A/ MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu.
- Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
- Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người qúi trọng.
- Học sinh trả lại của rơi khi nhặt được.
- Học sinh có thái độ quí trọng những người thật thà, không tham của rơi.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 21 Lớp 2A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 2: Dạy bài hát hoa lá mùa xuân.
* HS hát đúng giai điệu bài hát .
- GV hát mẫu .
- HS đọc lời ca .
- Dạy hát từng câu .
- Kết hợp hát cả bài : nhóm . dãy bàn , lớp .
Hoạt động 4 : Hát kết hợp gõ đệm
Biết hát và gõ đệm đúng nhịp , đúng phách .
GV hát và gõ mẫu bằng thanh phách .
Tập cho cả lớp vừa hát vừa gõ
GV theo dõi – sữa sai .
Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò
Cả lớp hát lại + vỗ tay.
Dặn dò, nhận xét.
D.Bổ sung:
CHÍNH TẢ ( TC ) Tiết 41
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG - SGK : 25
Thời gian dự kiến :35 phút
A/ MỤC TIÊU:
-Rèn kĩ năng viết chữ..
-Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài Chim sơn ca và bông cúc trắng.
- Luyện viết đúng và nhớ cách những tiếng có âm,vần dễ viết lẫn ch/tr, uôt/ uôc.
- HS có ý thức luyện viết chữ và cách trình bày.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 1.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh viết bảng con từ sai tiết trước.
Hoạt động 2:Giới thiệu bài( Dựa vào mục tiêu để nêu.)
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tập chép.
- Giáo viên đọc đoạn chép: 3 học sinh đọc lại.
- Giáo viên nêu câu hỏi. Đoạn này cho em biết điều gì về chim sơn ca và bong cúc trắng.
- Đoạn chép có những dấu câu nào? Tìm những chữ bắt đầu bằng r, tr, s.
- Luyện viết từ khó vào bảng con.
Hoạt động 4: Cho học sinh chép bài vào vở.
- Học sinh nhìn bảng để chép, giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp học sinh yếu viết và trình bày.
- Cho học sinh đổi vở tự soát lỗi bút chì.
- Chấm chữa bài.
- Giáo viên chấm 5-7 bài, nhận xét.
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu, 1 em lên bảng làm, giáo viên nhận xét sửa sai.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu. HS làm VBT – GV chấm -1 em làm bảng phụ sửa sai.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò.
-Tìm tiếng có vần uốc.
- Về nhà xem bài và luyện viết thêm đối với những em viết sai nhiều.
D/ BỔ SUNG:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU - TIẾT 21
TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC- ĐẶT VÀ TRẢ LỜI
CÂU HỎI Ở ĐÂU ?
Sách giáo khoa- trang 27
Thời gian dự kiến 40 phút
A/ MỤC TIÊU:
-Mở rộng vốn từ về chim chóc ( Biết xếp tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ ở đâu ?
- Biết yêu quý và bảo vệ các loài chim.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh, ảnh đủ 9 loài chim.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Gọi học sinh trả lời cụm từ lúc nào? Khi nào? Bao giờ?
Hoạt động 2: Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Ghi tên các loài chim có trong ngoặc đơn vào chỗ trống.
-Học sinh nêu miệng, cả lớp sửa sai và nhận xét.
Bài 2: Dựa vào các bài tập đọc trả lời những câu hỏi sau:
- Học sinh trả lời theo nhóm trên phiếu học tập. Cả lớp nghe đại diện nhóm nêu. Học sinh nhận xét.
Bài 3: Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau:
- Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, nhận xét , giúp học sinh yếu làm .
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Học sinh đọc lại bài 3. Lớp nghe nhận xét.
- Về nhà tìm hiểu thêm về các loài chim.
D/ BỔ SUNG:
TOÁN- TIẾT :102
ĐƯỜNG GẤP KHÚC- ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
SGK Trang 103
Thời gian dự kiến :40phút
A/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh.
- Nhận biết đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc ( khi biết độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó).
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Que tính, bảng phụ tính bài 3.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ: Sửa bài2, 4 SGK.
Hoạt động 2:Giới thiệu bài – ghi bảng.
Hoạt động 3: Giới thiệu đường gấp khúc. Tính độ dài đường gấp khúc.
* Giúp HS bước đầu nhận biết đường gấp khúc và biết tính độ dài đường gấp khúc
- Giáo viên vẽ mẫu lên bảng đường gấp khúc.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ đường gấp khúc ABCD ở trên bảng rồi giới thiệu. Đây là đường gấp khúc ABCD.
- Học sinh nhắc ( nhiều em ).
- Giáo viên chỉ đường gấp khúc ABCD và nói có các đoạn thẳng là AB, CB,CD
( B là điểm chung của 2 đoạn thẳng AB và BC, C là điểm chung của 2 đoạn thẳng BC và CD).
- Hướng dẫn học sinh biết độ dài đường gấp khúc ABCD. Nhìn vào số đo của từng đoạn thẳng. Học sinh nhận ra độ dài của đoạn thẳng AB là 2 cm, BC là 4 cm, CD là 5 cm.
- Liên hệ sang độ dài đường gấp khúc, tính độ dài đoạn thẳng AB, BC, CD.
- Học sinh nhắc lại nhiều em, rồi cho HS tính:
2cm + 4cm + 3cm = 9cm
Hoạt động 4: Thực hành vở bài tập.
-a. Vận dụng toán vừa học để ghi tên các điểm.
Bài 1: Ghi tên các điểm
- Học sinh nêu miệng, giáo viên ghi bảng, cả lớp nhận xét sửa sai.
b. Nhận biết các điểm để nối đường gấp khúc.
Bài 2: Nối các điểm để được đường gấp khúc.
- Học sinh nối vào vở bài tập, giáo viên cho học sinh đổi chéo vở kiểm tra.
c. Rèn kĩ năng giải toán có lời văn và tên đơn vị.
Bài 3: Giải toán.
- Học sinh làm VBT + bảng phụ, giáo viên chấm, sửa sai, giúp học sinh yếu làm.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Học sinh nêu lại đường gấp khúc.
- Về nhà xem lại bài .
D. Bổ sung:
Thứ sáu ngày 01 tháng 02 năm 2008
THỂ DỤC - Tiết 41.
ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
- Ôn động tác: đứng 2 chân rộng bằng vai ( 2 bàn chân thẳng hướng phía trước) hai tay đưa ra trước sang ngang, lên cao thẳng hướng. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác.
- Học đi thường theo vạch kẻ thẳng. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng động tác.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Còi, vạch kẻ trên sân trường..
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Phần mở đầu:
* HS ổn định và thực hiện các động tác khởi động.
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên chuyển thành vòng tròn ngược lại.
- Vừa đi, vừa xoay cổ tay, xoay vai, đứng lại, quay mặt vào tâm.
- Đứng xoay đầu gối, xoay hông, cổ chân.
- Ôn một số động tác của bài thể dục.
Hoạt động 2: Phần cơ bản.
* Có ý thức tập trung vào tập luyện.
- Ôn đứng 2 chân rộng bằng vai ( hai bàn chân thẳng hướng về phía trước).
- Đi thường theo vạch kẻ sẵn.
-Trò chơi- Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.
Hoạt động 3: Phần kết thúc.
* Thực hiện các động tác thả lỏng.
-Cúi người thả lỏng.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học và giao bài về nhà.
D/ BỔ SUNG:
TẬP LÀM VĂN – Tiết 21
ĐÁP LỜI CẢM ƠN- TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
Sách giáo khoa- trang 30
Thời gian dự kiến 40 phút
A/ MỤC TIÊU:
-Rèn kĩ năng nói: Biết đáp lại lời cảm ơn trong giao tiếp thông thường.
- Rèn kĩ năng viết : Bước đầu biết cách tả một loài chim.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ làm bài 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1:Bài cũ: Nhận xét tiết trước.
Hoạt động 2:Giới thiệu bài: Giáo viên nêu mục tiêu của bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây.
- Học sinh nêu miệng, cả lớp quan sát tranh SGK đọc lời các nhân vật. Từng cặp học sinh đọc lần lượt bằng cách đóng vai. Cả lớp chú ý nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Em đáp lại lời cảm ơn trong các trường hợp sau như thế nào?
- Học sinh nêu miệng- giáo viên uốn nắn sửa sai, lớp nhận xét.
Bài 3: Đọc bài văn sau và làm bài tập.
- Học sinh làm viết, giáo viên uốn nắn giúp học sinh làm bài.
- Giáo viên thu vở chấm, nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
-Học sinh kể tên các loài chim.
-Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
D/ BỔ SUNG:
TOÁN – Tiết 103
LUYỆN TẬP- SGK Tr 104
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Củng cố và nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.
Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước kẻ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1:Bài cũ : Sửa bài 2 SGK.
Hoạt động 2:Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Thực hành vở bài tập
a.Giúp học sinh nhận biết đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc kèm theo tên đơn vị.
Bài 1: Giải toán.
- Học sinh làm VBT-Đổi chéo kiểm tra
b, Rèn kĩ năng giải toán có lời văn và tên đơn vị.
Bài 2: Giải toán.
- Học sinh làm VBT, giáo viên chấm, nhận xét, giúp học sinh yếu làm.
c. Nhận biết các điểm và đường gấp khúc để ghi tên các đường đó.
Bài 3: Ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ.
- Học sinh làm nhóm, các nhóm nhận xét sửa sai.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Gọi học sinh ghi tên các điểm trên bảng.
- Về nhà làm bài 2, 3 SGK.
D/ BỔ SUNG:
Thủ công . Tiết 21
Gấp, cắt, dán phong bì.( tiết 1 )
DKTG: 35 phút
A.Mục tiêu:
- HS biết cách gấp,cắt, dán phong bì.
- Gấp, cắt, dán được phong bì .
- HS có hứng thú làm phong bì để sử dụng.
B. Chuẩn bị:
Gv: Mẫu phong bì; Giấy màu, kéo; bảng quy trình.
HS: giấy nháp, kéo.
C.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ HS.
Hoạt động 2: GTB – ghi bảng
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét.
HS nhận biết về hình dáng và tác dụng của phong bì.
- GV giới thiệu mẫu.
HS quan sát , nhận xét.
GV chốt lại ý chính.
Hoạt động 4: Hướng dẫn mẫu
Biết cách gấp, cắt, dán phong bì .
GV treo bảng quy trình và hướng dẫn lần lượt ( gồm 3 bước )
+ Gấp phong bì…
+ Cắt phong bì…
+ Dán phong bì…
HS theo dõi – 1 HS nhắc lại quy trình.
Hoạt động 5: HS làm nháp
HS gấp, cắt , dán phong bì trên giấy nháp.
HS thực hành trên giấy trắng ( GV quan sát, theo dõi và giúp đỡ HS yếu )
NHận xét một số bài làm đẹp.
Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò
Nhận xét thái độ, tinh thần học tập của HS
Dặn dò tiết sau thực hành.
Thu dọn vệ sinh.
D.Bổ sung:
SINH HOẠT LỚP – Tuần 21
1/ Nhận xét đánh giá tuần 21:
+ Hạnh kiểm:
- Các em thực hiện tốt nội qui nhà trường, đi học đúng giờ, nghỉ học có xin phép, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Bên cạnh vẫn còn học sinh chưa ngoan hay nói chuyện như: Long, An, Vinh, Nhã….vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài phòng học.
+ Học tập: Các em có nhiều cố gắng trong học tập.
-Trong giờ học sôi nổi phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Mai, Sỹ, My, Thuý…Còn nhiều em đọc chậm như : Hải, Tài, Rồi, Lộc.
-Tổng kết điểm 10 cuối buổi, tuần.
-Nhắc nhở một số em chưa ngoan
- Khen ngợi một số em có ý thức học tập.
2/ Phương hướng tuần 22
-Duy trì tốt sĩ số và nề nếp sẵn có.
-Tiếp tục phụ đạo HS yếu vào các tiết tự học .
-Thực hiện tốt nội qui nhà trường.
-Tổng kết điểm 10 cuối buổi, cuối tuần 21.
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 21.doc