2 lần thì điện trở của nó thay đổi như thế nào ? vì sao ? ? HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn là 4V, dòng điện chạy qua nó có cường độ 200mA. tính điện trở của dây? ? Đổi đơn vị : 0,5M= .......K= ......... ? Điện trở có ý nghĩa gì? +, R = +, R không đổi vì không đổi +, R = = = 20 +, 0,5M = 500K = 500 000 2. Điện trở - Công thức: R = - Kí hiệu sơ đồ: - Đơn vị điện trở: - Ngoài ra còn các đơn vị khác: kilôôm(k); mêgaôm (M) 1 k= 1000 ; 1 M= 1000 000 - ý nghĩa: Điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn đó Hoạt động 3: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm ( 8 phút ) Mục tiêu: - Phát biểu và viết được hệ thức định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở - Vận dụng được định luật Ôm để giải được một số dạng bài tập đơn giản. - Cá nhân HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Với HĐT U không đổi mà CĐDĐ I qua dây càng lớn thì điện trở của dây có giá trị như thế nào ? ? Cường độ dòng điện I phụ thuộc vào những yếu tố nào của dây dẫn? ? Viết hệ thức của định luật Ôm? ? Phát biểu nội dung định luật? - HS viết hệ thức định luật Ôm vào vở và phát biểu định luật. II. Định luật ôm 1. Hệ thức của định luật - Công thức định luật ÔM: R= trong đó: U đo bằng vôn(V) I đo bằng ampe (A) R đo bằng ôm () 2. Phát biểu định luật: (SGK- 8) Hoạt động 4: Vận dụng ( 10’) Mục tiêu: - Phát biểu và viết được hệ thức định luật Ôm đối với đoạn mạch có điện trở - Vận dụng được định luật Ôm để giải một số bài tập đơn giản. - Nêu được điện trở của một dây dẫn được xác định như thế nào và có đơn vị đo là gì? - Nêu được điện trở của một dây dẫn đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn đó - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: ? Công thức R= dùng để làm gì? ? Các đại lượng trong công thức có đơn vị là gì? ? Từ công thức R= có thể phát biểu : “ Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT giữa hai đầu dây, tỉ lệ nghịch với CĐ DĐ qua dây “ được không ? tại sao? - Gọi HS lên đọc C3 và tóm tắt ? Nêu cách giải - GV uốn nắn, sửa chữa, chính xác hoá lời giải của HS - HS dưới lớp trả lời ra nháp. - HS ghi câu trả lời đúng C3, C4 vào vở. III. Vận dụng - Phát biểu đó là sai vì tỉ số U/I là không đổi đối với 1 dây dẫn do đó không thể nói R tỉ lệ thuận với U, tỉ lệ nghịch với I C3: Tóm tắt Giải: AD biểu thức định luật ÔM thay số: U= 12. 0,5A= 6V Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc đèn là 6V C4: Vì cùng 1 hiệu điện thế U đặt vào hai đầu các dây dẫn khác nhau, I tỉ lệ nghịch với R nên R2= 3 R1 thì I1= 3 I2 4. Củng cố(3 ‘ ) - GV củng cố kiến thức cơ bản của bài học ? Viết hệ thức của định luật Ôm? ? Phát biểu nội dung định luật? 5. Hướng dẫn học ở nhà (1’ ) - Học phần ghi nhớ trong SGK - Đọc phần “ có thể em chưa biết “, - Mỗi học sinh chuẩn bị sẵn báo cáo thực hành theo mẫu, trong đó đã trả lời các câu hỏi của phần 1.

File đính kèm:

  • doctiet 2.doc