Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Văn Lợi

I. Mục tiêu.

1. Về kiến thức

Nêu được các khái niệm: chuyển động, quỹ đạo của chuyển động.

Nêu được những ví dụ cụ thể về: chất điểm, vật làm mốc, mốc thời gian.

Phân biệt được hệ toạ độ, hệ qui chiếu; thời điểm và thời gian (khoảng thời gian).

2. Về kĩ năng

Trình bày được cách xác định vị trí của chất điểm trên đường cong và trên một mặt phẳng; làm được các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.

 3. Về thái độ

- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới

II. Chuẩn bị.

Gv: Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hs thảo luận.

III. Tổ chức hoạt động dạy học.

HĐ1: (5 phút) Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số ;

Giới thiệu chương trình, nêu nguyên tắc học tập

HĐ2: (18 phút) CHUYỂN ĐỘNG CƠ, CHẤT ĐIỂM.

 

doc137 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 10 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Văn Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển. Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối. Sự bay hơi của amôniac, frêôn, được sử dụng trong kỉ thuật làm lạnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự sôi. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20’ Nêu câu hỏi để học sinh ôn tập. Cho học sinh phân biệt sự sôi và sự bay hơi. Nêu các đặc điểm của sự sôi. Nêu và phân tích khái niệm và công thức tính nhiệt hoá hơi. Cho học sinh nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt hoá hơi. III. Sự sôi. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi. 1. Thí nghiệm. Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau ta nhận thấy : Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng. Áp suất chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao. 2. Nhiệt hoá hơi. Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi : Q = Lm. Với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi, có đơn vị là J/kg. Hoạt động 3: tổng kết bài học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ Nhắc lại một số kiến thức cần nhớ trong bài: Giao nhiện vụ về nhà cho học sinh Nhận xét giờ học IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 66 : ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : - Định nghĩa được độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. - Định nghĩa được độ ẩm tỉ đối. - Phân biệt được sự khác nhau giũa các độ ẩm nói trên và nêu được ý nghĩa của chúng. 2. Kỹ năng : - Quan sát các hiện tượng tự nhiên về độ ẩm. - So sánh các khái niệm. 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Các lọai ẩm kế : Ẩm kế tóc, ẩm kế khô ướt, ẩm kế điểm sương. Học sinh : Ôn lại trạng thái hơi khô với trạng thái hơi bão hòa. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: A A A A 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút): Nêu các điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi. 3. Bài mới. Hoạt động 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ, CHẤT ĐIỂM. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15’ Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm tuyệt đối. Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm cực đại. Cho học sinh trả lời C1. I. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại. 1. Độ ẩm tuyệt đối. Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m3 không khí. Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối là g/m3. 2. Độ ẩm cực đại. Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bảo hoà. Giá trị của độ ẩm cực đại A tăng theo nhiệt độ. Đơn vị của độ ẩm cực đại là g/m3. Hoạt động 2: Tìm hiểu độ ẩm tỉ đối. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10’ Giới thiệu khái niệm, kí hiệu và đơn vị của độ ẩm tỉ đối. Cho học sinh trả ời C2. Giới thiệu các loại ẩm kế. Cho học sinh phần em có biết về các loại ẩm kế. II. Độ ẩm tỉ đối. Độ ẩm tỉ đối f của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ : f = .100% hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bảo hoà trong không khí ở cùng một nhiệt độ. f = .100% Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao. Có thể đo độ ẩm của không khí bằng các ẩm kế : Am kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương. Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm không khí và cách chống ẩm. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 10’ Cho học sinh nếu các ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Nhận xét các câu trả lời và hệ thống đầy đủ các ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Cho học sinh nếu các biện pháp chống ẩm. III. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí. Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, Hoạt động 4: tổng kết bài học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ Nhắc lại một số kiến thức cần nhớ trong bài: Giao nhiện vụ về nhà cho học sinh Nhận xét giờ học IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 67 - 68 : Thực hành : ĐO HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Cách đo được lực căng bề mặt của nước tác dụng lên một chiếc vòng kim lọai nhúng chạm vào mặt nước, từ đó xác định hệ số căng bề mặt của nước ở nhiệt độ phòng. 2. Kỹ năng - Biết cách sử dụng thước để đo độ dài chu vi vòng tròn. - Biết cách dùng lực kế nhạy (thang đo 0,1 N), thao tác khéo léo để đo được chính xác giá trị lực căng tác dụng vào vòng . - Tính hệ số căng bề mặt và xác định sai sô của phép đo. 3. Thái độ: II. CHUẨN BỊ Giáo viên : Cho mỗi nhóm HS : - Lực kế 0,1 N có độ chính xác 0,001N. - Vòng kim loại ( hoặc vòng nhựa) có dây treo. - Cốc nhựa đựng chất lỏng ( nước sạch). - Giá treo có cơ cấu nâng hạ cốc đựng chất lỏng. - Thước cặp 0-150/0,05mm. - Giấy lau ( mềm). - Kẻ sẵn bảng ghi số liệu theo mẫu trong bài 40 SGK Vật lí 10. Học sinh : Báo cáo thí nghiệm, máy tính cá nhân. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: A A A A 2. Bài mới. Hoạt động 1: Cơ sở lí thuyết của phép đo. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12’ -Mô tả thí nghiệm hình 40.2. -HD: Xác định các lực tác dụng lên chiếc vòng. -HD: Đường giới hạn mặt thoáng là chu vi trong và ngoài của vòng. -Xác định độ lớn lực căng bề mặt từ số chỉ của lực kế và trọng lượng của vòng nhẫn. -Viết biểu thức tính hệ số căng mặt ngoài của chất lỏng. Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ đo. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 7’ -Giới thiệu cách sử dụng thước kẹp -Quan sát và tìm hiểu hoạt động của các dụng cụ có sẵn. Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 50’ -Hướng dẫn các nhóm -Theo dõi HS làm thí nghiệm -Tiến hành thí nghiệm theo nhóm. -Ghi kết quả và bảng 40.1 và 40.2 Hoạt động 4: Tổng kết thí nghiệm. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 15’ -HD: Nhắc lại cách tính sai số của phép đo trực tiếp và gián tiếp. -Nhận xét kết quả. - Thu dọn đồ dùng thí nghiệm -Hoàn thành bảng 40.1 và 40.2 -Tính sai số của các phép đo trực tiếp lực căng và đường kính. -Tính sai số và viết kết quả đo hệ số căng mặt ngoài. IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 69 BÀI TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp học sinh nắm lại các kiến thức cơ bản trong chương 7 gồm: chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình; biến dạng cơ của vật rắn, sự nở vì nhiệt của vật rắn; các hiện tượng bề mặt của chất lỏng; sự chuyển thế các chất và độ ẩm của không khí. 2. Kỹ năng - Rèn luyện khả năng tổng hợp các vân đề, biết so sánh và nhận xét. - Vận dụng được các công thức trong chương để giải các bài tập tương tự 3. Thái độ - HS tích cực tham gia ôn tập và làm bài tập II. CHẨN BỊ 1. Giáo viên: - Hệ thống lý thuyết và một số bài tập trong chương VII. 2. Học sinh: - Ôn tập các kiến thức đã học trong chương VII. III. Tiến trình giảng dạy. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: A A A A 2. Kiểm tra bài cũ. (4’) 3. Bài mới. Hoạt động 1: Hệ thống hoá lại những kiến thức đã học. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS - So sánh chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình. - Phát biểu định luật Húc cho biến dạng đàn hồi của vật rắn. - Viết công thức về sự nở dài và sự nở khối của vật rắn. - Viết công thức tính nhiệt nóng chảy và nhiệt hóa hơi. Hoạt động 2: Giải các câu hỏi trắc nghiệm. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 12’ Câu 7 trang 210 : D Câu 8 trang 210 : B Câu 9 trang 210 : C Câu 10 trang 210 : D Câu 4 trang 213 : C Câu 5 trang 214 : A Câu 6 trang 214 :C Giải thích lựa chọn. Giải thích lựa chọn. Giải thích lựa chọn. Giải thích lựa chọn. Giải thích lựa chọn. Giải thích lựa chọn. Yêu cầu hs trả lời tại sao chọn A. Hoạt động 3: Giải các bài tập. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 20’ Yêu cầu học sinh tính nhiệt lượng cần cung cấp để hoá lỏng nước đá thành nước. Yêu cầu học sinh tính nhiệt lượng cần cung cấp để tăng nhiệt độ của nước. Cho học sinh tính nhiệt lượng tổng cộng. Bài 14 trang 210 Nhiệt lượng cần cung cấp để hoá lỏng hoàn toàn nước đá : Q1 = lm = 3,4.105.4 = 13,6.105 (J) Nhiệt lượng cần cung cấp để chuyển nước từ 0oC lên 20oC : Q2 = cmDt = 4180.4.20 = 334400 (J) Nhiệt lượng tổng cộng : Q = Q1 + Q2 = 13,6.105 + 3,344.105 = 16,944.105 (J) Hoạt động 3: tổng kết bài học TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ Nhắc lại một số kiến thức cần nhớ trong bài: Giao nhiện vụ về nhà cho học sinh Nhận xét giờ học IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: 15 KIỂM TRA 1 TIẾT I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức: Củng cố và khắc sâu kiến thức của chương I: + Chuyển động cơ; chuyển động thẳng đều; chuyển động thẳng biến đổi đều; sự rơi tự do; chuyển độgn tròn đều; tính tương đối của chuyển động. 2. Về kĩ năng: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, khoa học, phát huy khả năng làm việc trung thực của hs 3. Thái độ: Trung thực trong khi làm kiểm tra II. Chuẩn bị. GV: Đề kiểm tra; HS: Ôn lại toàn bộ kiến thức của chương để làm bài cho tốt III. III. Tiến trình giảng dạy. 1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: A A A A 2. Nêu yêu cầu của giờ kiểm tra 3. Phát đề cho học sinh, học sinh làm bài kiểm tra GV quản lí học sinh đảm bảo tính công cho HS. Thu bài kiểm tra 4. Nhận xét kỉ luật giờ học Giao nhiệm vụ về nhà cho hs. Nội dung kiểm tra (Đề kiểm tra) IV. Rút kinh nghiệm. Búng Lao, ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Linh Thị Hạnh

File đính kèm:

  • docGiao an Vat Li 10 nam hoc 20132014.doc