Giáo án Vật Lí Khối 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Lương Văn Minh

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng

2. Kĩ năng:

 - Biết được điều kiện để nhìn thấy một vật

 - Phân biệt được ngồn sáng với vật sáng.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong thực tế.

 - Nghiêm túc trong khi học tập.

II. CHUẨN BỊ

- Mỗi nhóm:

+ 1 hộp kín trong có dán sẵn 1 mảnh giấy trắng, có gắn bóng đèn pin.

+ Pin, dây nối, công tắc.

 

doc107 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Khối 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Lương Văn Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(10 phút). 3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. HS: Các nhóm lắp vôn kế theo hình 27.2 SGK. HS: Tiến hành TN theo nhóm. Mỗi vị trí đóng công tắc 3 lần. Tính giá trị trung bình, ghi vào mẫu báo cáo. HS: Thảo luận nhóm ghi nhận xét vào báo cáo. U13= U12+ U23 * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá và hướng dẫn về nhà (5 phút). HS: Trả lời theo yêu cầu của GV. HS: Nạp báo cáo thực hành. Trợ giúp của thầy: ?. Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện bằng những dụng cụ nào? ?. Cách mắc vôn kế và ampe kế vào mạch? ?. Đơn vị của cường độ dòng điện và hiệu điện thế là gì? GV: Giới thiệu mục tiêu và bài học GV: Y/c HS các nhóm thực hiện theo mục II SGK. GV: Kiểm tra việc mắc mạch điện kín với 2 bóng đèn mắc nối tiếp. Lưu ý HS mắc ampe đúng theo quy tắc. GV: Y/c HS đóng công tắc 2 lần cho mỗi vị trí mắc ampe kế. GV: Hướng dẫn HS tính giá trị trung bình rồi ghi vào phiếu thực hành. GV: Y/c HS làm tương tự nhưng mắc ampe kế vào vị trí 2 và 3. GV: Y/c HS yêu cầu HS ghi kết quả vào phiếu thực hành. GV: Y/c HS thảo luận chung, nhận xét thống nhất và ghi vào phiếu TH. GV: Y/c HS sử dụng đoạn mạch đã mắc chỉ mắc thêm vôn kế vào hai đầu bóng đèn như sơ đồ mạch điện H27.2 SGK. GV: Yêu cầu HS mỗi vị trí phải đóng công tắc 3 lần sau đó tính giá trị trung bình. GV: Hướng dẫn HS thảo luận và ghi nhận xét vào báo cáo thực hành. GV: Y/c HS nêu lại quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. GV: Nhận xét rút kinh nghiệm. GV: Thu báo cáo và dụng cụ thực hành. GV: Y/c HS về nhà chuẩn bị báo cáo cho bài sau. Ngày soạn: 15 / 4 / 2014 Tuần 34: Tiết 32: BÀI 28: THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG I. MỤC TIÊU Biết mắc song song 2 bóng đèn. Thực hành đo và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện song song 2 bóng đèn. II. CHUẨN BỊ Cho mỗi nhóm: + 1 nguồn điện, + 1 ampe kế, + 1 vôn kế, 1 số dõy dẫn nối Cho GV: một bộ giống như của HS. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của học sinh: * Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra (7 phút). 1. Ổn định. 2. Kiểm tra. HS: Rút kinh nghiệm từ bài thực hành trước. HS: Trả lời các câu hỏi của GV. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. * Hoạt động 2: Tìm hiểu và mắc mạch điện song song với hai bóng đèn (10 phút). II. NỘI DUNG THỰC HÀNH. 1. Mắc song song hai bóng đèn. HS: Quan sát hình 28.1a SGKvà trả lời các câu hỏi ở phần II. HS: Thực hiện C1. HS: Tiến hành lắp mạch điện, đóng công tắc, quan sát các đèn. * Hoạt động 3: Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song (8 phút). 2. Đo hiệu điện thế với đoạn mạch song song. HS: Thực hiện C3. HS: Tiến hành đo HĐT theo mục 2 SGK. HS: Ghi lại kết quả đo sau mỗi lần đóng công tắc, tính giá trị trung bình U12 điền vào bảng 1. HS: Làm tương tự với U34 và UMN HS: Thảo luận rút ra nhận xét và ghi vào mẫu báo cáo TH. * Hoạt động 4: Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song (12 phút). 3. Đo CĐDĐ đối với đoạn mạch song song. HS: Tháo bỏ vôn kế và lắp ampe kế vào theo hình 28.2 SGK. HS: Mỗi vị trí đóng công tắc 2 lần. Tính giá trị TB rồi ghi vào mẫu báo cáo TH. HS: Dựa vào bảng 2, thảo luận và ghi nhận xét vào mẫu báo cáo TH. HS: Quan sát TN của GV. * Hoạt động 4: Cũng cố, nhận xét và đánh giá (5 phút). HS: Phát biểu theo yêu cầu của GV. HS: Tiếp thu ý kiến. HS: Nộp báo cáo và dụng cụ. Trợ giúp của thầy: GV: Trả mẫu báo cáo bài TH trước, nhận xét và rút kinh nghiệm. ?. Vôn kế, ampe kế dùng để làm gì? ?. Cách mắc ampe kế, vôn kế vào mạch điện? GV: Y/c HS trả lời các câu hỏi ở phần 1 trong mẫu báo cáo. GV: Y/c HS quan sát mạch điện hình 28.1a SGK. Và trả lời câu hỏi ở phần II. GV: Hướng dẫn HS mắc mạch điện như hình 28.1a và thực hiện các mục trong SGK. GV: Y/c HS thực hiện theo SGK. Kiểm tra HS mắc vôn kế có đúng không. GV: Y/c HS mỗi vị trí đóng công tắc 2 lần. Rồi tính giá trị TB. GV: Y/c HS từ bẳng 1 rút ra nhận xét và ghi đầy đủ vào báo cáo. GV: Y/c HS sử dụng mạch điện đã mắc, tháo bỏ vôn kế, mắc ampe kế vào mạch điện theo các vị trí và tiến hành TN như trong SGK. GV: Hướng dẫn HS thảo luận và ghi nhận xét vào báo cáo. GV: Làm TN cùng 1 lúc với 3 ampe kế. GV: Y/c HS nêu lại quy luật về CĐDĐ và HĐT đối với đoạn mạch song song. GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm. GV: Thu báo cáo TH. GV: Y/c HS về nhà chuẩn bị bài học sau. Ngày soạn: 17/ 4 / 2014 Tuần 35: Tiết 33: BÀI 29: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU Biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người. Biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch. Biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. II. CHUẨN BỊ Cho mỗi nhóm: + Nguồn điện (pin), + 27 cấu tử. Cho GV: + Nguồn điện (pin), + Bút thử điện, + Cầu chì, + 4 đoạn dây điện. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của học sinh: * Hoạt động 1: Ổn định, kiểm tra và giới thiệu bài (5 phút). 1. Ổn định. 2. Kiểm tra. HS: Tiếp thu phần rút kinh nghiệm. 3. Giới thiệu bài. HS: Thu thập thông tin. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các tác dụng và giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người (15 phút). I. DÒNG ĐIỆN QUA CƠ THỂ NGƯỜI CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM. 1. Dòng điện có thể đi qua cơ thể người. HS: Quan sát TN của GV và trả lời C1. HS: Quan sát hình 29.1 SGK và tiến hành TN, hoàn thành nhận xét. Nhận xét: Dòng điện có thể chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể. 2. Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện qua cơ thể người. HS: Đọc phần I.2 SGK. HS: Nêu mức độ giới hạn gây chết người khi tiếp xúc với dòng điện. I từ 70mA trở lên. U từ 40V trở lên. * Hoạt động 3: Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch và tác dụng của cầu chì (15 phút). II. HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ. Hiện tượng đoản mạch. HS: Quan sát TN của GV và thực hiện C2. HS: Nêu nhận xét. Nhận xét: Khi bị đoản mạch dòng điện có cường độ rất lớn. Tác dụng của cầu chì. HS: Làm TN như hình 29.3SGK. quan sát và nêu hiện tượng. HS: Trả lời C3: C3: Khi bị đoản mạch xảy ra với mạch điện hình 29.3, cầu chì nóng lên, nóng chảy, đứt và ngắt mạch. HS: Tìm hiểu và nêu ý nghĩa của số ghi trên mỗi cầu chì. HS: Thực hiện C4, C5. C4: ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì: Dòng điện có cường độ vượt quá giá trị đó thì cầu chì sẽ đứt. C5: Với mạch điện thắp sáng bóng đèn, từ bảng cường độ dòng điện ở bài 24 (từ 0,1 đền 1A) thì nên dùng cầu chì có ghi số 1,2 hoặc 1,5A. * Hoạt động 4: Tìm hiểu các quy tắc an toàn khi sử dụng điên (5 phút). III. CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN. HS: Đọc thông tin trong SGK, thảo luận và vận dụng để trả lời câu hỏi của GV. HS: Thực hiện C6. * Hoạt động 5: Củng cố và hướng dẫn về nhà (5 phút). HS: Đọc ghi nhớ và “có thể em chưa biết”. Trợ giúp của thầy: GV: Trả bài TH trước. GV: Đặt vấn đề như SGK. GV: Cắm bút thử điện vào ổ lấy điện Y/c HS quan sát và thực hiện C1. GV: Y/c HS quan sát hình 29.1 SGK và tiến hành TN. GV: Y/c HS hoàn thành nhận xét. GV: Y/c HS đọc mục I.2 SGK. GV: Y/c HS nêu mức độ nguy hiểm dòng điện đối với cơ thể người. GV: Làm TN, y/c HS quan sát và thực hiện C2. GV: Y/c HS quan sát hình 29.3SGK. GV: Y/c HS thực hiện C3. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu cầu chì. GV: Y/c HS thực hiện C4, C5. GV: Y/c HS đọc các thông tin trong SGK, thảo luận vì sao phải tuân thủ các quy tắc trên? GV: Y/c HS thực hiện C6. GV: Y/c HS đọc phần ghi nhớ và “có thể em chưa biết” GV: Y/c HS về nhà làm các bài tập trong SBT, chuẩn bị kiểm tra học kỳ 2. Ngày soạn: 01 / 5 / 2009 Tuần 35: Tiết 34: BÀI 30: TỔNG KẾT CHƯƠNG: ĐIỆN HỌC I. MỤC TIÊU Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương điện học. II. CHUẨN BỊ Bảng phụ phần trò chơi ô chữ. Chuẩn bị câu hỏi ôn tập vào phiếu học tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của học sinh: * Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức cơ bản (10 phút). I. TỰ KIỂM TRA. HS: Trả lời các câu hỏi từ câu 7 đến câu 12. HS: Thảo luận câu trả lời. * Hoạt động 2: Vận dụng kiến thức (5’). II. VẬN DỤNG. HS: Thưch hiện câu 6, câu7 ở phần vận dụng. HS: Thảo luận nhận xét đánh giá. * Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ (5 phút). III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ. HS: Cử đại diện nhóm tham gia trò chơi. * Hoạt động 4: Tổ chức trả lời vào phiếu học tập (15 phút). III. TRÒ CHƠI Ô CHỮ. HS: Cá nhân hoàn thành bài làm của mình vào phiếu học tập. HS: Nạp phiếu học tập. Trợ giúp của thầy: GV: Y/c HS trả lời từng câu hỏi trong phần tự kiểm tra (câu 7 đến câu 12). GV: Nhận xét sửa sai. GV: Y/c HS trả lời các câu hỏi ở phần vận dụng (câu 6, 7). GV: Treo bảng phụ trò chơi ô chữ. Hướng dẫn HS cách chơi và luật chơi. GV: Phát phiếu học tập cho HS và y/c HS thực hiện. GV: Thu phiếu học tập. GV: Nhận xét đánh giá và cho điểm một số bài. GV: Y/c HS về nhà ôn tập lại chương trình vật lý lớp 7. PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên: lớp. I. Khoanh tròn phương án đúng nhất cho các câu trả lời sau: Câu 1: Khi dùng lược nhựa chải tóc thì: Chỉ có lược nhựa nhiễm điện. C. Chỉ có tóc bị nhiễm điện Cả tóc và lược nhựa bị nhiễm điện. D. Cả hai vật không bị nhiễm điện. Câu 2: Đưa vật A bị nhiễm điện dương lại gần vật B, ta thấy chúng đẩy nhau như vậy vật B: Nhiễm điện tích dương. C. Nhiễm điện tích âm. Trung hoà về điện. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3: Chọn câu phát biểu đúng. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các electrôn. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích dương. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích. Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích âm. Câu 4: Cường độ dòng điện cho ta biết: Độ mạnh của dòng điện. Dòng điện có các hạt mang điện tích âm tạo nên. Dòng điện do nguồn điện nào gây ra. Tác dụng của dòng điện. II. Chọ từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống. a. (1) ..là chất cho dòng điện chạy qua. Trong các kim loại có (2). thoát ra khỏi (3) và chuyển động tự do trong kim loại. b. Dòng điện chạy trong dây tóc bóng đèn gây ra (4) làm dây tóc (5) .. và (6) . c. Bàn là điện hoạt động dựa vào (7) .. Nam châm điện hoạt động dựa vào (8)

File đính kèm:

  • docLý 7 trọn bộ 50.doc