Giáo án Tuần thứ 1 Lớp 3A

 1. Đọc thành tiếng: nước, hạ lệnh, vùng nọ, làng, lo, lấy, làm lạ, láo, lần nữa, luyện.

 - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các cụm từ.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.

 2. Đọc- hiểu:

 - Từ khó: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.

 - Nội dung: Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.

 

doc48 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần thứ 1 Lớp 3A, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oặc vần an/ang theo nghĩa cho trước. - Nghe giới thiệu. 2.Hướng dẫn viết chính tả: a. Tìm hiểu nội dung bài thơ: - Giáo viên đọc cả bài thơ. - Một học sinh đọc cả bài thơ. - Một học sinh đọc khổ thơ 1. - Khổ thơ 1 cho em biết điều gì? - Cho biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói. - Một học sinh đọc khổ thơ 2. - Khổ thơ 2 nói điều gì? - ý nói chơi chuyền giúp bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy. b. Hướng dẫn cách trình bày: - Bài thơ có mấy dòng? - Bài thơ có 18 dòng. - Mỗi dòng thơ có mấy chữ? - Mỗi dòng thơ có 3 chữ. - Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? - Chữ đầu dòng thơ viết hoa. - Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép, vì sao? - Các câu: “ Chuyền chuyền một ........................ Hai, hai đôi”. Vì đó là câu nói của các bạn khi chơi chuyền . - Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào mấy ô? - Để cho đẹp mắt, khi viết bài này ta nên lùi vào 4 ô. c. Hướng dẫn viết từ khó: - Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn? - Học sinh nêu các từ: chuyền, que, lớn lên, dẻo dai, sáng. - Giáo viên đọc từ khó. - 3 học sinh viết bảng. - Lớp viết bảng con. d. Viết chính tả: - Giáo viên đọc. - Học sinh viết bài. e. Soát lỗi: - Giáo viên đọc lại bài 2 lần. - Học sinh đổi vở cho nhau, dùng bút chì soát lỗi. g. Chấm bài: - Giáo viên thu 10 bài chấm. - Nhận xét bài viết của học sinh. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2: - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa. - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi, cho điểm - Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - Hai học sinh lên bảng tự làm bài, lớp tự làm vở bài tập. - Cả lớp đọc đồng thanh:Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán. Bài 3: - Cho học sinh làm phần a. - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa. - Nhận xét, chữa bài. - Một học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh làm bảng con. - Học sinh làm bài vào vở.( Lời giải : Lành, nổi, liềm. D. Củng cố- Dặn dò: - Hôm nay học bài chính tả gì? - Trò chơi: thi nói tiếng có âm đầu l/n hoặc vần an/ang. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò : ai sai 3 lỗi trở lên về viết lại cho đúng; Chuẩn bị bài sau. - Học sinh trả lời. Tập làm văn Nói về đội Thiếu niên tiền phong Điền vào giấy tờ in sẵn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nói được những hiểu biết về đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng nói mạch lạc trước tập thể - Biết cách điền vào mẫu đơn và nắm được nội dung đơn. 3. Giáo dục: - Có ý thức phấn đấu để được vào Đội. - Hiểu biết về thủ tục đơn từ. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn như sách giáo khoa. - Đồ dùng phục vụ trò chơi:Hái hoa dân chủ. - Thiết kế thêm câu hỏi cho bài tập 1. III.Trọng tâm: Có thêm hiểu biết về Đội. Điền được vào đơn. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học A. ổn định tổ chức: Hát, báo cáo sĩ số. B. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. C. Dạy học bài mới: Bài 1: Tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ. - Giáo viên giới thiệu trò chơi, cách chơi. - Học sinh nghe. - Các câu hỏi: - Đáp án trả lời: + Đội thành lập ngày nào, ở đâu? + Ngày 15 - 5 - 1941, tại Pắc Bó, Cao Bằng với tên gọi lúc đầu là Đội Nhi Đồng Cứu Quốc. + Những Đội viên đầu tiên của Đội là ai? + Học sinh kể: . Nông Văn Dền (Bí danh: Kim Đồng)- Đội trưởng. . Nông Văn Thàn( Bí danh Cao Sơn) . Lý Văn Tịnh ( Bí danh Thanh Minh). . Lý Thị Mì ( Bí danh Thuỷ Tiên) . Lý Thị Xậu ( Bí danh Thanh Thuỷ) + Kể thời gian những lần đổi tên của Đội. 4. Hãy tả lại huy hiệu của Đội. .15 - 5 - 1941: Đội Nhi đồng Cứu quốc . 15 - 5 - 1951 Đội Thiếu nhi Tháng Tám. . Tháng 2 năm 1956:Đội Thiếu niên Tiền phong. . 30 - 1 - 1970 :Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Huy hiệu của Đội hình tròn, nền là lá cờ Tổ quốc, bên trong có búp măng non, phía dưới là khẩu hiệu “Sẵn sàng” - Giáo viên đưa huy hiệu của Đội học sinh quan sát. - Học sinh quan sát. 5. Hãy tả lại khăn quàng của Đội viên. - Màu đỏ , hình tam giác, là một phần của lá cờ Tổ quốc. - Giáo viên đưa khăn quàng cho học sinh quan sát. - Học sinh chuyền tay nhau quan sát. 6. Bài hát “ Đội ca” do ai sáng tác? - Nhạc sĩ Phong Nhã 7. Nêu tên một số phong trào của Đội? - Công tác Trần Quốc Toản, Phát động từ năm 1947. - Phong trào kế hoạch nhỏ, phát động từ năm 1960. - Phong trào thiếu nhi làm nghìn việc tốt, phát động từ năm 1981. Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu bài 2. - Học sinh tự làm bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cấu trúc của lá đơn. - Lá đơn gồm 3 phần: + Phần đầu: . Tên nước ta ( Quốc hiệu) và tiêu ngữ. . Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn. . Tên đơn. . Địa chỉ nhận đơn. + Phần 2: . Họ tên, ngày sinh , địa chỉ, trường, lớp của người viết đơn. . Nguyện vọng của người viết đơn. + Phần cuối: Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên. - Giáo viên yêu cầu học sinh chữa lại các phần viết sai. - Học sinh chữa lại các phần viết sai. D. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Dặn dò: Về nhà tìm hiểu thêm về Đội, ghi nhớ và viết lại đơn xin cấp thẻ đọc sách. - Thực hiện ở nhà. Toán Tiết 5: luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) - Chuẩn bị cho việc học phép trừ các số có 3 chữ số(có nhớ 1 lần) 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đặt tính và tính. 3. Giáo dục: Cẩn thận, độc lập khi làm bài. II. Chuẩn bị: Hệ thống bài luyện tập. III. Trọng tâm: Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động dạy: A. ổn định tổ chức: Hoạt động học: - Giáo viên yêu cầu. - 2 học sinh làm bài về nhà - Các học sinh khác nhận xét. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. B. Dạy học bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học, ghi bảng tên bài. - Nghe giới thiệu 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc đề bài. - 4 học sinh làm bảng - Lớp làm vở bài tập. - 4 học sinh nêu rõ cách đặt tính và tính. - Giáo viên chữa bài, cho điểm. Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc đề bài. - Bài toán yêu cầu gì? - Bài toán yêu cầu đặt tính và tính. - Học sinh nêu cách tính rồi thực hiện - 4 học sinh làm bảng, lớp làm vở. - Nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên nhận xét, cho điểm. Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc đề bài. - Thùng thứ nhất có bao nhiêu lít dầu? - 125 lít dầu - Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu? - 135 lít dầu - Bài toán hỏi gì? - Cả hai thùng có bao nhiêu lít dầu. - Học sinh tóm tắt rồi giải. - Giáo viên chữa bài. Bài 4: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. - 1 học sinh đọc đề bài. - Cho học sinh xác định yêu cầu của bài rồi làm bài. - 9 học sinh nối tiếp nhau nhẩm từng phép tính trước lớp. - 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra. Bài 5: - Đọc đề, tìm hiểu yêu cầu của bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hình. - Học sinh vẽ hình vào vở bài tập. - 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra. D. Củng cố- Dặn dò: - Hôm nay học bài gì? - Luyện tập về cộng các số có 3 chữ số(không nhớ) - Trò chơi: Ai nhanh? Ai đúng? + Giáo viên đưa ra 2 lần, mỗi lần 4 phép tính. - 2 đại diện của 4 tổ lên đặt tính và thực hiện. + Giáo viên chấm điểm. + Tuyên bố tổ thắng cuộc trong trò chơi. - Dặn dò: + Bài về nhà: 2; 3 (vở bài tập toán). + Về luyện tập thêm nội dung học. + Chuẩn bị bài sau. Thể dục Tiết 2: Ôn một số kỹ năng ĐHĐN Trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Ôn một số kỹ năng ĐHĐN đã học lớp 1, 2. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh chóng, trật tự theo đúng đội hinh tập luyện. - Chơi trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy” đã học lớp 2. Yêu cầu biết cách chơi và chơi đúng luật. 2. Kỹ năng: Thực hiện tốt các nội dung luyện tập. 3. Giáo dục: Tham gia nghiêm túc, tích cực. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn. - Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi. III. Trọng tâm: - Ôn một số kỹ năng ĐHĐN đã học lớp 1, 2. - Chơi trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy” đã học lớp 2. IV. Nội dung và phương pháp lên lớp: Phần Nội dung Định lượng Phương pháp Số Thời lần gian Mở đầu - Lớp trưởng cho tập hợp lớp. - Giáo viên hướng dẫn lớp trưởng tập hợp, báo cáo, sau đó phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy, chỉnh đốn trang phục và vệ sinh nơi tập . - Chạy nhẹ nhàng theo 4 hàng dọc. *Trò chơi: làm theo hiệu lệnh. 1’ 2 - 3 2 - 3’ 1 1’ 1 1’ 2 1’ - 4 hàng dọc - 4 hàng dọc chuyển thành 4 hàng ngang để báo cáo. - Đội hình hàng ngang. - 4 hàng dọc, dọc sân trường. - Cán sự điều khiển lớp chơi. Cơ bản - Ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghiêm, nghỉ, dàn hàng, dồn hàng, cách chào báo cáo xin phép ra vào lớp, - Giáo viên nêu động tác, làm mẫu. Dùng khẩu lệnh để hô. * Chơi trò chơi: “Nhóm ba nhóm bảy”. - Nêu tên trò chơi. - Sau một số lần chơi, em nào thắng được biểu dương, những nhóm nào, em nào thực hiện không đúng hoặc bị thừa phải vừa đi vừa hát hoặc lò cò xung quanh lớp. 10’ 1 3 5 - 6’ 3 6 - 8’ - Học sinh tập lần lượt từng động tác. - Sau khi thành thạo có thể xen kẽ từng động tác. - Chia lớp thành các đơn vị tổ để tập. - Các tổ thi đua biểu diễn xem tổ nào nhanh đẹp nhất. + Lần 1: Tổ 1 + Tổ 2 tập + Lần 2: Tổ 3 + Tổ 4 tập + Lần 3: 2 tổ thắng tranh giải nhất. - Học sinh nhắc lại cách chơi. - Học sinh chơi thử 1-2 lần. - Học sinh chơi. Kết thúc - Giáo viên hướng dẫn. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét. - Dặn học sinh ôn luyện ở nhà 1 1 - 2’ 1 2’ - Đứng quanh vòng tròn, vỗ tay và hát. - Về ôn động tác đi 2 tay chống hông (dang ngang) Âm nhạc Học hát; Bài Quốc ca việt nam (Đồng chí giáo viên bộ môn dạy) Tuần 1 Thứ hai ngày tháng năm 2006

File đính kèm:

  • doctuan 1.DOC
Giáo án liên quan