I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Quan sát và mô tả được đặc điểm bên ngoài của lá cây: màu sắc, hình dạng, độ lớn.
- Kể tên, xác định được các bộ phận ngoài của lá cây, đặc điểm của lá cây.
II. Chuẩn bị
- Một số cành lá cây thật
- Các hình minh hoạ tron SGK
- Giấy, bút vẽ
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội Tuần 23 Lớp 3A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNXH: ( 23 ) LÁ CÂY
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Quan sát và mô tả được đặc điểm bên ngoài của lá cây: màu sắc, hình dạng, độ lớn.
- Kể tên, xác định được các bộ phận ngoài của lá cây, đặc điểm của lá cây.
II. Chuẩn bị
- Một số cành lá cây thật
- Các hình minh hoạ tron SGK
- Giấy, bút vẽ
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động
- Bắt nhịp cho cả lớp hát bài: “Đi học “
- Trong bài hát, lá cọ được ví với vật gì?
- Tại sao lá cọ được ví như thế ?
- Lá cọ to xoè rộng, có màu xanh trông giống chiếc ô xanh rất đẹp. Để biết thêm về các loại lá cây, hôm nay chúng ta sẽ tìm học bài: “ Lá cây “
- Cả lớp cùng hát
- Lá cọ được ví với chiếc ô
- Vì lá cọ to, tròn che được nắng như chiếc ô.
- Nghe giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động 1:
GIỚI THIỆU CÁC BỘ PHẬN LÁ CÂY.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy những loại lá mà mình đã chuẩn bị ra để quan sát và hỏi: Là cây gồm những bộ phận nào ?
- Giáo viên gọi 1 học sinh trả lời câu hỏi
* Kết luận: Mỗi chiếc lá cây thường có cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có gân lá ( Vừa giảng vừa chỉ trên lá cây )
- Học sinh quan sát lá cây và trao đổi với bạn bên cạnh.
- 1 học sinh trình bày trước lớp, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
- 1 – 2 học sinh nhắc lại.
Hoạt động 2:
SỰ ĐA DẠNG CỦA LÁ CÂY
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 5 – 7 học sinh, phát cho mỗi nhóm một bộ lá như hình 4 SGK trang 87
- Yêu cầu học sinh quan sát các lá cây theo định hướng:
+ Lá cây có màu gì ? Màu nào là phổ biến ?
+ Lá cây có những hình dạng gì ?
+ Kích thước của các loại lá cây như thế nào ?
- Giáo viên gọi một số nhóm báo cáo kết quả quan sát.
- Giáo viên theo dõi học sinh trả lời, sau đó nhận xét và đưa ra kết luận: Lá cây chủ yếu có màu xanh lục, một số lá có màu vàng, đỏ. Hình dạng và kích thước của lá cây rất đa dạng và phong phú. Tuy vậy nhưng lá cây đều có ba bộ phận chính là: Cuống lá, phiến lá, gân lá. Một số lá cây có răng cưa ở viến ngoài phiến lá.
- Học sinh chia nhóm và nhận đồ dùng.
- Học sinh cùng nhóm quan sát và ghi câu trả lời vào giấy.
- Đại diện học sinh báo cáo, cả lớp bổ sung và thống nhất ý kiến.
+ Lá cây có thể có màu xanh, màu đỏ, màu vàng nhưng phổ biến là màu xanh.
+ Lá cây có nhiều hình dạng khác nhau như: hình tròn, hình bầu dục, hình kim, hình dải dài,…
+ Kích thước của lá cây to nhỏ khác nhau.
+ Một số lá cây có răng cưa ở mép lá.
Hoạt động 3:
PHÂN LOẠI LÁ CÂY THEO ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI
Giáo viên chuẩn bị cho học sinh ( hoặc nhóm học sinh ) một bảng báo cáo như sau :
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC HÀNH QUAN SÁT PHÂN LOẠI LÁ CÂY
Họ và tên ( nhóm ):……………………………….................................................
HÌNH DẠNG
Hình tròn
Hình bầu dục
Hình kim
Hình dải dài
Hình phức tạp
MÀU SẮC
Màu xanh lục……........................................................................
Màu vàng……………………………..........................................
Màu đỏ…………………………………………………………..
Các đặc điểm của lá cây mà em quan sát được………………................................
……………………………………………………………………………………..
* Tiến hành hoạt động:
* Cách 1: Nếu trường có vườn trường giáo viên cho học sinh đi tham quan vườn trường, quan sát lá cây trong vườn trường và ghi tên cây thích hợp vào bản báo cáo.
* Cách 2: Nếu không có điều kiện để đưa học sinh đi tham quan, giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, quan sát gọi teê các loại lá cây đã mang đến lớp và ghi tên lá vào bản báo cáo.
* Hoạt động kết thúc:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ trong SGK
- Giáo viên nhận xét và kết thúc bài học
- Dặn dò học sinh về nhà tìm hiểu bài về các lợi ích của lá cây.
TNXH: ( 46 ) KHẢ NĂNG KÌ DIỆU CỦA LÁ CÂY
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết và nêu các chức năng, ích lợi của lá cây
- Có ý thức bảo vệ cây cối
II. Chuẩn bị:
- Lá một số cây quen thuộc với học sinh địa phương có hình dạng kích thước khác nhau.
- Các hình minh hoạ trang 88 – 89 SGK ( phóng to nếu có điều kiện )
- Các loại lá cây do giáo viên, học sinh sưu tầm đựơc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động
- Treo lên bảng hình vẽ hoặc lá cây thất lá cây hoa hồng, lá tre, và một số loại cây quen thuộc với học sinh địa phương và yêu cầu học sinh quan sát.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ xác định đó là lá của những cây gì ?
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 nhóm gồm 5 học sinh lên bảng viết tên lá cây.
- Tổ chức cho các nhóm chơi
- Nhận xét, khen ngợi nhóm chơi tốt
- Yêu cầu học sinh nhận xé về màu sắc của lá.
- Các em có biết tại sao hầu hết các lá cây lại có màu xanh ? Lá cây có chức năng và ích lợi gì ? Chung ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
- Quan sát theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh suy nghĩ
- Học sinh chia thành đội, cử nhóm chơi
- Học sinh chơi, học sinh khác cổ vũ
- Lá cây thường có màu xanh
- Học sinh lắng nghe, theo dõi
Hoạt động 1:
CHỨC NĂNG CỦA LÁ CÂY
- Treo sơ đồ hình 1/88SGK lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và giới thiệu đây là hình minh hoạ quá trình quan hợp và hô hấp của cây.
- Giáo viên chia học sinh thành nhóm nhỏ, yêu cầu học sinh quan sát hình và thảo luận theo định hướng:
+ Quá trình quang hợp diễn ra trong điều kiện nào ?
+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình quang hợp ?
+ Khi quang hợp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Quá trình hô hấp diễn ra như thế nào?
+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình hô hấp ?
+ Khi hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ?
+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp lá cây còn có chức năng gì ?
+ Yêu cầu học sinh đại diện các nhóm trình bày.
- Giáo viên theo dõi nhận xét và hỏi lại: Lá cây có những chức năng gì ?
* Giáo viên khẳng định: Lá cây có 3 chức năng chính là: quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.
* Mở rộng:
+ Khi đứng dưới tán lá của cây ta thấy mát mẻ vì sao ?
+ Lá cây thoát ra khí gì là khí cần thiết cho sự sống của con người ?
+ Hai quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra ở lá cây. Người ta nói lá cây có khả năng kì diệu vì lá cây quang hợp đã tạo ra các chất nuôi sống cây, đồng thời từ lá cây thoát ra hơi nước giúp điều hoá không khí, cung cấp ô – xi giúp người và động vật hô hấp. Ngoài ra lá cây còn có nhiều chức năng lợi ích khác. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu trong hoạt động sau.
- Học sinh quan sát hình theo yêu cầu.
- Tiến hành thảo luận nhóm để rút ra câu trả lời.
- Quá trình quang hợp diễn ra dưới ánh sáng mặt trời.
- Lá cây là bộ phạn chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp.
- Khi quang hợp, lá cây hấp thụ khí các– bo – níc, thải khí ô – xi.
- Quá trình hô hấp diễn ra suốt ngày đêm.
- Lá cây là bộ phận chủ yếu tiến hành quá trình hô hấp.
- Khi hô hấp lá cây hấp thụ khí ô – xi, thải ra khí các – bon – níc và hơi nước.
- Lá cây còn có nhiệm vụ thoát ra hơi nước.
- Học sinh cử 3 đại diện lần lượt báo cáo về quá trình quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước.
- 2 – 3 học sinh trả lời
- Vì lá cây thoát hơi nước làm cho không khí mát mẻ.
- Khí ô – xi cần thiết cho sự sống của con người.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 2:
ÍCH LỢI CỦA LÁ CÂY
* Thảo luận nhóm:
+ Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm
+ Yêu cầu các nhóm quan sát hình 2 đến hình 7 trong SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi: Trong hình, lá cây được dùng để làm gì ?
* Làm việc cả lớp
+ Yêu cầu từng học sinh ở từng nhóm lên báo cáo từng tranh.
+ Yêu cầu học sinh nêu các ích lợi của lá cây mà em biết.
* Giáo viên khẳng định: Lá cây có rất nhiều ích lợi. Trong đó rất nhiều loại lá cây được dùng làm thức ăn ngon cho người và động vật.
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Học sinh quan sát hình 2 đến hình 7 trong SGK và trả lời câu hỏi. Mỗi học sinh trong nhóm chỉ trả lời một tranh, lần lượt từng thành viên trong nhóm trả lời cho đến hết.
* Câu trả lời đúng là:
Hình 2: Lá cây để gói bánh.
Hình 3: Lá cây để lợp nhà
Hình 4: Lá cây làm thức ăn cho động vật.
Hình 5: Lá cây làm nón
Hình 6,7: Lá cây là rau ăn cho con người.
- Học sinh lần lượt trả lời từng tranh
- 2 – 3 học sinh trả lời: Lá cây để làm thức aă cho người, cho động vật, làm nón, gói bánh, lợp nhà,……
Hoạt động 3:
TRÒ CHƠI: ĐI CHỢ THEO YÊU CẦU
- Chuẩn bị nhiều lá cây, tập hợp lá cây mà học sinh đã sưu tầm được ( hoặc giáo viên ghi tên nhiều loại cây vào các miếng bìa )
- Giáo viên giơ từng lá cây trước lớp, yêu cầu học sinh gọi tên lá.
* Cách chơi: Mỗi lượt chơi có 2 học sinh được tham gia, 1 học sinh là người mua nêu yêu cầu ( ví dụ: Tôi muốn mua lá cây để làm rau ăn ), 1 học sinh là người bán hành nhanh chóng chọn lá cây để bán.
* Nhận xét các nhóm chơi và khen ngợi những học sinh bán hành giỏi, nêu được nhiều loại lá phù hợp với yêu cầu người mua.
* Hỏi: Lá cây có rất nhiều ích lợi nên chúng ta cần làm gì để bảo vệ lá cây ?
* Kết luận: Lá cây có nhiều ích lợi cho cuộc sống. Bảo vệ cây cối cũng là duy trì sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
- Tập hợp các lá cây đã sưu tầm được.
- Xác định tên lá cây
- Học sinh nghe hướng dẫn sau đó lần lựơt từng cặp lên chơi.
- Không chặt cây, bẻ cành, trồng thêm nhiều cây,……
- Lắng nghe
Hoạt động kết thúc.
- Dặn học sinh sưu tầm các loại hoa, tranh ảnh về hoa, để chuẩn bị cho bài sau
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Tổng kết giờ học, tuyên dương học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở những học sinh còn chưa chú ý
File đính kèm:
- TNXH23.doc