I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này.
- Nêu được tác dụng quang của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
2. Kỹ năng
- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng quang của dòng điện.
3. Thái độ
- Rèn luyện tính cận thận, chính xác, trung thực.
- Ham thích học hỏi, tìm hiểu môn học.
- Có ý thức sử dụng hợp lí điện năng.
II. Chuẩn bị
- Nguồn điện 3 – 12V - Bóng đèn
- Công tắc - Cầu chì
- Dây sắt - Mảnh giấy nhỏ
- Bút thử điện - Đèn điốt phát quang
III. Phương pháp dạy – học
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp trực quan.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 7 - Tiết 24, Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện - Hồ Thị Như Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 24 - Bài 22
Mục tiêu
1. Kiến thức
Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này.
Nêu được tác dụng quang của dòng điện và biểu hiện của tác dụng này.
2. Kỹ năng
Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng nhiệt của dòng điện.
Nêu được ví dụ cụ thể về tác dụng quang của dòng điện.
3. Thái độ
Rèn luyện tính cận thận, chính xác, trung thực.
Ham thích học hỏi, tìm hiểu môn học.
Có ý thức sử dụng hợp lí điện năng.
Chuẩn bị
Nguồn điện 3 – 12V
Bóng đèn
Công tắc
Cầu chì
Dây sắt
Mảnh giấy nhỏ
Bút thử điện
Đèn điốt phát quang
Phương pháp dạy – học
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp đàm thoại.
Phương pháp trực quan.
Tiến trình dạy – học:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày quy ước chiều của dòng điện trong mạch điện kín?
Đáp án: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
Câu 2: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm” 1 bóng đèn, 2 nguồn mắc nối tiếp, 1 công tắc đóng. Xác định chiều của dòng điện trong mạch điện đó.
Đáp án: K
- + . .
Đặt vấn đề: Khi có dòng điện trong mạch, ta có thấy các điện tích hay các electron chuyển động không? (không) Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng điện chạy trong mạchà căn cứ vào các tác dụng của dòng điện à bài mới
Tiết: 24 - Bài: 22 TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN.
Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện :
- Kể tên một số dụng cụ thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua.
- (Giới thiệu TN hình 22.2) quan sát hình 22.2 sgk.
- (Cho hs) quan sát dây kim loại có tiết diện khác nhau. Thầy sẽ dùng dây kim loại có tiết diện nhỏ mà không dùng dây có tiết diện lớn hơn. Vì sao thì các em lên lớp 9 thầy sẽ giải thích rõ hơn.
(Gọi 1 hs) dự đoán hiện tượng.
(GV làm thí nghiệm) Hiện tượng gì xảy ra với mảnh giấy khi thầy đóng công tắc?
Vì sao xảy ra hiện tượng này cả lớp?
Vậy dòng điện đã gây ra tác dụng gì với dây sắt?
- (chốt lại và ghi bảng) Khi có dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường đều nóng lên.
- Quan sát mạch điện như hình 22.1 SGK. Và kể tên các dụng cụ trong thí nghiệm?
Khi đèn sáng, bóng đèn có nóng lên hay không?
+ Bằng cách nào để xác nhận điều đó?
Bộ phận nào của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng khi có dòng điện chạy qua?
Thông báo: Khi có dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nóng mạnh thiệt mạnh đến mức độ phát sáng, bộ phận dây tóc có nhiệt độ khoảng 25000C.
+ Ta có thể dùng tay cảm nhận chính xác nhiệt độ dây tóc bóng đèn không? Vậy phải dùng gì để đo đây ta?
- (GV giới thiệu bảng nhiệt độ nóng chảy) bằng nhiều thí nghiệm người ta đã xác định nhiệt độ nóng chảy của một số chất .
- (GV dán tranh),(gọi hs) em đọc bảng nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất.
- Em hãy cho biết chất nào có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 25000C.( hs trả lời GV ghi bảng)
- Dây tóc bóng đèn được làm chất gì?
- Tại sao dây tóc của bóng đèn thường làm bằng Vônfram?
- Khi vật dẫn nóng tới nhiệt độ cao thì vật dẫn đó sẽ như thế nào?
- (Chốt lại và ghi bảng) Nếu vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng .
(Cho hs quan sát hình 22.2) cầu chì trong mạch có tác dụng gì các em? (chỉ mạch điện trên lớp).
Hướng dẫn HS trả lời C4: khi nhiệt độ dây dẫn trên 3270C khi đó dây chì nóng chảy và bị đứt, mạch điện hở, dễ gây ra hỏa hoạn.
* Chuyển ý: Bóng đèn dây tóc hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện. Bóng đèn đang thắp sáng trong phòng học của chúng ta có phải dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện? → II tác dụng phát sáng.
- Dụng cụ đốt nóng bằng điện: bóng đèn dây tóc, bếp điện, nồi cơm điện, bàn là,...
Quan sát và chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe.
- Các mảnh giấy sẽ bị cháy dứt và rơi xuống.
- Các mảnh giấy sẽ bị cháy dứt và rơi xuống.
- Khi có dòng điện chạy qua làm dây sắt nóng lên đốt cháy các mảnh giấy làm bị cháy dứt và rơi xuống.
- Dòng điện gây ra tác dụng nhiệt với dây sắt.
- Lắng nghe ghi vở.
- Quan sát.
+ Bóng đèn, nguồn điện,dây dẫn .
- Khi đèn sáng bóng đèn nóng lên,
+ Ta có thể xác nhận qua cảm giác bằng tay.
- Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng.
- Lắng nghe.
+ Không. Ta phải dùng nhiệt kế
- Lắng nghe.
- Đọc bảng nhiệt độ nóng chảy.
- Thép, đồng, chì.
- Dây tóc bóng đèn thường làm bằng Vônfram.
- Để không bị nóng chảy. Vì nhiệt độ nóng chảy của Vônfram là 33700C.
- Khi vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng.
- Lắng nghe ghi vở.
- Quan sát và trả lời: cầu chì là thiết bị bảo vệ mạng điện.
- Lắng nghe.
I. Tác dụng nhiệt:
- Khi có dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường đều nóng lên.
- Nếu vật dẫn nóng lên đến nhiệt độ cao thì phát sáng .
Hoạt động 2 :Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện :
Giới thiệu bút thử điện. (GV) dán tranh hình 22.3). Các em quan sát bóng đèn bên trong bút thử điện và nêu nhận xét về hai đầu dây bên trong bóng đèn.
- (GV thông báo) Trong bóng đèn bút thử điện có chứa khí nêon trong bóng đèn.
(GV cắm bút thử điện vào ổ cắm điện).(mời 1 hs lên làm thí nghiệm cùng thầy. (Gv dùng tay chạm vào bóng đèn bút thử điện). + (Cho hs chạm tay vào bóng đèn bút thử điện). Em thấy ta mình có nóng không?
Đèn sáng do hai đầu dây đèn nóng sáng hay do vùng chất khí giữa giữa hai đầu đèn phát sáng?
(GV nhắc lại) Đèn bút thử điện sáng do vùng chất khí giữa giữa hai đầu đèn phát sáng.
Từ thí nghiệm vừa làm em hãy điền từ còn thiếu vào ô trống vào C6?.(Các em dùng bút chì điền vào ô trống).
(GV giải thích đèn điốt phát quang).
- (Cho hs quan sát đèn điốt phát quang). Em có nhận xét gì các bảng kim loại bên trong đèn?
- (Tiến hành TN) mắc đèn vào mạch điện.
+ Đèn có sáng không?
+ Đảo ngược 2 đầu dây đèn. Các em hãy quan sát đèn lúc này có sáng không? - ( Mời hs lên làm TN) em hãy thử chạm tay vào đèn em có cảm giác nóng không?
- (GV thông báo): đèn điốt phát sáng khi bản kim loại nhỏ hơn trong đèn được nối với cực dương (+) của nguồn, bản kim loại to hơn được nối với cực âm (-).
- (Chốt lại). Qua TN các em tìm từ thích hợp điền vào ô trống ở câu C7 trong sgk.
- (Chốt lại) thông báo kết luận: Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
Quan sát bóng đèn của bút thử điện, trình bày nhận xét: hai đầu dây bên trong bút thử điện tách rời nhau.
- Lắng nghe.
Quan sát GV thí nghiệm.
+ Không.
Đèn bút thử điện sáng do vùng chất khí giữa giữa hai đầu đèn phát sáng.
C6: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn bút thử điện làm chất khí này phát sáng.
- Lắng nghe.
- Quan sát GV làm thí nghiệm. rút ra nhận xét: bên trong đèn điốt phát quang có một bản kim loại lớn và 1 bản kim loại nhỏ.
- Quan sát.
+ Đèn không sáng.
+ Đèn lúc này sáng.
- Em thấy không nóng.
- Lắng nghe.
- “Một chiều”
II. Tác dụng phát quang
1. Bóng đèn bút thử điện: (Học kết luận sgk, Trang 61)
2. Đèn điốt phát quang (đèn led):
(Học kết luận sgk, Trang 62)
3. Kết luận:
- Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao.
Hoạt động :Vận dụng,củng cố
- Qua bài học này em các cần nắm những nội dung cơ bản nào?
- Cho hs đọc và trả lời C8, C9 sgk.
- Ghi nhớ:
- C8: E
C9: Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K. Nếu đèn LED sáng thì A là cực dương của nguồn điện.
III. Vận dụng, củng cố:
C8: Chọn câu E
C9: Nối bản kim loại nhỏ của đèn LED với cực A của nguồn điện và đóng công tắc K. Nếu đèn LED sáng thì A là cực dương của nguồn điện.
IV. Kiến thức môi trường:
Nguyên nhân gây lên tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi hoặc có hại.
Để làm giảm tác dụng nhiêt, cách đơn giản là làm dây dẫn bằng chất có điện trở suất nhỏ. Việc sử dụng kim loại làm vật liệu dẫn điện dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay thì người ta đang cố gắn sử dụng vật liệu siêu dẫn trong đời sống và kỹ thuật.
VI. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập SBT & đọc phần "Có thể em chưa biết"
- Chuẩn bị bài 23.
VII.Rút kinh nghiệm
Tp Tuy hòa, ngày 04/03/2014
GV ký duyệt sinh viên thực hiện
Hồ Thị Như Liên Võ Thành Thủ
File đính kèm:
- bai 22 tac dung nhiet va tac dung phat sang cua dong dien.doc