Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 51 đến 69 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền

I. MỤC TIÊU :

 + Kiến thức :

 -Nêu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? Nhận ra trường hợp giới hạn i = 00.

 -Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. Trình bày được kh/n chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối.

 -Viết được hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.

 + Kỹ năng :

 -Vận dụng được công thức định luật khúc xạ ánh sáng.

 -Giải thích được hiện tượng liên quan đến khúc xạ ánh sáng.

 + Thái độ :

 -Tinh thần hợp tác, thảo luận tìm hiểu kiến thức.

II. CHUẨN BỊ :

 + Thầy : Dụng cụ thí nghiệm 26.3 SGK. Hệ thống câu hỏi.

 + Trò : Ôn khúc xạ ánh sáng vật lí 9.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :

 1. Ổn định lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra bài cũ.

ĐVĐ : Ánh sáng truyền qua hai môi trường trong suốt sẽ thế nào ? ta xét xem qui luật đường đi tia sáng thể hiện qua hệ thức định lượng nào ?

 3. Bài mới :

 

doc40 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 11 - Tiết 51 đến 69 - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Hữu Tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Theo đề ta suy ra đây là trường hợp ngắm chừng ở vô cực: = ∞ => d2 = f2 = 2,5m =>=O1O2 –d2 =18–2,5 = 15,5cm. => Khoảng cách từ AB đến vật kính: d1 = cm Độ bội giác của ảnh khi ngắm chừng ở vô cực được xác định bởi biểu thức: G∞ = , trong đó d = O1O2 – (f1 + f2) = 15cm Thay vào ta được: G∞ = = 300 *Góc trông ảnh A2B2 được xác định: a = aoG∞ với ao = tanao = => >a = G∞ = = 24.10-4rad * Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. *Học sinh tiếp thu và ghi nhận kiến thức. Hoạt động : Củng cố bài học - Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hoá các kiến thức, công thức đã gặp trong tiết học; *Giáo viên nêu yêu cầu cho tiết học tiếp theo. *Học sinh làm việc cá nhân, hệ thống hoá các công thức, kiến thức đã gặp trong tiết học; *Học sinh tiếp thu và ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Ngày soạn : / /2014 Tiết : 69 BÀI TẬP ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU : + Kiến thức: Hệ thống hoá lại toàn bộ kiến thức trọng tâm học kì II nhằm tái hiện lại kiến thức một cách cơ bản và cô đọng để học sinh nắm và chuẩn bị cho kiểm tra học kì II. + Kỹ năng : Học sinh vận dung được kiến thức một cách cơ bản những vấn đề trọng tâm của học kì II. + Thái độ : Tích cực hoạt động tìm hiểu kiến thức. II. CHUẨN BỊ : + Thầy: Hệ thống kiến thức và phương pháp ôn tập. + Trò: Học sinh ôn lại toàn bộ kiến thức của học kì về Từ trường, cảm ứng điện từ, và quang hình. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC : Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, điều kiện xuất phát - Đề xuất vấn đề. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH *Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi nhằm tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống; *Giáo viên nhận xét, bổ sung và cho điểm; *Giáo viên đặt vấn đề, nêu mục tiêu tiết học. *Học sinh làm việc cá nhân, tái hiện lại kiến thức một cách có hệ thống để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên *Học sinh tiếp thu và ghi nhận nội dung tiết học, hình thành ý tưởng nghiên cứu. I. TỔNG KẾT CHƯƠNG IV 1. Cảm ứng từ. *Vector cảm ứng từ do một dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn gây ra tại một điểm M cách dòng điện một khoảng r được xác định: + Phương: Vuông góc với mặt phẳng hợp bởi dây dẫn và điểm M. + Chiều: tuân theo quy tắc vặn nút chai, quy tắc nắm bàn tay phải hay quy tắc cái đinh ốc 1. + Độ lớn: B = 2.10-7m , trong đó m là độ từ thẩm, trong chân không hay không khí thì m = 1. *Vector cảm ứng từ do một dòng điện trong khung dây tròn gây ra tại tâm của vòng tròn đó có: + Phương: Vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây; +Chiều: Tuân theo quy tắc vặn nút chai, hay qui tắc cái đinh ốc 2 hoặc quy tắc Nam thuận - Bắc ngược. +Độ lớn: B = 2p.10-7m , trong đó m là độ từ thẩm, trong chân không hay không khí thì m = 1 và R là bán kính vòng tròn. *Vector cảm ứng từ tại một điểm trong ống dây tròn: + Điểm đặt: Tại điểm đang xét. + Phương: Trùng phương vơi trục ống dây; chiều tuân theo quy tắc vặn nút chai, quy tắc cái đinh ốc 2; + Độ lớn: B = 4.10-7mnoI, trong đó m là độ từ thẩm, trong chân không hay không khí thì m = 1 và n là số vòng dây trong một đơn vị chiều dài ống dây (tính bằng m). 2. Lực Lorentz. *Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường theo phương cắt các đường sức từ thì các hạt mang điện chịu tác dụng lực từ của từ trường lên hạt, gọi là lực Lorentz. Đặc điểm của vector lực Lorentz: Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa vector cảm ứng từ và vector vận tốc; có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái và có độ lớn f = vBsina. II. TỔNG KẾT CHƯƠNG V 1. Từ thông: + Định nghĩa: Từ thông qua mặt diện tích S được xác định bởi biểu thức F = BScosa. + Đơn vị từ thông là Weber (Wb) + Trong đó 0 ≤ a≤ 180o nếu S > 0 và B > 0 Các trường hợp có thể xảy ra: - Khi S // B thì a = 90o; Nếu S ^ B thì a = 0o hoặc a = 180o; nếu (B,S ) = b thì a = 90o ± b 2. Công của lực điện từ: Biểu thức tính công của lực điện từ: DA = IDF, với DF là từ thông quét bởi mạch chuyển động. 3. Cảm ứng điện từ: + Dòng điện cảm ứng trong mạch phải có chiều sao cho từ thông mà nó sinh ra chống lại từ thông sinh ra nó, nghĩa là chống lại nguyên nhân sinh ra nó. - Nếu F­ => ­¯; - Nếu F¯ = > ­­ 4. Suất điện động cảm ứng. + Đối với một vòng dây: eC = ; Đối với N vòng dây : eC = N Với là tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín. 5. Hiện tượng tự cảm: Suất điện động tự cảm: eTC = - L III. TỔNG KẾT PHẦN QUANG HÌNH HỌC I.Các định luật cơ sở của quang hình học: 1. Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới, ở bên kia pháp tuyến so với tia tới; + Góc phản xạ bằng góc tới: i’ = i Lưu ý: Mặt phẳng tới là mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của mặt phản xạ tại điểm tới; i i’=' Pháp tuyến S R I N r Phần phản xạ Phần khúc xạ môi trường (1) môi trường (2) Trong đó: SI là tia tới; IR là tia phản xạ; IN là pháp tuyến; I là điểm tới; i, i’ là góc tới và góc phản xạ tương ứng; 2. Hiện tượng khúc xạ và định luật khúc xạ: *Hiện tượng khúc xạ: Là hiện tượng khi chiếu ánh sáng đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì tia sáng đổi hướng và tiếp tục đi vào môi trường thứ hai. *Định luật khúc xạ: +Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, ở bên kia pháp tuyến so với tia tới; + Đối với hai môi trường trong suốt nhất định, thì tỉ số giữa sin góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sin r) là một số không đổi. = const Số không đổi này được gọi là chiết suất tỉ đối của môi trường khúc xạ và môi trường tới, kí hiệu là n21. => = n21 + Nếu n21 > 1: Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1); +Nếu n21 < 1: Ta nói môi trường (2) chiết quang kém hơn môi trường (1) + Dạng đối xứng của định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr III. Hiện tượng phản xạ toàn phần: 1. Định nghĩa: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng ánh sáng khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì toàn bộ phần ánh sáng tới phản xạ trở lại môi trường cũ, không có thành phần khúc xạ. 2. Điều kiện đề có phản xạ toàn phần: + Ánh sáng phải đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém hơn; +Góc tới i lớn hơn góc igh nào đó, được gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần; 3. Định nghĩa góc giới hạn phản xạ toàn phần: Là góc tới ứng với góc khúc xạ bằng 90o. => sinigh = . IV. Lăng kính: a. Định nghĩa: Lăng kính là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi hai mặt phẳng cắt nhau. Hai mặt này gọi là hai mặt bên của lăng kính, góc nhị diện A tạo bởi hai mặt bên gọi là góc chiết quang của lăng kính. Lưu ý: +Mặt đáy của lăng kính không nhất thiết phải là mặt phẳng, tuy nhiên trong tài liệu này chỉ nghiên cứu các tính chất hình học qua lăng có đáy là mặt phẳng, do vậy tiết diện thẳng của lăng kính là tam giác ABC, đáy BC, đỉnh A (góc chiết quang); + Chiết suất n của lăng kính là chiết suất tỉ đối giữa chất làm lăng kính và môi trường đặt lăng kính. b. Đường đi của tia sáng dơn sắc khi qua lăng kính. Khi chiếu một tia sáng đơn sắc qua lăng kính có chiết suất n > 1 thì tia ló sẽ bị lệch về phía đáy hơn so với tia tới. V. thấu kính 1. Định nghĩa và phân loại: a. Định nghĩa: Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). b.Phân loại: *Phân loại theo hình dạng: Thấu kính rìa dày và thấu kính rìa mỏng; *Phân loại theo tính chất đường đi của tia sáng: thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì; 2. Các công thức thấu kính: a. Công thức xác định tiêu cự thấu kính (từ cấu tạo): = (n – 1)( + ), trong đó R1, R2 là bán kính của hai mặt cong. Quy ước dấu: + Mặt cong lồi: R > 0; + Mặt cong lõm: R < 0; + Mặt phẳng: R = ∞ b. Công thức xác định vị trí: = + , trong đó d và d’ là khoảng cách từ vật, ảnh đến thấu kính. Quy ước dấu: + Vật thật, ảnh thật: d, d’ > 0; + Vật ảo, ảnh ảo: d, d’ < 0; c. Công thức xác định độ phóng đại và độ tụ của thấu kính: *Công thức độ phóng đại: k = -; Lưu ý: + k > 0: Vật và ảnh cùng chiều; + k < 0: Vật và ảnh ngược chiều. *Công thức tính độ tụ: D = = (n – 1)( + ), - D[diop] 3. Quan hệ vật - ảnh: (chỉ xét trường hợp vật thật AB nằm trên trục chính của thấu kính): a.Đối với thấu kính hội tụ: + d > f: A’B’ là ảnh thật, ngược chiều với vật; + d = f: Ảnh tạo ở vô cực; + d < f: A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật. b. Thấu kính phân kì: Vật thật luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật. 4. Cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính: Ta sử dụng hai trong các tia sau: *Tia tới song song với trục chính thì tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm ảnh chính; *Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló song song với trục chính; *Tia tới qua quang tâm O của thấu kính thì truyền thẳng; *Tia tới song song với trục phụ thì tia ló (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm ảnh phụ nằm trên trục phụ song song với tia tới; Lưu ý: 1. Khi vẽ ảnh của một vật AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính đơn giản là ta nên sử dụng hai trong ba tia đầu; còn trong trường hợp vẽ ảnh của một điểm sáng nằm trên trục chính thì nhất thiết ta phải sử dụng tia song song với trục phụ (hoặc tia qua tiêu điểm phụ); 2. Nếu ảnh nằm trong không gian của vật thì ảnh ảo, nếu ảnh nằm trong không gian của ảnh thì ảnh thật; Nếu vật nằm trong không gian của vật thì vật thật, nếu vật nằm trong không gian của ảnh thì vật ảo. Với quy ước như sau: L Không gian ảnh O đối với thấu kính hội tụ L chiều truyền ánh sáng Không gian vật Không gian ảnh O đối với thấu kính phân kì Tiêu điểm vật chính F Tiêu điểm ảnh chính F’ Tiêu điểm ảnh chính F’ Tiêu điểm vật chính F chiều truyền ánh sáng Không gian vật Hoạt động 3: Định hướng nhiệm vụ học tập tiếp theo HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hoá các kiến thức, công thức đã gặp trong tiết học để chuẩn bị nội dung kiểm tra học kì II *Học sinh tiếp thu và ghi nhận nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của giáo viên. IV. RÚT KINH NGHIỆM : Trung Hóa, ngày tháng năm 2014 Tổ trưởng: Đinh Ngọc Trai

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAT LI 11 CB(1).doc
Giáo án liên quan