I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun - Len-Xơ
2. Kĩ năng
- Vận dụng được định luật Jun - Len-Xơ để gải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan
3. Thái độ
- Có tinh thần hợp tác trong nhóm, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Hình 13.1 và 16.1 SGK
- HS: Tìm hiểu bài mới
III. Phương pháp
- Vấn đáp gợi mở, .
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới (40 phút)
Hoạt động1: Tìm hiểu hệ thức của định luật Jun - Len-Xơ (20 phút)
Mục tiêu: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun - Len-Xơ. Giải thích các đại lượng và đơn vị đo
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 19: Định luật Jun - Len-xơ - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/10/2012
Ngày giảng: 27/10/2012
Tiết 19: định luật jun - len-xơ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun - Len-Xơ
2. Kĩ năng
- Vận dụng được định luật Jun - Len-Xơ để gải thích các hiện tượng đơn giản có liên quan
3. Thái độ
- Có tinh thần hợp tác trong nhóm, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Hình 13.1 và 16.1 SGK
- HS: Tìm hiểu bài mới
III. Phương pháp
- Vấn đáp gợi mở, ....
IV. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (không)
3. Bài mới (40 phút)
Hoạt động1: Tìm hiểu hệ thức của định luật Jun - Len-Xơ (20 phút)
Mục tiêu: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun - Len-Xơ. Giải thích các đại lượng và đơn vị đo
Đồ dùng: Hình 13.1 và 16.1 SGK
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Y/c HS quan sát Hình 13.1 SGK, đọc và trả lời các câu hỏi mục I SGK
- Gọi HS nhận xét và bổ sung
- GV chuẩn kiến thức
- GV giới thiệu: Vì điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng nên áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
? Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn Q=?
- GV treo Hình 16.1 SGK
- Y/c HS mô tả TN xác định điện năng sử dụng và nhiệt lượng toả ra
- Y/c HS thảo luận làm C1, C2
- GV hướng dẫn HS trả lời C3
- GV thông báo: Nếu tính cả phần nhỏ nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh thì Q = A. Như vậy hệ thức định luật Jun - Len-Xơ mà ta suy luận từ phần 1 đã được khẳng định qua TN kiểm tra
- Y/c HS dựa vào hệ thức trên phát biểu thành lời
- GV chỉnh lại cho chính xác thông báo đó chính là nội dung định luật Jun - Len-Xơ
- GV thông báo: Nhiệt lượng Q ngoài đơn vị là Jun (J) còn lấy đơn vị đo là calo. 1 calo = 0,24J
Q = 0,24.I2.R.t
I. Trường hợp điện năng biến đổi thành nhiệt năng
1. Một phần điện năng biến đổi thành nhiệt năng
VD: HS tự lấy ví dụ
2. Toàn bộ điện năng biến đổi thành nhiệt năng
VD: HS tự lấy ví dụ
II. Định luật Jun - Len-Xơ
1. Hệ thức của định luật
- Vì điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng
Q = I2.R.t
2. Xử lí kết quả của thí nghiệm kiểm tra
C1: A= U.I.t = I2.R.t = (2,4)2. 5.300 = 8640 (J)
C2: Q1= c1.m1.= 4200.0,2.9,5 = 7980 (J)
Q2= c2.m2.= 880.0,078.9,5 = 652,08 (J)
Nhiệt lượng mà nước và bình nhôm nhận được là: Q= Q1+ Q2= 7980 + 652,08 = 8632,08 (J)
C3: Q A
3. Phát biểu định luật
Q = I2.R.t
Trong đó: R là điện trở của dây dẫn ()
I là cường độ dòng điện (A)
t là thời gian dòng điện chạy qua (s)
- Nội dung: (SGK- 45)
Hoạt động 2: Vận dụng định luật Jun - Len-Xơ (20 phút)
Mục tiêu: Vận dụng được định luật Jun - Len-Xơ để gải thích các hiện tượng đơn giản trong thực tế.
- GV hướng dẫn HS trả lời C4:
+ Q = I2.R.t vậy nhiệt lượng toả ra ở dây tóc bóng đèn và dây nối khác nhau do yếu tố nào?
+ So sánh điện trở của dây nối và dây tóc bóng đèn?
+ Rút ra kết luận gì?
- Gọi HS đọc C5 và tóm tắt
- GV hướng dẫn HS làm bài
- Gọi HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”.
- GV củng cố: Giới thiệu bảng tiết diện dây đồng và dây chì được quy định theo cường độ dòng điện định mức. Để tránh hoả hoạn và hao phí năng lượng điện.
III. Vận dụng
C4: + Dây tóc bóng đèn được làm từ hợp kim có điện trở suất lớnlớn hon nhiều so với điện trở dây nối
+ Q = I2.R.t mà cường độ dòng điện qua dây tóc bóng đèn và dây nối như nhau
Q toả ra ở dây tóc bóng đèn lớn hơn ở dây nốiDây tóc bóng đèn nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng còn dây nối hầu như không nóng lên
C5:
Tóm tắt: ấm (220V – 1000W); U= 220V
V= 2l m = 2kg
t01= 200C ; t02= 1000C; c = 4200J/kg.K
t = ?
Giải
Vì ấm sử dụng ở U = 220V P = 1000W
Theo định luật bảo toàn năng lượng:
A = Q hay P .t = c.m.
Thời gian đun sôi nước là 672 s
4. Củng cố(3 phút)
- Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun - Len-Xơ?
5. Hướng dẫn học ở nhà(1 phút)
- Học bài theo ghi nhớ
- Đọc “ Có thể em chưa biết”.
- Chuẩn bị bài mới: Bài tập vận dụng định luật Jun - Len-Xơ
File đính kèm:
- tiet 16.doc