Giáo án Vật lí Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thanh Quang

-Phát biểu được định luật Ôm.

-Nêu được điện trở của một dây dẫn có giá trị hoàn toàn xác định, được tính bằng thương số giữ hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua nó. Nhận biết được đơn vị của điện trở.

-Nêu được đặc điểm về cường độ dòng điện, về hiệu điện thế và điện trở tương đương đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song.

-Nêu được mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.

-Nêu được biến trở là gì và các dấu hiệu nhận biết điện trở trong kỹ thuật.

-Nêu được ý nghĩa các trị số vôn và oát ghi trên thiết bị tiêu thụ điện năng.

-Viết được các công thức tính công suất điện và điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch.

-Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có năng lượng.

-Chỉ ra được sự chuyển hóa các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, đông cơ điện hoạt động.

 

doc218 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 9 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thanh Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. C. Không thấy ánh sáng màu D. Đủ mọi màu. Câu 65: Nhìn một bóng đèn đỏ qua một lăng kính ( không có khe hẹp), ta thấy gì? Chỉ ra câu trả lời sai: A. Chỉ thấy được ánh sáng đỏ. B. Không thấy được ánh sáng trắng. C. Có thể thấy được ánh sáng xanh. D. Có thể thấy được ánh sáng màu cầu vồng. Câu 66: Cách làm nào dưới đây, có sự trộn các ánh sáng màu: A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tờ bìa màu vàng. B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua tấm lọc màu vàng. C. Chiếu một chùm sáng trắng xuyên qua hai tấm lọc : một màu đỏ, một màu vàng. D. Chiếu đồng thời một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào cùng một chỗ trên một tờ giấy trắng. Câu 67: Chọn câu đúng. A. Tờ bìa màu đỏ dưới ánh sáng lục sẽ có màu vàng. B. Tờ giấy màu lục dưới ánh sáng đỏ cũng có màu vàng. C. Tờ giấy màu trắng đặt dưới ánh sáng nào cũng có màu trắng. D. Tờ giấy màu đen đặt dưới ánh sáng nào cũng có màu đen. Câu 68: Trong công việc nào dưới đây, người ta sử dụng nhiệt của ánh sáng? A. Tỉa bớt các cành của cây cao để cho nắng chiếu xuóng vườn. B. Bật đèn trong phòng khi trời tối. C. Phơi quần áo ngoài nắng cho chóng khô. D. Đưa chiếc máy tính chạy bằng pin mặt trời ra chỗ sáng cho nó hoạt động. Câu 69: Chỉ ra sự chuyển hoá năng lượng trong tác dụng quang điện. A. Điện năng chuyển hoá thành quang năng. B. Quang năng chuyển hoá thành điện năng. C. Nhiệt năng chuyển hoá thành quang năng. D. Quang năng chuyển hoá thành nhiệt năng. Câu 70: Điện năng được chuyển hoá trực tiếp thành quang năng trong dụng cụ nào dưới đây? A. Pin quang điện. B. Đèn LED. C. Bóng đèn dây tóc. D. Bóng đèn pin. Câu 71: Tác dụng nhiệt của ánh sáng không được dùng trong các công việc nào sau đây? A. Sấy khô. B. Sưởi nóng. C. Diệt trùng. D. Máy phát điện. Câu 72: Chọn câu đúng: A. Ánh sáng chỉ có tác dụng nhiệt, sinh học, quang điện mà không có tác dụng hoá học. B. Ánh sáng có tác dụng nhiệt, sinh học, quang điện và hoá học. C. Ánh sáng mặt trời chỉ có tác dụng nhiệt, và quang điện. D. Ánh sáng càng mạnh thì tác dụng nhiệt mạnh hơn các tác dụng khác. Câu 73: Những vật có màu nào thì có khả năng hấp thụ ánh sáng nhiều nhất? A. Vật có màu đen. B. Vật có màu trắng. C. Vật có màu đỏ. D. Vật có màu vàng. Câu 74: Tác dụng quang điệ của ánh sáng là: A. Năng lượng ánh sáng biến đổi trực tiếp thành năng lượng điện. B. Năng lượng ánh sáng biến đổi trực tiếp thành năng lượng nhiệt, rồi từ năng lượng nhiệt biến đổi thành năng lượng điện. C. Năng lượng ánh sáng biến đổi trực tiếp thành năng lượng sinh học, rồi từ năng lượng sinh học biến đổi thành năng lượng điện. D. Năng lượng ánh sáng biến đổi trực tiếp thành năng lượng hoá học, rồi từ năng lượng hoá học biến đổi thành năng lượng điện. Câu 75: Pin mặt trời là một thiết bị: A. Dùng để biến đổi trực tiếp ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện. B. Dùng để biến đổi năng lượng điện thành năng lượng ánh sángcó cùng thành phần như ánh sáng Mặt Trời. C. Có thành phần cấu tạo như thành phần của Mặt Trời. D. Mô phỏng nguyên lí hoạt động của Mặt Trời. Câu 76: Xét về mặt quang học, hai bộ phận quang trọng nhất của mắt là: A. Giác mạc, lông mi. B. Thể thuỷ tinh, võng mạc. C. Thể thuỷ tinh, tuyến lệ. D. Điểm mù, con ngươi. Câu 77: Nếu một người cận thị mà đeo thấu kính hội tụ thì vật ở vô cực sẽ hội tụ tại một điểm: A. Xuất hiện đúng trên võng mạc. B. Nằm sau võng mạc. C. Phía trước và xa võng mạc hơn so với khi không mang kính. D. Gần võng mạc hơn so với khi không mang kính. Câu 78: Khi chụp vật ở xa, để ảnh rõ nét, phải điều chỉnh để: A. Phim nằm đúng vị trí tiêu điểm của vật kính. B. Phim nằm trước vị trí tiêu điểm của vật kính. C. Phim nằm sau vị trí tiêu điểm của vật kính. D. Phim càng gần vật kính càng tốt. Câu 79: Cách nào không thể tạo ra ánh sáng màu vàng : A. Tách ánh sáng trắng thành ánh sáng màu và chọn màu vàng. B. Dùng các nguồn ánh sáng màu vàng. C. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng. D. Chiếu chùm ánh sáng màu đỏ qua tấm lọc màu lục. Câu 80: Hiện tượng quang hợp của cây cối thể hiện tác dụng : A. Nhiệt của ánh sáng mặt trời. B. Tác dụng sinh học của ánh sáng mặt trời. C. Tác dụng điện của ánh sáng mặt trời. D. Tác dụng từ của ánh sáng mặt trời. Câu 81: Những hiện tượng nào sau đây thể hiện năng lượng đã được chuyển hoá thành công hoặc nhiệt năng? A. Ánh sáng chiếu đến tấm kim loại làm tấm kim loại nóng lên. B. Ánh sáng chiếu đến gương và phản xạ toàn bộ trở lại. C. Tảng đá nằm yên trên mặt đất. D. Pin mới xuất xưởng, chưa sử dụng. Câu 82: Máy sấy tóc đang sử hoạt động. Đã có sự biến đổi: A. Điện năng thành cơ năng. B. Điện năng thành quang năng. C. Điện năng thành nhiệt năng. D. Điện năng thành cơ năng nhiệt năng. Câu 83: Trong động cơ điện, điện năng đã được biến đổi thành dạng năng lượng nào? A. Động năng và thế năng B. Thế năng và nhiệt năng. C. Cơ năng và nhiệt năng. D. Cơ năng và hoá năng. Câu 84: Trong máy phát điện xoay chiều, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào? A. Từ nhiệt năng thành điện năng. B. Từ thế năng thành điện năng. C. Từ hoá năng thành cơ năng và điện năng. D. Từ cơ năng thành điện năng. Câu 85: Nói về pin mặt trời, câu nào dưới đây là đúng? A. Không cần cung cấp cho pin năng lượng, tự nó sinh ra điện năng. B. Pin mặt trời thu điện năng trực tiếp từ Mặt Trời. C. Pin mặt trời nhận được năng lượng của ánh sáng Mặt Trời biến đổi thành điện năng. D. Ánh sáng Mặt Trời làm cho năng lượng hạt nhân biến đổi thành điện năng. Câu 86: Thiết bị nào sau đây tích luỹ điện năng dưới dạng hoá năng? A. Acquy, pin, pin khô. B. Máy phát điện một chiều. C. Đinamô xe đạp. D. Pin mặt trời. Câu 87: Khi đạp xe vào ban đêm, bóng đèn sáng . Quá trình năng lượng đã biến đổi theo thứ tự: A. Điện năng, cơ năng, quang năng. B. Cơ năng, điện năng, quang năng. C. Cơ năng, hoá năng, quang năng. D. Điện năng, hoá năng, quang năng. Câu 88: Có hai viên pin, bề ngoài như nhau. Làm thế nào để nhận biết được viên pin cũ đã dùng rồi và viên pin mới chưa dùng? A. Viên pin mới có khối lượng lớn hơn viên pin cũ. B. Viên pin mới có thể tích lớn hơn viên pin cũ. C. Thời hạn sử dụng ghi trên viên pin cũ kết thúc sớm hơn viên pin mới. D. Viên pin mới làm bóng đèn sáng hơn viên pin cũ. Câu 89: Năng lượng điện cung cấp cho bóng đèn được chuyển hoá thành các dạng nào sau đây? A. Nhiệt năng. B. Năng lượng của ánh sáng nhìn thấy. C. Nhiệt năng và năng lượng của ánh sáng nhìn thấy. D. Nhiệt năng và năng lượng của ánh sáng nhìn thấy và không nhìn thấy. Câu 90: Nội dung nào sau đây không thể hiện định luật bảo toàn năng lượng? A. Cơ năng luôn luôn biến đổi thành động năng và ngược lại. B. Tổng năng lượng của một vật cô lập không đổi. C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. D. Nếu có thiếu hụt năng lượng thì phải hiểu phần thiếu hụt ấy đã chuyển hoá thành một dạng năng lượng khác. Câu 91: Quả bóng rơi xuống và sau khi chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì: A. Một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành nhiệt năng. B. Một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành quang năng. C. Một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành hoá năng. D. Một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành điện năng. Câu 92: Trời rét, mặc áo bông sẽ giúp cơ thể giứ ấm, Sở dĩ như vậy là vì: A. Áo bông có nhiệt năng làm cơ thể ấm lên. B. Áo bông không cho nhiệt năng thoát ra ngoài môi trường. C. Áo bông lấy năng lượng từ môi trường bên ngoài và cung cấp cho cơ thể. D. Áo bông tạo các phản ứng hoá học giúp cơ thể ấm thêm. Câu 93: Một người cao 1,6m đứng cách máy ảnh 5m. Vật kính cách phim 8cm ảnh trên phim cao bao nhiêu ? A. 25cm B. 2,5cm C. 2,56cm D. 2,65cm Câu 94: Một người cao 1,5m, đứng cách một máy ảnh 2m. Phim cách vật kính 5cm. Hỏi ảnh người ấy trên phim cao bao nhiêu cm? A. 0,6cm B. 3,75cm. C. 6cm. D. 60cm. Câu 95: Độ bội giác của một kính lúp là 2,5x. Tiêu cự của kính lúp có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. 10dm. B. 1 dm. C. 0,1cm. D. 1cm. Câu 96: Một vật cao 120cm, đặt cách máy ảnh một khoảng 2m. sau khi chụp thì thấy ảnh của nó trên phim cao 3cm. Hỏi khoảng cách từ phim đến vật kính nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. 5cm. B. 90cm. C. 1,8cm. D. 50cm. Câu 97: Cột điện cao 10m, cách người đứng một khoảng 40m. Nếu từ thể thuỷ tinh đến màng lưới của mắt người là 2cm thì ảnh của cột điện trong mắt cao là: A. 0,5cm. B. 5cm. C. 8cm. D. 50cm. Câu 98: Dùng một kính lúp có tiêu cự 12cm để quan sát một vật nhỏ có độ cao 1mm. Muốn ảnh có độ cao 1cm thì phải đặt vật cách kính lúp là: A. 13,2cm. B. 24cm. C. 10,8cm. D. 1,08cm. Câu 99: Vật AB cao 1,5m, khi chụp thấy ảnh của nó cao 6cm và cách vật kính 10cm. Khoảng cách từ vật đến máy ảnh là: A. 250cm. B. 25cm. C. 90cm. D. 40cm. Câu 100: Một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 10cm một khoảng d = 30cm. Điểm sáng cách trục chính của thấu kính 5cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh là: A. 20cm và 25cm. B. 15cm và 25 cm. C. 1,5cm và 25cm. D. 15cm và 2,5cm. ----------- HẾT ---------- ĐÁP ÁN CỦA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007 -2006 VẬT LÝ 9 1 C 26 C 51 D 76 B 2 C 27 B 52 B 77 C 3 D 28 D 53 A 78 A 4 A 29 C 54 B 79 D 5 B 30 B 55 A 80 B 6 D 31 C 56 A 81 A 7 D 32 A 57 A 82 D 8 D 33 A 58 A 83 C 9 D 34 B 59 B 84 D 10 B 35 C 60 A 85 C 11 C 36 D 61 C 86 A 12 A 37 C 62 A 87 B 13 A 38 B 63 B 88 D 14 C 39 C 64 D 89 D 15 C 40 B 65 A 90 A 16 A 41 A 66 D 91 A 17 C 42 C 67 D 92 B 18 D 43 D 68 C 93 C 19 B 44 B 69 B 94 B 20 A 45 D 70 B 95 B 21 D 46 D 71 D 96 A 22 A 47 A 72 B 97 A 23 C 48 B 73 A 98 C 24 C 49 A 74 A 99 A 25 C 50 B 75 A 100 D Tuần: 38 Tiết: 74 Ngày soạn: Ngày kiểm tra: Tiết 69: KIỂM TRA HỌC KÌ II. Sở GD ra đề. RÚT KINH NGHIỆM: Tuần: 39 Tiết: Ngày soạn : Ngày giảng : Tra bai Tuần:40 Tiết: Ngày soạn : Ngày giảng : hoan thành

File đính kèm:

  • docgiaoanvatly9tichhop.doc
Giáo án liên quan