1. Đọc thành tiếng:
- Chú ý cách TN: Đê - rất – xi, Cô - rét – ti, Xtác - đi, Ga rô nê, Nen – li, khuyến khích, khuỷu tay.
- Đọc đúng: Câu cảm, câu cầu khiến.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu từ: Gà Tây, bò mộng, chật vật.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của h/s bị khuyết tật.
62 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 29 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng so với mặt bàn?
- Nghiêng
+ Em có nhận xét gì về mầu sắc trên quả địa cầu?
- Màu khác nhau: Xanh nước biển, màu vàng, xanh lá cây, da cam....
+ Từ ngữ quan sát được trên mặt quả cầu, em hiểu thêm gì về bề mặt trái đất?
- Trái đất có trục nghiêng, bề mặt trái đất không như nhau ở các vị trí.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm hiểu với quả địa cầu
Vòng 1: Tiếp sức
- Học sinh xếp thành 2 đội
- Giáo viên phát cho mỗi đội 1 tranh vẽ quả địa cầu và các thể chữ
- Học sinh dán các thẻ chữ vào phần phù hợp: Trục, giá đỡ, cực bắc, cực nam, xích đạo, Bắc bán cầu, Nam bán cầu.
- Giáo viên nhận xét cho điểm
Vòng 2: Thi hùng biện
- Các đội cử đại diện nói những hiểu biết của mình về quả địa cầu kết hợp chỉ trên mô hình quả địa cầu
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh hùng biện xuất sắc
Vòng 3: Vẽ quả địa cầu.
- Trong 3 phút các đội phải nhớ và vẽ lại được hình dạng quả địa cầu, chỉ định các vị trí trục, đường xích đạo, hai cực của quả địa cầu.
D. Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Phát thưởng cho học sinh thắng cuộc
- Chuẩn bị bài sau
Tập viết
Ôn chữ hoa U
I. Mục tiêu:
- Viết đẹp các chữ cái viết hoa U, B, D
- Viết đúng, đẹp bằng cỡ chữ nhỏ tên riêng Uông Bí và câu ứng dụng:
Uốn cây từ thủa còn non.
Dạy con từ thủa con còn bi bô.
- Giáo dục có ý thức rèn luyện chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết hoa U
- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
Thu vở 1 số vở của học sinh để chấm bài
- Gọi 1 số học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- 1 học sinh đọc: Trường Sơn.
“Trẻ em ...... là ngoan”
- Gọi 2 học sinh viết: Trường Sơn
- 2 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con
- Nhận xét chỉnh sửa lỗi cho hs
- Nhận xét vở đã chấm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong giờ tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết hoa chữ u trong từ và câu ứng dụng.
- Nghe giới thiệu
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Có các chữ U, B, D.
- Yêu cầu học sinh phân tích
- Học sinh đọc, phân tích chữ
- Học sinh viết các chữ hoa
- Nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Nhắc lại quy trình viết các chữ hoa
3. Hướng dẫn viết từ ứng dụng
a. Giới thiệu từ ứng dụng:
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- 1 học sinh đọc: Uông Bí
Uông Bí là tên 1 thị xã ở tỉnh Quảng Ninh
b. Quan sát và nhận xét
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Các chữ U, D, Y, B, cao 2 li rưỡi; Chữ T cao 2 li, các chữ còn lại cao 1 li
- Kiểu cách giữa các chữ bằng chừng nào?
- Bằng 1 con chữ 0.
c. Viết bảng
- Yêu cầu hs viết từ: Uông Bí
- Học sinh viết
Giáo viên chỉnh lỗi cho học sinh
Gv nhận xét sửa lỗi cho học sinh
4. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a. Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- 1 học sinh đọc
Giải thích câu ca dao
b. Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Các chữ U, D, Y, H, B. cao 2 li rưỡi; Chữ T câo 2 li, các chữ còn lại cao 1 li
c. Viết bảng.
- Yêu cầu học sinh viết từ: Uốn cây, dạy con.
- 2 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con
- Học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét cho điểm
5 Hướng dẫn viết vở tập viết
- Giáo viên hướng dẫn cách viết, yêu cầu của bài viết.
- Học sinh viết:
+ 1 dòng chữ u, cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ B, D cỡ nhỏ
+ 2 dòng chữ Uông Bí, cỡ nhỏ
+ 4 dòng câu ứng dụng
Giáo viên quan sát sửa lỗi cho hs
- Thu 5 đến 7 bài chấm cho điểm
d. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học, chữ viết của học sinh
- Về hoàn thành bài viết
Thứ tư
Tập đọc.
Một mái nhà chung
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ, tiếng khó: Lợp nghìn là biếc, rập rình, lợp hồng, lên trông...
- Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ và giữa các khổ thơ
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với nhịp ngắn giọng vui vẻ hồn nhiên, thân ái.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ: Dìm gắc, cầu vồng
- Hiểu nội dung bài thơ: Mỗi vật đều có mái nhà riêng cần yêu thương và bảo vệ mái nhà chung.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
Giáo dục học sinh ham học môn học, yêu quí và bảo vệ trái đất
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ phóng to.
- Ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III.Trọng tâm:
Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài: Gặp gỡ ở Lúc – Xăm - Bua
- 3 học sinh đọc yêu cầu của giáo viên
Nhận xét – cho điểm
C. Dạy – học bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này, chúng ta cùng tìm hiểu về mái nhà chung của vạn vật
- Nghe giới thiệu
- Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
a. Đọc mẫu.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài
- Nghe đọc
b. Hướng dẫn đọc từng dòng thơ.
- Gv yêu cầu hs đọc toàn bài thơ.
- Mỗi hs đọc 1 câu cho đến hết bài
- Trong bài có những chữ nào khó đọc
- Học sinh nêu
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- Học sinh đọc lại đoạn lần 2.
Nhận xét cho điểm
c. Hướng dẫn đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ:
- Giáo viên yêu cầu 6 học sinh nối tiếp nhau đọc bài, mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ
- 6 học sinh nối tiếp nhau đọc bài.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải
- Tìm hiểu nghĩa của từ
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ
- Quan sát tranh, nghe giáo viên giới thiệu về từ mới: Nhím, giàn gấc, cầu vồng
- Yêu cầu 6 học sinh đọc lại bài lần 2
- 6 học sinh đọc bài lần 2.
- Giáo viên nhận xét.
d. Luyện đọc theo nhóm:
Chia học sinh thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn thơ, các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh lỗi cho nhau.
- Yêu cầu 3 đến 5 học sinh bất kỳ đọc bài trước lớp
- Nhóm học sinh đọc bài theo yêu cầu, lớp theo dõi và nhận xét.
e. Đọc đồng thanh
- Hs cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
3. Tìm hiểu bài
- Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài
- 1 hs đọc bài trước lớp, lớp đọc thầm
- Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của những ai?
- Mái nhà riêng của Chim, cá dím, ốc, bạn nhỏ.
-Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
- Học sinh nêu
- Mái nhà chung của muôn vật là gì?
- Là bầu trời xanh
- Hãy tả lại mái nhà chung của muôn vật bằng hai câu văn?
- Mái nhà của muôn vật là bầu trời xanh vô tận. Trên mái nhà ấy có 7 sắc cầu vồng rực rỡ.
- Em muốn nói gì với những người bạn cùng chung sống dưới một mái nhà
- Hãy yêu mái nhà chung
- Chúng ta cùng giữ gìn bảo vệ mái nhà chung.
- Chúng ta cùng sống trong một mái nhà nên hãy yêu thương và đoàn kết với nhau.
Giáo viên: Đó chính là điều mà bài thơ muốn nói, muốn nhắn nhủ với chúng ta. Mỗi vật đều có mái nhà riêng nhưng lại cùng sống chung trong mái nhà trái đất, cùng chung 1 bầu trời xanh. Vậy hãy thương yêu, đoàn kết và cùng nhau giữ gìn, bảo vệ mái nhà chung.
4. Luyện học thuộc bài thơ
- Mở bài thơ trên bảng
- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài
- Giáo viên xoá dần
- Hs luyện đọc theo từng lần xoá bảng.
- Yêu cầu học sinh tự luyện đọc thuộc lòng.
- Các nhóm học sinh tự luyện đọc bài
- Học sinh đọc, nhận xét giúp đỡ nhau.
* Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- Học sinh luyện đọc
- Lớp theo dõi, nhận xét
- Giáo viên nhận xét cho điểm
- Gọi 1 học sinh đọc hay nhất đọc lại cả bài
d. Củng cố – dặn dò:
- Học sinh luyện đọc.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh tích cực.
Nhắc nhở học sinh chưa có ý thức
- Giáo viên bắt nhịp
- Cả lớp hát bài: Trái đất này là của chúng mình
- Dặn dò: về học thuộc bài thơ.
Chuẩn bị bài sau
Toán
Tiền Việt Nam
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Nhận biết được các tờ giấy bạc 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng.
- Bước đầu biết đổi tiền (trong phạm vi: 100.000)
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị tiền tệ Việt Nam.
- Giáo dục biết áp dụng vào thực tế
II. Đồ dùng dạy – học:
Giáo viên: Các tờ giấy bạc loại 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đông.
Học sinh: Vở ghi toán.
III. Trọng tâm:
Bước đầu biết đổi tiền.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. ổn định tổ chức
- Hát
B. Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh làm bài 2,3 của tiết trước
- Nhận xét cho điểm
C. Dạy – học bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong giờ học này các em sẽ tiếp tục làm quen với 1 số tờ giấy bạc trong hệ thống tiền tệ Việt Nam
- Nghe giới thiệu.
Ghi bảng tên bài
2. Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đông.
Giáo viên cho học sinh quan sát nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc.
- Học sinh quan sát và nhận biết .
Ví dụ: Tờ giấy bạc loại 20.000 đồng có dòng chữ hai mươi nghìn đồng và số 20.000
Ghi tên trị giá tờ giấy bạc
3. Luyện tập thực hành.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- 1 học sinh đọc
Bài toán hỏi gì?
- Bài toán hỏi trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền
- Để biết trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền, chúng ta làm như thế nào?
- Tính tổng các giá trị tờ giấy bạc trong từng chiếc ví.
- Ví a có bao nhiêu tiền?
Chiếc ví a có số tiền là:
10.000 + 20.000 + 20.000 = 50.000
- Học sinh làm tiếp
Ví b: 90.000 đ
c: 90.000 đ
d: 14.500 đ
e: 50.700 đ
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc đề toán
- 1 học sinh đọc
Giáo viên hướng dẫn
- Học sinh tóm tắt
- Học sinh giải
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét cho điểm
Bài 3: Học sinh đọc đề bài
- Lớp đọc thầm
- Mỗi cuốn vở có bao nhiêu tiền?
- Mỗi cuốn vở giá 1.200 đồng
- Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào?
- Là số tiền phẩi trả để mua 2, 3, 4. cuốn vở
- Muốn tính số tiền mua 2 cuốn vở ta làm như thế nào?
- Lấy số tiền 1 cuốn vở nhân với 2
- Yêu cầu học sinh làm bài sau đó chữa bài và cho điểm học sinh
- 1 học sinh làm bảng, lớp làm vở bài tập.
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu điền số thích hợp vào ô trống
- Em làm bài theo mẫu là như thế nào?
- Học sinh trả lời
Giáo viên giải thích: Đây là dạng bài đổi tiền
Hướng dẫn làm.
- Có 90.000 đồng. Hỏi mỗi loai giấy bạc có mấy tờ
- Học sinh trả lời
- Tại sao em biết như vậy?
-Vì:10.000+10.000+ 20.000
+ 50.000 = 90.000 đ
Giáo viên nhận xét
- Học sinh làm bài.
D. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét – dặn dò
File đính kèm:
- TUAN29~1.DOC