Giáo án tuần 31 - Năm học: 2013 - 2014- Hà Thị Hằng

- Biết ngắt nhịp đúng khi đọc các dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho người cái đẹp, lợi ích và hạnh phúc. Mọi người hãy

hăng hái trồng cây (trả lời các câu hỏi trong SGK, học thuộc lòng bài thơ).

- Kêu gọi mọi người hãy hăng hái trồng cây.

 

doc28 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tuần 31 - Năm học: 2013 - 2014- Hà Thị Hằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu: Củng cố về cách đặt câu hỏi Bằng gì ? Ôn tập về dấu câu. II. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu ôn luyện. (1p) 2. Luyện tập. (32p) Bài 1: Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì ? trong đoạn văn sau: Gà trống kiêu hãnh nhảng đầu, cái mũ đỏ chói, tấm áo nhung đen pha màu đỏ biếc hài hòa. Bằng những bước đi đĩnh đạc, Gà tiến gáy lên. Không nói, Gà mở đầu khúc nhạc nhan đề “Bình minh” bằng tiết tấu nhanh khỏe đầy hứng khởi tờ-réc....tờ-réc-te-te-te...” GV hướng dẫn HS làm. Gọi HS lên bảng chữa bài, GV cùng HS nhận xét. GV nêu kết quả. Bài 2: GV cho HS thực hành đặt câu hỏi với mẫu câu bằng gì ? Hình thức một em hỏi, một em trả lời, hình thức tiếp sức. Bài 3: (dành cho HS K,G hoàn thành thêm). Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: a) Anh trai đã xây dựng nên cơ ngơi này bằng............................................... b) Nhân dân Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược bằng..................... GV nêu gợi ý, HS hoàn thành bài, gọi lên bảng chữa bài. Kết quả tham khảo: a........... bằng đôi bàn tay khéo léo,..... b. .........bằng sự kiên nhẫn của nhân dân,...... Bài 4: Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong các câu sau: a) Nam gọi to “Chờ tôi với” b) Chiến công kì diệu mùa xuân năm 1975 đã diễn ra trong thời gian rất ngắn 55 ngày đêm. c) Nhiệm vụ của chúng ta là Xây dựng chủ nghĩa xã hội. GV cho HS đọc kĩ yêu cầu và hoàn thành bài vào vở. Gọi lên bả ng chữa bài. GV nhận xét và kết luận: cả 3 dấu phải điền là dấu 2 chấm. GV chấm một số bài. 3. Củng cố, dặn dò. (2p) - GV chấm một số vở. - GV nhận xét tiết học. _____________________________ Tự học Luyện toán, luyện chữ và Đặt câu I. Mục tiêu: Ôn tập một số kiến thức của toán, đặt câu và luyện chữ. HS xác định được mình cần bổ sung kiến thức gì? Rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm. II. Hoạt động dạy - học: ổn định lớp: (1p) GV chia lớp thành 3 nhóm. Luyện tập: (32p) * GV nêu yêu cầu tiết học. - Nhóm 1: Luyện chữ. - Nhóm 2: Luyện tính giá trị của biểu thức và giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Nhóm 3: Tập đặt câu. HS tự ghép vào các nhóm. - GV hỗ trợ nội dung cần luyện. + Nhóm luyện chữ cần sửa chữ ngay ngắn, viết đúng nét khuyết, đúng khoảng cách giữa các con chữ. + Nhóm luyện giải toán; GV ra lại các bài toán ở SGK chỉ thay đổi số. GV hướng giải mẫu cho 1 bài. + Nhóm tập đặt câu. Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? HS tự đặt câu, chữa bài. GV nhận xét, bổ sung. Củng cố, dặn dò: (2p) GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc có hiệu quả. ________________________________ Mĩ thuật (Thầy Chính dạy). _____________________________ Tiết 2: Luyện tiếng việt củng cố về từ ngữ các nước – dấu câu A. Mục tiêu. - Củng cố về từ ngữ các nước bằng hình thức chọn ý để khoanh. - Ôn mẫu câu Bằng gì ? và đặt câu theo mẫu. - Ôn về dấu câu. B. Nội dung ôn luyện 1. Giới thiệu tiết ôn luyện 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: GV nêu y/c và chép đề bài lên bảng. Khoanh vào chữ cái trước tên các nước giáp với Việt nam ta: a. Nga b. Trung Quốc c. Lào d. Thái Lan e. Căm-pu-chia g. Xing-ga-po h. In-đô-nê-xi-a GV cho HS thảo luận cặp đôi sau đó hoàn thành bài vào vở. Gọi lên bảng chữa bài. GV nhân xét chung. Kết quả: b,c,e. Bài tập 2: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi Bằng gì ? trong mỗi câu sau: a. Cậu Hoà đã nhảy lên bắt bóng bằng động tác rất đẹp mắt. b. Bác thợ mộc làm nhẵn mặt bàn gỗ bằng lưỡi bào sắc. c. Chị Hiền đã kết thúc bài trình diễn võ thuật của mình bằng một động tác tung người hấp dẫn. GV cho HS làm sau đó gọi lên chữa bài. GV nhận xét kết quả làm. Bài tập 3: Đặt 2 câu có bộ phận trả lời câu hỏi bằng gì ? GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp dưới hình thức 1 em đặt câu hỏi, 1 em trả lời và đổi cho nhau. VD. Em đi học bằng gì ? Em đi học bằng xe đạp,... Bài tập 4: (dành cho HS K,G hoàn thành thêm) Điền dấu câu vào chỗ thích hợp trong câu sau: a) Lá ngô rộng, dài, trỗ ra mạnh mẽ, nõn nà. b) Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. c) Hồ Than Thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. GV cho HS làm sau đó gọi chữa bài. GV nhận xét và nêu kết luận. GV chấm một số bài và khuyến khích, tuyên dương. C. Dặn dò. Nhận xét bài làm của hs Tiết 3: Tự học tự ôn luyện trò chơi dân gian: ô ăn quan và chơi chuyền A. Mục tiêu Tự ôn luyện một số trò chơi dân gian theo nhóm. GV chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1 là HS nam tham gia chơi trò chơi “Ô ăn quan” Nhóm 2: Nữ chơi trò chơi “Chơi chuyền” B. Chuẩn bị. HS chuẩn bị theo nhóm đã dặn tiết trước. Mỗi nhóm nam chuẩn bị 60 hòn sỏi Mỗi nhóm nữ chuẩn bị 10 que chuyền và 1 quả C. Nội dung tổ chức. 1. Nhóm Nam chơi “Ô ăn quan” GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. ễ ăn quan Vẽ một hỡnh chữ nhật được chia đụi theo chiều dài và ngăn thành 5 hàng dọc cỏch khoảng đều nhau, ta cú được 10 ụ vuụng nhỏ. Hai đầu hỡnh chữ nhật được vẽ thành 2 hỡnh vũng cung, đú là 2 ụ quan lớn đặc trưng cho mỗi bờn, đặt vào đú một viờn sỏi lớn cú hỡnh thể và màu sắc khỏc nhau để dễ phõn biệt hai bờn, mỗi ụ vuụng được đặt 5 viờn sỏi nhỏ, mỗi bờn cú 5 ụ. Hai người hai bờn, người thứ nhất đi quan với nắm sỏi trong ụ vuụng nhỏ tựy vào người chơi chọn ụ, sỏi được rói đều chung quanh từng viờn một trong những ụ vuụng cả phần của ụ quan lớn, khi đến hũn sỏi cuối cựng ta vẫn bắt lấy ụ bờn cạnh và cứ thế tiếp tục đi quan (bỏ những viờn sỏi nhỏ vào từng ụ liờn tục). Cho đến lỳc nào viờn sỏi cuối cựng được dừng cỏch khoảng là một ụ trống, như thế là ta chặp ụ trống bắt lấy phần sỏi trong ụ bờn cạnh để nhặt ra ngoài. Vậy là những viờn sỏi đú đó thuộc về người chơi, và người đối diện mới được bắt đầu. Đến lượt đối phương đi quan cũng như người đầu tiờn, cả hai thay phiờn nhau đi quan cho đến khi nào nhặt được phần ụ quan lớn và lấy được hết phần của đối phương. Như thế người đối diện đó thua hết quan. Hết quan tàn dõn, thu quõn kộo về. Hết vỏn, bày lại như cũ, ai thiếu phải vay của bờn kia. Tớnh thắng thua theo nợ cỏc viờn sỏi. Quan ăn 10 viờn sỏi. 2. Nhóm Nữ chơi “Chơi chuyền” GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Chơi chuyền Trũ chơi dành cho con gỏi. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm cú 10 que nhỏ và một quả trũn nặng (quả cà, quả bũng nhỏ...), ngày nay cỏc em thường chơi bằng quả búng. Cầm quả ở tay phải tung lờn khụng trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hỏt những cõu thơ phự hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đụi tụi, đụi chị… Ba lỏ đa, ba lỏ đề v.v. Hết bàn mười thỡ chuyền bằng hai tay: chuyền một vũng, hai vũng hoặc ba vũng... và hỏt: “Đầu quạ, quỏ giang, sang sụng, trồng cõy, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy vỏn sau và tớnh điểm được thua theo vỏn. Khi người chơi khụng nhanh tay hay nhanh mắt để bắt được búng và que cựng một lỳc sẽ bị mất lượt, lượt chơi sẽ chuyển sang người bờn cạnh. D. Dặn dò GV nhận xét về hình thức tổ chức chơi của các nhóm. –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2012 –––– –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3: Luyện toán Luyện nhân, chia các số có năm chữ số với số có một chữ số A. Mục tiêu: Ôn về nhân, chia các số có năm chữ số với số có một chữ số. Củng cố giải toán có lời văn bằng hai phép tính. B. Các nội dung ôn luyện Bài tập 1: GV cho HS làm vào bảng con. x x x Tính:a) 26217 ; 20918 ; 16019 3 4 5 b) 45826 2 ; 27849 3 ; 30678 6 Bài tập 2: Đặt tính rồi tính. a) 34056 : 5 ; 25788 : 6 b) 31029 x 4 ; 10289 x 6 GV cho HS làm vào vở sau đó gọi lên bảng chữa bài. Gọi HS nhận xét, GV nhận xét chung. Bài tập 3: Tính giá trị của biểu thức sau: a) (42457 + 52357 ) : 7 =................................................ =......................... b) 83764 – 10714 x 6 = .................................................. =............................ GV cho HS làm vào vở, gọi 2 HS lên làm bài vào bảng phụ. Gọi HS nhận xét, bổ sung. Bài tập 4: GV nêu bài toán. Kho hàng có 71250m vải. Người ta đã xuất đi 1/3 số vải đó. Hỏi trongkho còn lại bao nhiêu mét vải ? Gọi HS đọc bài toán. +Bài toán cho biết gì ? Có 7125m vải, đã bán 1/3. + Bài toán hỏi gì ? Trong kho còn lại bao nhiêu mét vải. GV cho HS giải, gọi 1 em lên bảng chữa bài. Bài giải Số vải đã xuất là: 71250 : 3 = 23750(m) Số vải trong kho còn lại là: 71250 – 23750 = 47500(m) ĐS: 47500m vải. Gọi HS nhận xét, GV nhận xét chung và chấm bài. C. Dặn dò: GV nhận xét tiết học. ––––––––––––––––––––––––––––––––––– –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tiết 3: Hoạt động tập thể dạy vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường chủ điểm 2: bài 1. giữ vệ sinh nhà ở A. Mục tiêu - Phân biệt được nhà ở đảm bảo hợp vệ sinh và nhà ở mất vệ sinh - Nêu được ích lơi của việc giữ vệ sinh nhà ở. - Thực hiện giữ vệ sinh nhà ở. B. Đồ dùng dạy học Tranh VSMT, phiếu học tập C. Các hoạt động dạy học Hoạt động 1: Quan sát tranh Bước 1: GV phát phiếu cho các nhóm, mỗi nhóm 1 tranh. Bước 2: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát theo tranh. Bước3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo lụân, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nêu kết luận chung Nhà ở đảm bảo vệ sinh(nhà sạch): có đủ ánh sáng, sàn nhà sạch sẽ, đồ đạc được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp,...... Hoạt động 2: Lợi ích của việc giữ vệ sinh nhà ở - Theo em, người sống trong căn nhà nào sẽ khoẻ mạnh và sống trong căn nhà nào sẽ dễ bị mắc bệnh ? Vì sao ? - GV cho HS làm việc sau dó gọi trả lời. - GV nêu tóm tắt ý kiến của các bạn trong các nhóm. Hoạt động 3: Thực hiện giữ vệ sinh nhà ở. - GV phát phiếu cho HS và cho HS thảo luận Cột A Cột B a. Lau nhà b. Quét sân c. Đậy lông bàn d. Xếp chăn màn e. Rửa sạch nồi 1. Sân 2. Gường 3. Sàn nhà 4. Bếp 5. Mâm cơm - Gọi từng HS trả lời với phiếu bài tập - GV gọi một số học sinh chữ bài - GV nhận xét, bổ sung. D. Dặn dò GV nhận xét tiết học. Thường xuyên giữ vệ sinh nhsf ở luôn sạch sẽ. > =

File đính kèm:

  • docGA Tuan 31.doc
Giáo án liên quan