Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu

 * Kiến thức:

- Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. Kể tên được một số vật liệu cách âm.

* Kĩ năng: - Kỹ năng đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

* Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học và vận dụng vào thực tế.

II. Chuẩn bị - Tranh vẽ H15.1, H15.2, H15.3 (SGK)

III Tiến trình lên lớp:

 A. Ổn định lớp

 B. Kiểm tra bài cũ

HS1: Âm phản xạ là gì? Nghe được tiếng vang khi nào? Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém?

HS2: Chữa bài tập 14.4 (SBT)

 C . Bài mới: Đặt vấn đề : Như SGK

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lý Lớp 7 - Tiết 16: Chống ô nhiễm tiếng ồn - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/12/2013 Ngày giảng: 03/12/2013 Tiết 16: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I. Mục tiêu * Kiến thức: - Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn. Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. Kể tên được một số vật liệu cách âm. * Kĩ năng: - Kỹ năng đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn. * Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học và vận dụng vào thực tế. II. Chuẩn bị - Tranh vẽ H15.1, H15.2, H15.3 (SGK) III Tiến trình lên lớp: A. Ổn định lớp B. Kiểm tra bài cũ HS1: Âm phản xạ là gì? Nghe được tiếng vang khi nào? Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém? HS2: Chữa bài tập 14.4 (SBT) C . Bài mới: Đặt vấn đề : Như SGK Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ1 : Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn . GV:Treo tranh vẽ yêu cầu HS quan sát hình 15.1, 15.2 SGK . Thảo luận theo bàn và cho biết hình nào thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn . HS: Quan sát và thảo luận . GV: Gọi một vài đại diện các nhóm HS trả lời , HS khác nhận xét hoặc bổ sung để đi đến thống nhất câu trả lời đúng . HS : Hình 15.1 : Tiếng sấm . sét to nhưng không kéo dài nên không ảnh hưởng tới sức khoẻ suy ra không gây ô nhiễm tiếng ồn . Hình 15.2, 15.3 : Tiếng ồn của máy khoan , của chợ kéo dài , làm ảnh hưởng tới s/k và hoạt động của con người suy ra có gây ô nhiễm tiếng ồn . GV? Từ nhận xét ở câu 1 , tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống hoàn thành kết luận trang 43 SGK . HS: Thảo luận và trả lời câu C2 . HĐ2: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn . HS đọc thông tin phần II SGK tr43 .. GV? Tại sao các biện pháp trên có thể chống ô nhiễm tiếng ồn . +Biện pháp1: Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra . + Biện pháp 2 và Biện pháp 4 : Ngăn chặn đường truyền âm . + Biện pháp 3 : Phân tán âm trên đường truyền . HS thảo luận theo bàn và trả lời câu C3 GV? Tác động vào nguồn âm như thế nào để làm giảm tiếng ồn ? ? Có những biện pháp nào để phân tán âm trên đường truyền ? ? Có những biện pháp nào để ngăn không cho âm truyền tới tai ? GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài 14 về vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém để hoàn thành câu hỏi C4 . GV? vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm phải là vật phản xạ âm tốt hay vật phản xạ âm kém ? HS : vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm, làm cho âm truyền qua ít phải là vật phản xạ âm tốt . .GV? Thực tế trong số các vật liệu phản xạ âm tốt thì vật liệu nào dùng để cách âm ? Với mỗi cách làm giảm tiếng ồn ta có các biện pháp cụ thể thích hợp với từng trường hợp . Vậy ở hình vẽ 15.2 , 15.3 ta đã xác định ở trên là có ô nhiễm tiếng ồn . Hãy đề ra những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong từng trường hợp ? HS: Trả lời câu hỏi C5 I.Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn . Hình TG TiÕng ån Mức độ ảnh hưởng H15.1 Ngắn To Rất ít H15.2 Dài To nghiêm trọng H15.3 Dài To nghiêm trọng * Kết luận : Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài , làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người . C2 : Trường hợp b , c , d , tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người có ô nhiễm tiếng ồn . Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn SGK tr 43 C3: Cách làm giảm tiếng ồn Biện pháp cụ thể giảm tiếng ồn 1. Tác động vào nguồn âm . Cấm bóp còi to và kéo dài ... 2. Phân tán âm trên đường truyền Trồng cây xanh 3. Ngăn không cho âm truyền tới tai Xây tường chắn, làm trần nhà, tường nhà bằng xốp, tường phủ dạ C4: a/ Những vật liệu thường được dùng để ngăn chặn âm : Tường gạch , bê tông , gỗ ... b/ Những vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm là : Kính III. Vận dụng . C5: - H15.2: Đóng cửa, giảm tiếng ồn của máy khoan, người thự khoan cần đội mũ bảo hộ, nút kín tai,... - H15.3: Xây tường chắn, trồng cây xanh, đóng cửa, chuyển lớp học hoặc chuyển chợ đi nơi khác,... C6: D . Củng cố: - Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? Có những biện pháp nào để chống ô nhiễm tiếng ồn? những vật liệu như thế nào là vật liệu cách âm tốt ? GV: Yêu cầu HS chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sống và đề ra một vài biện pháp chống sự ô nhiễm tiếng ồn đó . HS đọc phần “có thể em chưa biết” ? Đối với xe máy người ta đã làm gì để giảm tiếng ồn khi máy nổ ? (lắp ống xả xe máy để giảm độ to của âm.) E . Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài và trả lời lại các câu C1 đến C6 (SGK) - Làm bài tập 15.2 đến 15.6 (SBT) - Ôn tập các kiến thức đã học: Quang học và âm học Trả lời trước các câu hỏi tự kiểm tra và phương án trả lời các câu hỏi phần vận dụng .

File đính kèm:

  • doct16.doc
Giáo án liên quan