1. Mục tiêu
- Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phép đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng; kết quả tác dụng của lực; hai lực cân bằng; trọng l¬ượng; khối l¬ượng riêng; trọng lư¬ợng riêng; máy cơ đơn giản, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.
- Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản. Giải thích được một số trường hợp trong thực tế.
- Thái độ: Chủ động, tích cực, yêu thích bộ môn học. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Chuẩn bị
- Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học và làm các bài tập trong sách bài tập.
3. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra bài cũ - Bài mới – Củng cố - Hướng dẫn
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 2/10/2013
Tiết * Ngày dạy: 7/10/2013
ÔN TẬP
1. Mục tiêu
- Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức đã học về các phép đo độ dài, thể tích, lực, khối lượng; kết quả tác dụng của lực; hai lực cân bằng; trọng lượng; khối lượng riêng; trọng lượng riêng; máy cơ đơn giản, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.
- Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các công thức đã học để giải một số bài tập đơn giản. Giải thích được một số trường hợp trong thực tế.
- Thái độ: Chủ động, tích cực, yêu thích bộ môn học. Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Chuẩn bị
- Giáo viên: Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Học sinh: Ôn tập các kiến thức đã học và làm các bài tập trong sách bài tập.
3. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động nhóm, tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học: + Ổn định tổ chức lớp.
+ Kiểm tra bài cũ - Bài mới – Củng cố - Hướng dẫn
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Giới thiệu nội dung ôn tập (5’)
? Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
- Giới thiệu nội dung ôn tập
Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức (17’)
- GV đặt câu hỏi, cho học sinh thảo luận (nhóm), trả lời từng câu hỏi, các HS khác bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
- HS: Thực hiện theo các yêu cầu của GV, trả lời lần lượt các câu hỏi, nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.
1. Đơn vị đo độ dài . Dụng cụ đô độ dài . Cách đo độ dài .
2. Đơn vị đo thể tích . Dụng cụ đo thể tích chất lỏng . Cách đo thể tích chất lỏng .
3. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ .. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn .
4. Đơn vị đo khối lượng . Dụng cụ đo khối lượng
5. Lực . Ví dụ về lực .. Thế nào là hai lực cân bằng . Ví dụ về hai lực cân bằng.
6. Kết quả khi lực tác dụng lên vật . Ví dụ lực làm cho vật biến đổi chuyển động . Ví dụ lực làm cho vật biến dạng . Ví dụ lực làm cho vật vừa biến đổi chuyển động, vừa biến dạng .
7. Trọng lực . Phương và chiều của trọng lực . Đơn vị lực .
Hoạt động 3: Bài tập vận dụng (15’)
- Giáo viên cho bài tập, yêu cầu HS thảo luận để thực hiện các bài tập.
- HS thảo luận, thực hiện các bài tập. Đại diện lên bảng trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh các bài tập.
Câu 1: Một bạn học sinh dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3cm; 24,4cm; 18,7cm và 9,1cm. Độ chia nhỏ nhất của thước đó là:
A. 1mm. B. 2mm. C. 3mm. D. 4mm.
Câu 2: Một mét khối (1m3) nước bằng bao nhiêu lít?
A. 1 lít B. 10 lít C. 100 lít D. 1000 lít
Câu 3: Một hồ bơi có chiều rộng 5m, dài 20m, cao 1,5m. Thể tích nước mà hồ bơi chứa được nhiều nhất:
A.150 lít B. 150 dm3 C. 150000 lít D. 150000 cm3.
Câu 4: Một bình tràn đang chứa đầy nước. Thả một vật rắn không thấm nước và chìm hoàn toàn trong nước vào bình thì nước tràn ra khỏi bình là 30cm3. Vậy thể tích của vật rắn là:
A. 20 cm3 B. 30 cm3 C. 50 cm3 D. 110 cm3
Câu 5: Một người đá vào quả bóng. Hiện tượng nào xảy ra với quả bóng:
A. Quả bóng bị biến dạng.
B. Quả bóng bị biến đổi chuyển động.
C. Quả bóng vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi cđộng.
D. Không có sự biến đổi nào xảy ra.
Câu 6: Cường độ (độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật ở gần mặt đất gọi là:
A. khối lượng của vật đó.
B. trọng lực của vật đó.
C. trọng lượng của vật đó.
D. thể tích của vật đó.
Câu 7: Một quả cân có khối lượng 1kg thì có trọng lượng gần bằng
A. 0,1N. B. 1N. C. 10N. D.100N.
Câu 8: Khi thuyền buồm di chuyển trên biển, gió tác dụng vào cánh buồm một
A. lực kéo B. lực đẩy C. lực nén D. lực hút.
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn (8’)
- GV nhắc lại các nội dung, kiến thức đã học, giúp HS củng cố chắc phần kiến thức.
- Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện tốt các bài tập (sách bài tập) và liên hệ vào thực tế (nêu ví dụ, hiện tượng liên quan)
- Hướng dẫn chuẩn bị kiểm tra
- Hiểu được các nội dung phần kiến thức.
- Vận dụng kiến thức vào thực tế, làm bài tập.
- Chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra
5. Rút kinh nghiệm:
Ngaøy thaùng naêm 2013
Kí duyeät
File đính kèm:
- Tiết 7x.doc