I/ MỤC TIÊU:
- Giúp Hs ôn tập củng cố về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc, về tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
- Củng cố về nhận dạng hình vuông, hình tứ giác, hình tam giác qua bài đếm hình và vẽ hình.
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng chữa bài 2,3
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài – Ghi đề
b) Tìm hiểu bài
42 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 3 Lớp 3 - Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yêu cầu Hs dựa vào tóm tắt đặt thành đề toán.
- Gv yêu cầu Hs tự giải và làm vào vở. Một Hs lên bảng làm bài.
-Gv chốt lại lời giải đúng.
Bài 3:
GV cho HS mở SGK ra
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu của đề bài:
- Gv yêu cầu Hs quan sát hình vẽ và hỏi:
H: Hình nào đã khoanh vào một phần ba số quả cam? Vì sao?
H: Hình 2 đã khoanh vào một phần mấy số quả cam? Vì sao?
Gv yêu cầu Hs giải vào vở
Gv nhận xét
b)Tương tự , HS xung phong trả lời.
Đã khoanh vào số bông hoa trong hình nào?
GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 4: Điền dấu vào ô trống
4 x 7 …… 4 x 6
4 x 5 …… 5 x 4
16 : 4 …. 16 : 2
Gv chia lớp thành 6 nhóm làm bài.
Cả lớp và GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng.
- Gv nhận xét bài làm, công bố nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố – dặn dò.
- Về nhà làm lại bài .
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Một số Hs nối tiếp nhau đứng lên đọc kết quả.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs đặt đề toán.
1Hs lên bảng làm , lớp làm vở.
Giải
Bốn chiếc thuyền chở được số người là:
5 x 4 = 20 (người).
Đáp số: 20 người.
Hs nhận xét.
Hs đọc yêu cầu của bài.
HS quan sát và trả lời
+ Hình 1 đã khoanh vào một phần ba số quả cam. Vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 3 phần bằng nhau thì mỗi phần có 4 quả cam, hình 1 đã khoanh vào 4 quả cam.
+ Hình 2 đã khoanh vào một phần 4 số quả cam, vì có tất cả 12 quả cam, chia thành 4 phần bằng nhau thì mỗi phần được 3 quả cam, hình 2 đã khoanh vào 3 quả cam.
HS suy nghĩ , trả lời: hình 3, 4.
Hs nhận xét.
HS nêu yêu cầu.
Cho các nhóm thảo luận làm bài. Đại diện nhóm dán kết quả lên bảng
4 x 7 …>… 4 x 6
4 x 5 …=… 5 x 4
16 : 4 …<. 16 : 2
---------------------------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC
(TIẾT 4)
GIỮ LỜI HỨA (TIẾT 1)
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp Hs hiểu:
- HS hiểu thế nào là giữ lời hứa. Vì sao phải giữ lời hứa?
- HS biết giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- HS có thái độ quý trọng những người biết giữ lời hứa và không đồng tình với những người không biết giữ lời hứa .
II/ CHUẨN BỊ:
* GV: Câu chuyện “ Chiếc vòng bạc”
Bốn phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm. Bảng phụ.
* HS: VBT Đạo đức.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 Hs trả lời các câu hỏi.
+ Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào?
+ Bác đọc bảng tuyên ngôn độc lập vào ngày nào? Ở đâu?
- Gv nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài – ghi đề
b) Tìm hiểu bài
HOẠT ĐỘNG DẠY
* Hoạt động 1: Thảo luận truyện “ Chiếc vòng bạc”.
- Gv kể chuyện chiếc vòng bạc .
- GV gọi HS kể lại
- Gv chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu Hs thảo luận theo câu hỏi:
+ Bác Hồ làm gì khi gặp lại bé sau 2 năm đi xa. Việc làm đó thể hiện điều gì?
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế nào trước việc làm của Bác?
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
+ Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên ?
- Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- Gv hỏi cả lớp:
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người xung quanh đánh giá thế nào?
Gv chốt lại:Tuy bận rất nhiều công việc nhưng Bác Hồ không quên lời hứa với một em bé, dù đã qua một thời gian dài. Việc làm của Bác khiến mọi người rất cảm động và kính phục.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ đúng lời hứa. Gĩư lời hứa là thực hiện đúng điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người quý trọng tin cậy và noi theo.
* Hoạt động 2:Xử lí tình huống.
Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm xử lí một trong 2 tình huống trong VBT và đóng vai
Các nhóm thảo luận , đại diện các nhóm
lên đóng vai theo cách xử lý của nhóm mình.
GV hỏi :
H; Em có đồng tình với cách giải quyết của nhóm bạn không? Vì sao?
H: Theo em Tiến sẽ nghĩ gì khi không thấy Tân sang nhà mình học như đã hứa?
H: Hằng sẽ nghĩ gì khi Thanh không dán trả lại quyển truyện và xin lỗi mình vì đã làm rách truyện ?
H: Cần làm gì khi không thể thực hiện được điều mình đã hứa với người khác?
GV kết luận:Tình huống1 Tân cần sang nhà bạn học như đã hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: xem phim xong sẽ sang học cùng bạn để bạn khỏi chờ.
Tình huống 2: Thanh cần dán lại truyện cho Hằng và xin lỗi bạn.
Tiến và Hằng sẽ cảm thấy không vui , không hài lòng, không thích, có thể mất lòng tin khi bạn không giữ đúng lời hứa với mình.- Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trọng và tôn trọng người khác
-Khi vì một lí do gì đó, em không thực hiện được lời hứa với người khác em cần phải xin lỗi họ và giải thích rõ lí do.
* Hoạt động 3: ï liên hệ .
- Gv hỏi:
+ Trong thời gian qua em đã hứa với ai điều gì không ?
+ Em có thực hiện được điều đã hứa chưa? Vì sao?
H: Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được, (Hoặc không thực hiện được) điều đã hứa?
+ Thái độ của người đó?
+ Em suy nghĩ gì về việc làm của mình.
- Gv nhận xét .
3.Củng cố – dặn dò.
- Gv nhận xét , khen những em đã biết giữ đúng lời hứa và nhắc nhở các em nhớ thực hiện điều mình đã hứa.
- Dặn HS thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người.
- Chuẩn bị bài sau: Giữ lời hứa (tiết 2).
- Nhận xét bài học.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hs lắng nghe.
Hs kể lại.
Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Nhóm khác bổ sung
+ Bác đưa cho em bé một chiếc vòng bạc. Bác đã giữ đúng lời hứa
+ Rất cảm động và kính phục.
+Giữ đúng lời hứa
+Thực hiện đúng những điều mình đã hứa.
+Tôn trọng và tin cậy.
Hs giải quyết tình huống và đóng vai
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Hs mỗi em sẽ phát biểu theo suy nghĩ của mình.
Hs nhận xét.
------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ(TẬP CHÉP)
(Tiết 6)
CHỊ EM
I/ MỤC TIÊU:
- Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát ( 56 chữ) “ Chị em”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr / ch, ăc/ oăc.
II/ CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ viết bài thơ Chị em.
Bảng lớp viết BT2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gv mời 2 Hs lên bảng viết các từ: trăng tròn, chậm trễ, chào hỏi, trung thực.
- Gv và cả lớp nhận xét, ghi điểm
2) Bài mới.
a) Giới thiệu bài ,ghi đề.
b) Tìm hiểu bài.
* Hướng dẫn Hs nghe viết.
Gv đọc bài thơ trên bảng phụ.
Gv mời 2 HS đọc lại bài thơ.
- Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung đoạn văn.
+ Bài thơ viết theo kiểu thơ gì?
(Thơ lục bát, dòng trên 6 chữ, dòng dưới 8 chữ)
H: Cách trình bày bài thơ lục bát thế nào?
(Chữ đầu của dòng 6 tiếng viết cách lề vở hai ô. ; chữ đầu dòng 8 tiếng viết cách lề 1 ô.)
H: Những chữ nào trong bài viết hoa?
(Các chữ đầu dòng.).
Gv hướng dẫn Hs tự viết ra nháp những tiếng dễ viết sai:trải chiếu, lim dim, luống rau, chung lời, hát ru.
* chép bài vaò vở.
- Gv quan sát Hs viết.
- Gv theo dõi, uốn nắn.
* Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Bài tập 2:
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv mời 3 Hs lên bảng thi làm bài.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Đọc ngắc ngứ, ngoắc tay nhau, dấu ngoặc đơn.
+ Bài tập 3a ( lựa chọn)
Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài.
Gv chia lớp thành 6 nhóm thảo luận làm.
Đại diện các nhóm lên viết trên bảng.
Hs nhận xét.
Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Câu a) chung – trèo – chậu.
3. Củng cố– dặn dò.
- Về xem và tập viết lại từ khó.
- Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
- Nhận xét tiết học . Về nhà chuẩn bị bài viết sau
-------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
(Tiết 3)
SINH HOẠT TUẦN 3
I. Mục đích yêu cầu.
Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của mình và của các bạn trong tuần qua.
Từ đó các em phát huy ưu điểm , khắc phục nhược điểm.
Đề ra hướng tuần tới.
II. Tiến hành sinh hoạt
Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp sinh hoạt: Cho các tổ tự nhận xét ưu, khuyết điểm của từng thành viên trong tổ.Sau đó các tổ trưởng báo cáo, HS khác nhận xét bổ sung ý kiến.
GV nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần qua về đạo đức, học tập , nề nếp và rèn luyện thân thể.
* Ưu điểm: Nhìn chung các em ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, đi học chuyên cần. Về nhà có học bài và chuẩn bị bài chu đáo. Nề nếp ra vào lớp xếp hàng nghiêm túc. Trong giờ học hăng hái phát biểu xây dựng bài .
* Tồn tại : Bên cạnh đó còn có một vài em chưa tự giác trong học tập, đồ dùng học tập còn thiếu, hay quên vở ở nhà như:Thuyên, Sỹ, Trâm.
* Tuyên dương:
* Phê bình:
III / Kế hoạch tuần 4:
Tiếp tục phát huy những mặt đã đạt được trong tuần qua, khắc phục những mặt chưa làm được. Các tổ thi đua học tốt. Cần nâng cao ý thức tự học tự rèn hơn nữa.
Về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
IV/ Dạy bài an toàn giao thông(Bài 3)
-----------------------------------------------------
File đính kèm:
- tuan3.doc