Giáo án Vật Lí Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

– Nêu được định nghĩa chuyển động cơ học và những VD về chuyển động cơ học.

– Nêu được VD về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

– Nêu được VD về các dạng chuyển động thường gặp.

2. Kĩ năng:

– Biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.

3. Thái độ:

– Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị.

– Tranh vẽ: hình 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 SGK.

III. Tổ chức hoạt động dạy học.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra sỉ số:

 

doc55 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2011-2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n động cong. Vật tốc: - Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. - Công thức tính vật tốc: v = Trong đó: s là quãng đường đi được t là thời gian đi hết quãng đường đó. - Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h. Chuyển động đều và chuyển động không đều: - Cđộng đều là chuyển động mà vật tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. - Cđộng không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. - Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức: vtb = Trong đó: s là quãng đường đi được t là thời gian đi hết quãng đường đó. Biểu diễn lực: Lực là một đại lượng véctơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: - Gốc là điểm đặt của lực. - Phương, chiều trùng với phương và chiều của lực. - Độ dài biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước. Sự cân bằng lực- quán tính. - Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật ,có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. - Dưới tác dụng của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động này được gọi là chuyển động theo quán tính. - Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. Lực ma sát: - Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. - Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. - Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. - Lực ma sát có thể có hại hoặc có lợi. Áp suất: - Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. - Áp suất được tính bằng công thức: - Đơn vị: N/m2 Aùp suất chất lỏng – Bình thông nhau: - Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. - Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. - Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. Áp suất khí quyển: - Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. - Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tôrixeli, do đó người ta thường dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. - Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất khí quyển càng giảm. Lực đẩy Ácsimét: - Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ácsimét. - Công thức tính lực đẩy Ácsimét: FA = d.V Trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng. V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Sư nổi: - Nhúng một vật vào chất lỏng thì: + Vật chìm xuống: FA < P + Vật nổi lên khi: FA > P + Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ácsimét: FA = d.V, trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải là thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Công cơ học: - Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời. - Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển. - Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực : A = F.s - Đơn vị của công là jun (kí hiệu là J). 1J = 1N.m. II. BÀI TẬP: bê đang đứng yên trên xe. Bất chợt đẩy xe chuyển động về phía trước. Hỏi búp bê sẽ ngã về phía nào? Tại sao? Hãy dùng khái niệm quán tính để giải thích hiện tượng: khi nhảy từ bậc cao xuống, chân ta bị gập lại. Hãy giải thích hiện tượng sau và cho biết hiện tượng này ma sát có ích hay có hại: a. Giày đi mãi đế bị mòn. b. Khi đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã. Biểu diễn các lực sau đây: a. Trọng lực của vật là 2000N (tỉ xích 1cm ứng với 500N). b. Lực kéo 15000N theo phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái ( tỉ xích 1cm ứng với 5000N) Một xe tăng có trọng lượng 340 000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ôtô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250cm2. Tóm tắt Fxt= 340 000N Sxt= 1,5m2 Fôtô = 20 000N Sôto = 250cm2 = 0,025m2 Pxt = ? pxt = ? Giải Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang: Pxt = = = 226 666,6 N/m2 Áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang: pxt = = = 800 000 N/m2 Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang nhỏ hơn áp suất của ôtô. Một thùng cao 1,4m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và một điểm cách đáy 0,6m. Tóm tắt h1 = 1,4m h2 = 1,4 – 0,6 = 0,8m dnước = 10 000N/m3 p1 = ?, p2 = ? Giải Áp suất của nước lên đáy thùng: p1= d x h1 = 10 000 x 1,4 = 14 000 N/ m2 Áp suất của nước lên điểm cách đáy 0,6: P2= d x h2 = 10 000 x 0,8 = 8 000 N/ m2 Thả một hòn bi thép vào thuỷ ngân thì bi nổi hay chìm? Tại sao? Thể tích của miếng sắt là 2 dm3. Tính lực đẩy Ácsimét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu? Tóm tắt V = 2dm3 = 0,002m3 dnước = 10 000 N/ m3 drượu = 8000 N/ m3 FA nước = ? FA rượu = ? Giải Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước: FA nước = d x V = 10 000 x 0,002 = 20 N Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong rượu: FA nước = d x V = 8000 x 0,002 = 16 N Một con ngựa kéo xe chuyển động đều với lực kéo là 600N. Trong 5phút công thực hiện được là 369kJ. Tính vận tốc của xe? Tóm tắt F = 600N t = 5phút A = 360kJ= 360 000J v = ? Giải Quãng đường xe đi được do lực kéo của con ngựa: s = == 600 m Vận tốc chuyển động của xe: v = = = 2 m/s 10. Một người đi xe đạp xuống cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp một đoạn đường nằm ngang dài 50m trong 20s rồi mới dừng lại. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường ? Tóm tắt S1 = 100m t1 = 25s S2 = 50m t2= 20s vtb1 = ? vtb2 = ? Giải Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc? vtb1 = = = 4m/s Vận tốc của xe trên quãng đường nằm ngang: vtb1 = = = 2,5m/s Ngày soạn: 12 .12. 2011 Ngày dạy: 19g 23.12.11 Tuần: 18 Tiết : 18 THI CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ----- b&a ----- I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kiểm tra lại kiến thức của học sinh từ đầu năm đến nay. 2. Kỹ năng: - HS biết làm các bài tập vận dụng. 3. Thái độ: - Nghiêm túc, trung thực. II. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị đề thi : phần trắc nghiệm, phần tự luận. - Học sinh: Chuẩn bị các dụng cụ học tập III. Đề thi: IV. Đáp án:  SỬA BÀI THI HỌC KỲ I ----- b&a ----- Ngày soạn: 12 .12. 2011 Ngày dạy: 19g 24.12.11 Tuần: 19 Tiết : 19 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đánh giá khả năng làm bài, cũng như khả năng nắm vững kiến thức trong học kỳ I - Giải đáp những thắc mắc của học sinh liên quan đến nội dung bài học 2. Kỹ năng: - Làm được bài tập với nhiều dạng khác nhau. 3. Thái độ: - Thái độ: Cẩn thận, trung thực, nghiêm túc. II. Chuẩn bị. GV chuẩn bị đáp án của đề thi học kỳ I Trả bài thi cho học sinh III. Các bước lên lớp: Ổn định lớp Kiểm tra sỉ số Lớp 8A: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 8B: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 8C: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp 8D: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Trả bài thi cho học sinh.(3/) Yêu cầu lớp trưởng phát bài thi cho lớp. Nhắc nhở học sinh giữ yên lặng trong thời gian lớp trưởng phát bài. Lớp trưởng nhận và phát bài cho lớp. HS còn lại giữ yên lặng Hoạt động 2: Sửa bài thi cho học sinh.(40/) GV tuần tự sửa nội dung từng bài trong đề thi Trong từng câu sau khi GV sửa, yêu cầu học sinh chấm lại điểm xem có trùng khớp với GV không. HS lắng nghe Gv sửa bài và tự chấm điểm lại. ĐÁP ÁN ĐỀ THI VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2011-2012 A – TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Đáp án A là đáp án đúng B. Tự luận : (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Cơng thức tính áp suất chất rắn: P = F/S với: P là áp suất chất rắn (Pa) F là áp lực tác dụng lên vật (N) S là diện tích bề mặt bị ép (m2) Câu 2: ( 2điểm) Vật A Vật B P FA Câu 3: ( 2điểm) Giải: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật FA= d.V = 900.7,5 = 6750 (N) Câu 4: ( 2điểm) Cơng thực hiện của xe nâng là: A = F. S = 2500. 5000= 12500000 (J) Cơng suất làm việc của xe: P = A/t =12500000/900 = 13889 (W) Hoạt động 2: Thu bài thi lại.(2/) Yêu cầu lớp trưởng và các tổ trưởng thu bài thi lại cho GV HS trả bài thi lại cho GV IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGiao an Vat li 8 HKI.doc