Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2013-2014

1. MỤC TIÊU

1.1/ Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển.

- Giải thích được một số cách đo áp suất khí quyển, hiện tượng đơn giản, biết đơn vị đo,

 1.2/ Kĩ năng: Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân.

1.3/ Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

+BPGDBVMT: Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ôxi.

2. CHUẨN BỊ

 2.1) Chuẩn bị của GV:

 Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.

 Một ống thủy tinh dài 10 - 15 cm, tiết diện 2 - 3mm.

 Một cốc đựng nước.

 2.2) Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà

3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 3.1) Ổn định lớp (1’)

 KTSS

 3.2) KTBC: (0’) Không kiểm tra

 3.2) Bài mới

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 639 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Áp suất khí quyển - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11 Tiết: 11 NS: 04/10/2013 Bài 9. ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 1. MỤC TIÊU 1.1/ Kiến thức: - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. - Giải thích được một số cách đo áp suất khí quyển, hiện tượng đơn giản, biết đơn vị đo, 1.2/ Kĩ năng: Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân. 1.3/ Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống. +BPGDBVMT: Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ôxi. 2. CHUẨN BỊ 2.1) Chuẩn bị của GV: Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng. Một ống thủy tinh dài 10 - 15 cm, tiết diện 2 - 3mm. Một cốc đựng nước. 2.2) Chuẩn bị của HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 3.1) Ổn định lớp (1’) KTSS 3.2) KTBC: (0’) Không kiểm tra 3.2) Bài mới Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung HĐ1(3’). Tổ chức tình huống học tập Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề Nước thường hay chảy xuống. Vậy tại sao quả dừa đục 1 lỗ, dốc xuống nước dừa không chảy xuống? HĐ2(20’). Tìm hiểu về sự tồn tại của áp suất khí quyển Phương pháp: thí nghiệm, vấn đáp, quan sát, nhận xét, ... - Giới thiệu lớp khí quyển của Trái đất: Trái đất chúng ta bao bọc bởi một lớp không khí rất dày (hàng ngàn km) ® khí quyển. - Sự tồn tại của khí quyển được giải thích như thê nào? - HS làm TN H.9.2; 9.3 SGK - Thảo luận nhóm và làm C1, C2, C3 - Yêu cầu HS đọc TN3 ® làm C4 - Nhóm thảo luận kết quả TN hình 9.2 giải thích câu C1 -HS thực hiện TN như hình 9.3, quan sát hiện tượng trả lời câu C2, C3. - HS đọc thí nghiệm, quan sát hình 9.4, thực hiện câu C4. I. Sự tổn tại của áp suất khí quyển: * Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. 1) TN1: (H.9.2) C1. pKK trong hộp < p ở ngoài 2) TN2: (H.9.3) C2. Vì áp lực của KK tác dụng vào nước từ dưới lên > trọng lượng của cột nước C3. Nước sẽ chảy ra vì áp suất khí trong ống và áp suất cột nước trong ống lớn hơn áp suất khí quyển. 3) TN3: (H.9.4) C4. Áp suất trong quả cầu là 0 mà vỏ quả cầ chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt nhau. ® Trái đất và tất cả các vật trên trái đất đều chịu áp suất khí quyển theo mọi hướng. HĐ3 (20’) Vận dụng - Củng cố Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, phân tích GV hướng dẫn HS về nhà làm C8, C9, C12 trong phần vận dụng. - Khi lên cao áp suất khí quyển giảm, ở áp suất thấp lượng ôxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống con người và động vật. Hoặc khi xuống các hầm sâu, áp suất kq tăng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy cần có biện pháp gì để đảm bảo cho sức khỏe con người? ? Nêu sự tồn tại của áp suất chất lỏng ? Áp suất khí quyển được tính như thế nào ? - HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời C8, C9, C12. -Để bảo vệ sức khỏe cần tránh thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ôxi. ! Phát biểu nội dung ghi III. Vận dụng C8. Nước không chảy ra ngoài vì áp suất khí quyển > áp suất do trọng lượng cột nước trong cốc gây ra. C9. Bẻ 1 đầu ống thuốc tiêm ® thuốc không chảy ra; bẻ cả 2 đầu ® thuốc chảy ra dễ dàng C12. Vì độ cao của áp suất khí quyển không xác định được chính xác và trọng lượng riêng của KK thay đổi theo độ cao. * Ghi nhớ: SGK 4. Dặn dò về nhà: (1’) - Học thuộc ghi nhớ và xem lại các câu C - Giải bài tập 9.1; 9.2; 9.3; 9.5 trong SBT - Đọc trước bài 10. LỰC ĐẨY AC- SI- MET DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • docTuần 11.doc