Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh trả lời tình huống, giáo viên đưa ra.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( nêu mục tiêu )
Hoạt động 3:Xử lý tình huống .
-Mục tiêu:Giúp HS khi nhặt đượi của rơi thì trả lại người mất. Biết cách nói lời yêu cầu đề nghị. Biết lịch sự khi đến nhà người khác hay nhận và gọi điện thoại.
-Cách tiến hành :GV đưa ra tình huống.
-HSdựa theo tình huống GV đưa ra xử lý.
-K luận: Các em cần trả lại của rơi, lịch sự khi nhận và gọi điện thoại và khi đến nhà người khác.
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 28 Lớp 2A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh đọc CN- ĐT, học sinh đọc từng câu lần 2.
-Học sinh đọc đoạn, Giải nghĩa từ mới SGK.
-Hướng dẫn câu và đoạn ở lớp. Giáo viên đọc mẫu hướng dẫn ngắt nghỉ, học sinh đọc 4-5 em.
- Luyện đọc đoạn trong nhóm, (các nhóm nhận xét).
-Thi đọc 2 nhóm ( lớp bình chọn).
-Đọc đồng thanh 1 đoạn
Hoạt động 4: Tìm hiểu bài.
* HS hiểu nội dung bài.
- Học sinh đọc câu hỏi - cả lớp đọc thầm đoạn có chứa nội dung câu hỏi.
- Giáo viên hỏi - học sinh trả lời, giáo viên chốt ý đúng.
Câu 1:Sự cần cù chịu khó của hai vợ chồng người nông dân quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu ,chẳng lúc nào ngơi tay.
Câu 2: Trước khi mất người cha dặn dò: Ruộng nhà có một kho báu, các con tự đào lên mà dùng .
Câu 3: Họ đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy .Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa.
Câu 4: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kỹ nên lúa tốt`.
Câu 5: Câu chuyện khuyên: Lao động chuyên cần mới là kho báu, làm nên hạnh phúc ấm no.
Hoạt động 5: Luyện đọc lại.
* Giúp HS đọc bài diễn cảm.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm . 3-4 HS đọc diễn cảm.
- HS thi đọc lại truyện 2-3 em .
Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
- Qua câu chuyện em rút ra điều gì ?
- Về nhà luyện đọc thêm để kể chuyện tiết sau.
D.BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………...
TOÁN – Tiết :136
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ (LẦN 3)
KỂ CHUYỆN – Tiết 28
KHO BÁU (SGK Tr 84)
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
1-Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào trí nhớ và gợi ý để kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của mình với giọng điệu thích hợp,biết kết hợp lời kể với điệu bộ nét mặt .
2, Rèn kĩ năng nghe:
-Lắng nghe và ghi nhớ lời kể của bạn để nhận xét hoặc kể tiếp phần bạn đã kể .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ ghi gợi ý .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
* Học sinh kể từng đoạn theo gợi ý.
-HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.
- Giáo viên giải thích phần gợi ý đã cho theo ý chính .
-GV hướng dẫn 1-2 HS làm mẫu cho từng đoạn.
-GV nhắc HS kể đoạn 2-3 giống đoạn 1.
-HS tập kể từng đoạn trong nhóm.
-Đại diện các nhóm thi kể từng đoạn theo 2 cách
-Đại diện nhóm kể 1 đoạn của truyện .
- 3 HS đại diện 3 nhóm nối tiếp nhau thi kể .
Hoạt động 3: Kể toàn bộ câu chuyện .
- Giáo viên yêu cầu, HS kể bằng lời của mình .
-HS kể trong nhóm ,sau đó kể trước lớp .
-GV cùng HS nhận xét bình chọn người kể từng đoạn, người kể toàn bộ câu chuyện .
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Về nhà kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
D/ BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………
Thứ sáu ngày 28 tháng 3 năm 2008
THỂ DỤC - Tiết 55.
TRÒ CHƠI: TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
-Làm quen với trò chơi: Tung vòng vào đích.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Còi, chiếc vòng .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Phần mở đầu:
* HS tập hợp nhanh nhẹn và thực hiện một số đ/t khởi động.
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông .
-Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp .
-Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên .
-Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu .
-Ôn bài thể dục phát triển chung.
Hoạt động 2: Phần cơ bản.
* HS tham gia vào trò chơi tương đối chủ động.
- Trò chơi: Tung vòng vào đích .
- Kiểm tra một số HS chơi chưa thuộc, chưa nhanh .
Hoạt động 3: Phần kết thúc.
* HS thực hiện các đ/t khởi động.
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc, hát
- Cúi người thả lỏng .
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, giao bài về nhà.
D/ BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………
TẬP ĐỌC – Tiết 84
CÂY DỪA – SGK Trang :88, 89
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài thơ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và sau mỗi dòng thơ.
-Biết đọc bài với giọng tả nhẹ nhàng, hồn nhiên có nhịp điệu.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
-Hiểu các từ khó trong bài.Toả, bạc phếch, đánh nhịp .
-Hiểu nội dung bài: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, với thiên nhiên xung quanh.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi câu và đoạn.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1 Bài cũ: Kho báu .
Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( bằng lời )
Hoạt động 3: Luyện đọc đúng.
* HS đọc đoạn trôi chảy, đọc đúng các từ khó và giải nghĩa các từ mới.
- GV đọc mẫu lần 1.
- Học sinh đọc từng câu lần 1.
- Giáo viên rút từ khó ghi bảng, HS đọc CN-ĐT.
- HS đọc từng câu lần 2.
- HS đọc đoạn giải nghĩa từ mới SGK.
- HD câu và đoạn trước lớp .
- Luyện đọc đoạn trong nhóm ( các nhóm nhận xét ).
- Thi đọc 2 nhóm ( Lớp bình chọn).
- Đọc đồng thanh 1 lần.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bài.
* HS hiểu nội dung bài.
- Học sinh đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm đoạn, giáo viên hỏi câu hỏi, giáo viên hỏi, học sinh trả lời, giáo viên chốt ý chính, học sinh nhắc lại.
Câu 1: Lá dừa: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược .Ngọn dừa : như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng. Thân đừa: mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời đất. Quả dừa: như đàn lợn con, như những hủ rượu.
Câu 2:
+Với gió: dang tay đón gió, gọi gió đến cùng múa, reo.
+Với trăng: gật đầu gọi trăng.
+Với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh.
+Với nắng: làm dịu mát nắng trưa.
+Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp,bay vào, bay ra.
Câu 3: HS thích câu thơ nào, tự nêu .Vì sao?
Hoạt động 5: Luyện đọc lại
* HS đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- HS đọc từng đoạn của bài thơ.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 3-5 em
- Từ 3-5 HS thi đọc bài thơ.
-Gọi HS đọc thuộc bài thơ.Thi xem ai thuộc bài .
Hoạt động 6: Củng cố dặn dò
-Em thích bài thơ ở câu nào? Vì sao?
-Về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ.
D/ BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………...
CHÍNH TẢ ( N-V ) . Tiết 55
KHO BÁU - SGK : 85
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trích trong truyện Kho báu .
- Luyện viết đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn :l/n (ên/ênh), ua/ươ.
- Rèn HS viết đúng chính tả.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài tập 1.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: GV nhận xét tiết kiểm tra.Học sinh chép lại bảng con từ sai bài trước.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết bài .
* HS nắm đưỡc nội dung và cách viết bài.
- Giáo viên đọc bài chính tả: 3 học sinh đọc lại.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài
- Hai vợ chồng người nông dân quanh năm làm ăn như thế nào ?
-Bài viết có mấy câu ?
-Học sinh viết bảng con từ khó.
Hoạt động 4: Cho học sinh viết bài vào vở.
* HS viết chính xác đoạn chính tả.
- GV đọc HS chép bài vào vở . Câu đọc 3 lần ,chú ý tách cụm từ .
- Giáo viên đọc, học sinh soát lỗi bút mực, đổi chéo bút chì.
- Tổng kết lỗi.
- Chấm chữa bài.
- Giáo viên thu vở chấm 5-7 bài, nhận xét.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Điền ua, ươ vào chỗ trống.
-Học sinh nêu miệng ,cả lớp nhận xét, sửa sai
Bài 2: Điền vào chỗ trống :
-HS làm vào vở .GV chấm sửa sai giúp các em yếu làm-1em làm bảng phụ sửa sai.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh viết lại từ sai vào bảng con ..
-Về nhà luyện viết thêm .
-GVnhận xét tiết học.
D/ BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………...
TOÁN- TIẾT :137
ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN. - SGK Trang 137
Thời gian dự kiến :35 phút
A/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh.
-Ôn lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.
- Nắm được đơn vị nghìn ,quan hệ giữa trăm và nghìn .
-Biết cách đọc và viết số tròn trăm .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ô vuông. Bảng phụ làm bài tập 2 .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Sửa bài KTĐK
Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( nêu mục tiêu )
Hoạt động 3:Ôn tập về đơn vị , chục và trăm.
-GV gắn ô vuông lên bảng yêu cầu HS nhìn và nêu số đơn vị, số chục rồi ôn lại 10 đơn vị bằng 1chục.
-GV gắn các hình chữ nhật theo thứ tự, yêu cầu HS quan sát và nêu số chục, số trăm, rồi ôn lại 10 chục =100.
Hoạt động 4: Một nghìn .
-Số tròn trăm,GV gắn ô vuông to và viết số tương ứng. GV nêu các số 100, 200, ……………….,900 là các số tròn trăm.Cho HS nhận xét số tròn trăm có 2 chữ số 0 sau cùng (Nói tận cùng là 2 chữ số 0)
-Nghìn : GV gắn 10 hình vuông to liền nhau, giới thiệu, 10 trăm gộp thành 1 nghìn viết là 1000 (Chữ số 1 và 3 chữ số 0 liền nhau ) đọc là một nghìn. Cả lớp ôn lại .
Hoạt động 5: Thực hành VBT
a. Vận dụng toán vừa học để tính.
Bài 1: Viết (theo mẫu )
- Học sinh nêu miệng-GVghi bảng, cả lớp sửa sai. Nhận xét .
Bài 2: Viết (theo mẫu ).
- Học sinh làm vào vở, giáo viên chấm điểm, giúp HS yếu làm -1em làm bảng phụ sửa sai.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nêu lại số tròn trăm.
-Về nhà làm bài 2-3 SGK, xem lại các số .
D/ BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………
SINH HOẠT LỚP – Tuần 28
1/ Nhận xét đánh giá tuần 28:
+ Hạnh kiểm:
- Các em thực hiện tốt nội quy nhà trường. Đi học đều, đúng giờ, chuyên cần, ăn mặc gọn gàng. Biết đoàn kết giúp đỡ bạn.
-Tác phong nhanh nhẹn, đầu tóc gọn gàng. Biết giữ vệ sinh chung trong và ngoài phòng học .
+ Học tập:
-Đa số các em đều có ý thức tự giác trong học tập.Chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp .Các em nói nhỏ khi phát biểu. Đa số các em chưa biết cách trình bày đoạn văn .Tính toán còn lẫn lộn như dạng tìm số hạng, tìm số bị trừ, tìm thừa số. Song nhân chia các em tính còn chậm. Bên cạnh đó còn có một số em chưa tích cực học tập, ít phát biểu, xây dựng bài như : Rồi, Tài, Khánh.
-Tổng kết điểm 10 cuối tuần.Cuối đợt 4.
- Khen ngợi một số em làm bài KTĐKL3 đạt điểm cao .
-Khen số em tích cực trong việc học vươn lên trong học tập.
2/ Phương hướng tuần 29:
- Duy trì sĩ số trên lớp, nề nếp sẵn có.
- Thực hiện tốt nội qui nhà trường.
- Phụ đạo học sinh yếu vào các tiết tự học. Rèn đạo đức HS.
- Thực hiện chải răng, xúc miệng.
- Rèn chữ viết vào tiết tập viết, chính tả, các tiết bổ sung.
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 28.doc