Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU

1, Về kiến thức: - Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng. Đơn vị đo thể tích chất lỏng.

- Biết xác định thể tích của chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.

2, Về kĩ năng: Biết xác định GHĐ và ĐCNN của thiết bị đo thể tích.

3, Về thái độ: Có thái độ trung thực trong cách đo thể tích, đoàn kết xây dựng bài học sôi nổi.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1, Chuẩn bị của GV: Đọc tài liệu tham khảo, SGV, SGK, SBT, STK, soạn giáo án, giáo cụ lên lớp, tranh vẽ phóng to hình 3.2; 3.3; 3.4; 3.5 SGK.

Chuẩn bị cho nhóm HS:

- Bình 1:Đựng đầy nước chưa biết dung tích.

- Bình 2: Đựng một ít nước.

- Một bình chia độ, một vài loại ca đong.

2, Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm bài tập, đọc bài mới, làm dự đoán và chuẩn bị đầy đủ SGK, SBT, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ (3’)

* Hệ thống câu hỏi: Cho biết GHĐ và ĐCNN của một thước là gì? xác định ĐCNN và GHĐ của thước mà em dùng?

* Đáp án - GHĐ của một thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.

 - ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp của thước đó.

 - Tuỳ theo thước của HS có.

 

doc106 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2012-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất. 2. Kĩ năng: - Vận dụng được một cách tổng hợp những kiện thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan. 3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. Chuẩn bị của GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ 2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, làm trước phần ôn tập chương ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Kiểm tra bài cũ ( lồng ghép trong bài) 2. Dạy nội dung bài mới. HĐ THẦY - TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: (15') GV: nêu hệ thống các câu hỏi để học sinh tự ôn tập HS: suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho từng câu hỏi của phần này. I. Ôn tập. Hoạt động 2: (15') HS: suy nghĩ và trả lời C1 + C2 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C1 + C2 HS: suy nghĩ và trả lời C3 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C3 HS: suy nghĩ và trả lời C4 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C4 HS: thảo luận với câu C5 Đại diện các nhóm trình bày Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C5 HS: suy nghĩ và trả lời C6 GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung cho câu C6 II. Vận dụng. C1: ý C C2: ý C C3: đoạn ống cong dùng để hạn chế đường ống bị vỡ khi ống co dãn vì nhiệt. C4: a, sắt có nhiệt độ nóng chẩy cao nhất b, rượu có nhiệt độ nóng chẩy thấp nhất c, vì rượu có nhiệt độ nóng chẩy là - 500C. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ này vì tới - 500C thì thủy ngân bị đông đặc lại d, tùy vào HS C5: Bình nói đúng vì trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của nước không thay đổi. C6: a, BC là quá trình nóng chảy DE là quá trình sôi b, AB nước tồn tại ở thể rắn CD nước tồn tại ở thể lỏng Hoạt động 3: (10') HS: thảo luận với các câu hỏi hàng ngang của trò chơi ô chữ Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau. GV: Tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho từ hàng dọc III. Trò chơi ô chữ. 3. Củng cố, luyện tập (3') - Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm - Hướng dẫn làm bài tập trong sách bài tập. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (2') - Học bài và làm các bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị cho giờ sau thi học kì II. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .. Ngày soạn: 20.4.2013 Ngày giảng: 23.4.2013 lớp 6A,B,C Tiết: 35 Bài: KIỂM TRA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Ôn tập hệ thống nội dung kiến thức đã học trong các tiết học trước. 2. Kĩ năng: Tính toán,trình bày bài khoa học.. 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc làm bài, trung thực II. NỘI DUNG ĐỀ. a, Ma trận đề. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Phần I cơ học 1. Tác dụng của ròng rọc: - Ròng rọc cố định là ròng rọc chỉ quay quanh một trục cố định. Dùng ròng rọc cố định để đưa một vật lên cao chỉ có tác dụng thay đổi hướng của lực. - Ròng rọc động là ròng rọc mà khi ta kéo dây thì không những ròng rọc quay mà còn chuyển động cùng với vật. Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao, ta được lợi hai lần về lực nhưng thiệt về hai lần đường đi. 2. Lấy được ví dụ thực tế có sử dụng ròng rọc, ví dụ như: trong xây dựng các công trình nhỏ, thay vì đứng ở trên cao để kéo vật lên thì người công nhân thường đứng dưới đất và dùng ròng rọc cố định hay ròng rọc động để đưa các vật liệu lên cao. - Nếu dùng ròng rọc cố định để kéo vật lên thì ròng rọc cố định có tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật. - Nếu dùng ròng rọc động thì ròng rọc động có tác dụng thay đổi hướng của lực tác dụng vào vật và lực kéo vật có độ lớn nhỏ hơn hai lần trọng lượng của vật. 3. Sử dụng được ròng rọc cố định hay ròng rọc động để làm những công việc hàng ngày khi cần chúng và phân tích được tác dụng của ròng rọc trong các trường hợp đó để chỉ rõ lợi ích của nó hoặc chỉ ra được ví dụ về ứng dụng việc sử dụng ròng rọc trong thực tế đã gặp Số câu 0,5 C1,2.1a 0,5 C3.4a Số điểm 0,5 = 5% 1 = 10% Phần II Nhiệt học 1. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 2. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 3. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. 4. Nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm thường dùng để đo nhiệt không khí, nhiệt độ nước. 5. Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. 6. Nhiệt kế rượu thường dùng để đo nhiệt độ không khí. 7. Thang nhiệt độ gọi là nhiệt giai. Nhiệt giai Xenxiut có đơn vị là độ C (oC). Nhiệt độ thấp hơn 0oC gọi là nhiệt độ âm. 8. Nhiệt độ nước đá đang tan là 0oC. Nhiệt độ nước sôi là 100oC. Nhiệt độ của cơ thể người bình thường là 37oC. Nhiệt độ trong phòng thường lấy là 20oC. Nhiệt độ của nước sôi tại những vùng núi cao nhỏ hơn 100oC. - Nhận biết được quá trình chuyển thể của các chất . 9. Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. - Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau. - Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. 10. Đặc điểm về nhiệt độ sôi: - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. - Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. 11. Hiện tượng nở vì nhiệt chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 12. Hiện tượng nở vì nhiệt của chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. 13. Hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. 14. Khi một vật nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn. 15. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. 16. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng, cấu tạo gồm: bầu đựng chất lỏng, ống quản và thang chia độ. 17. Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đá đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 00C; nhúng bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 1000C. Chia khoảng từ 00C đến 1000C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần ứng với 10C. 18. Dựa vào đặc điểm nóng lên thì nở ra và lạnh thì co lại của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng hay ứng dụng trong thực tế. 19.Dựa vào đặc điểm nóng lên thì nở ra và lạnh thì co lại của chất lỏng để giải thích được một số hiện tượng hay ứng dụng trong thực tế 20. Dựa vào sự nở vì nhiệt của chất khí để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế. 21. Dựa vào về sự nở vì nhiệt của chất rắn, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn để giải thích được một số hiện tượng đơn giản và ứng dụng trong thực tế thường gặp. 22. Dựa trên giá trị lớn nhất và giá trị giữa hai vạch liên tiếp ghi trên nhiệt kế để xác định được GHĐ và ĐCNN của mỗi loại nhiệt kế hay trên tranh ảnh. 23. Sử dụng nhiệt kế y tế để đo được nhiệt độ của bản thân và của bạn theo đúng quy trình: 24. Kiểm tra nhiệt kế xem thủy ngân trong ống quản đã xuống hết bầu chưa, nếu chưa thì cầm vào thân nhiệt kế vẩy cho thủy ngân xuống hết bầu nhiệt kế; 25. Tay phải cầm nhiệt kế cho bầu nhiệt kế vào nách trái và kẹp tay lại; 26. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Dựa vào ba yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi để giải thích được một số hiện tượng bay hơi trong thực tế. - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản trong thực tế thường gặp dựa vào biểu hiện của sự ngưng tụ. Số câu hỏi 2,5 C4,5,6.1b; C8.2; C1,2,3.3 0,5 C17.4b 1 C26.5 Số điểm 5 = 50% 0,5 = 5% 3 = 30% TS câu hỏi 2,5 1 1,5 5 TS điểm 5đ = 50% 1 = 10% 4 = 40% 10,0 b. Đề: Câu 1: (1,5điểm) a, Có mấy loại ròng rọc? dùng ròng rọc nào thì được lợi về lực? b, Có mấy loại nhiệt kế? Nêu công dụng của từng loại nhiệt kế? Câu 2: (2điểm) Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với chiều mũi tên: Thể khí Thể lỏng Thể rắn (1) ( 2) (4) (3) Câu 3: (2 điểm) Nêu các kết luận sự nở vì nhiệt của các chất? Câu 4: ( 1,5 điểm): a, Cho ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong thực tế đã gặp? phân tích sử dụng ròng rọc trong trường hợp đó được lợi gì? b. Hãy trình bày cách chia nhiệt độ của nhiệt kế thủy ngân? Câu 5: (3 điểm) a, Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc yếu tố nào? Mỗi một yếu tố phụ thuộc lấy một ví dụ chứng minh? b, Giải thích tại sao khi trồng chuối phải phạt bớt lá? III. ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. Có hai loại ròng rọc là rộng cố định và ròng rọc động, dùng ròng rọc động thì được về lực. b. Có ba loại nhiệt kế: Nhiệt kế thủy ngân; nhiệt kế y tế; nhiệt kế rượu. Nhiệt kế thủy ngân đo nhiệt độ nước. nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể. Nhiệt kế rượu đo nhiệt độ không khí. 0,5đ 0,5đ 0,5đ Câu 2 1- Nóng chảy; 2- Bay hơi;3- ngưng tụ;4 đông đặc Mỗi ý 0,5đ Câu 3 + Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. + Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. + Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Mỗi ý đúng 0,5đ Câu 4 a, HS lấy được ví vụ và phân tích được ( nếu là ròng rọc cố định thì thay đối hướng kéo, nếu là ròng rọc động thì được lợi về lực) b, Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng bầu nhiệt kế vào nước đá đang tan, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 00C; nhúng bầu nhiệt kế vào nước đang sôi, đánh dấu mực chất lỏng dâng lên trong ống quản đó là vị trí 1000C. Chia khoảng từ 00C đến 1000C thành 100 phần bằng nhau. Khi đó mỗi phần ứng với 10C. 1đ 0,5 Câu 5 a. - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng chất lỏng. - Lấy được ví dụ - Khi mới trồng cây không tự hút nước nuôi cây vì vậy phải phạt bớt lá để tránh sự bay hơi nước qua lá làm cho cây không bị chết khi trồng. 1đ 1đ 1đ VI. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ SAU KHI CHẤM BÀI ..

File đính kèm:

  • docGiao an li 6.doc