Giáo án Âm nhạc tuần 28 - Trường Tiểu học Phi Liêng

ÂM NHẠC

§ 28

- Ôn tập 2 bài hát: Quả, Hoà bình cho bé

- Nghe hát (hoặc nghe nhạc)

I. Mục tiêu

 - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát

 - Biết hát kết hợp vỗ, gõ đệm theo bài hát .

 - Nhóm HS có năng khiếu biết gõ đệm theo phách ,theo nhịp.Nghe một ca khúc thiếu nhi.

II. Chuẩn bị của giáo viên

 - Nhạc cụ, máy nghe, băng nhạc.

 - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách, ).

III.Các hoạt đông dạy – học chủ yếu

 1. Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.

 2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học.

 3. Bài mới:

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc tuần 28 - Trường Tiểu học Phi Liêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát và vỗ tay đệm theo tiết tấu - Cho HS tập so sánh tiết tấu giữa các câu há: Giữa câu 1 và 2; câu 3 và 4; câu 1 và 3. - Luyện hát nối tiếp (chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu kết hợp vỗ tay giữ nhịp đều, không để lở nhịp. - Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe. - HS xem tranh - Nghe băng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu). - HS tập đọc lời ca theo tiết tấu. - HS tập hát theo hướng dẫn của GV. - Chú ý những chỗ GV nhắc để hát đúng tiết tấu và giai điệu bài hát. - HS hát: + Đồng thanh. + Dãy, nhóm. + Cá nhân. - HS theo dõi và lắng nghe. - HS thực hiện hát và kết hợp gõ đệm theo phách. - HS thực hiện hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca. - HS trả lời: tiết tấu câu 1 giống câu 2, câu 3 giống câu 4, câu 1 khác câu 3. - HS luyện hát và ôn lại bài hát theo hướng dẫn của GV. 3 Củng cố – Dặn dò: - GV củng cố bằng cách hỏi lại HS tên bài hát vừa học, tác giả? Cho cả lớp đứng lên hát và võ tay theo phách và tiết tấu của bài hát một lần trước khi kết thúc tiết học. - GV nhận xét, dặn dò (thực hiện như các tiết trước). - Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập. ---------------------- ™˜ ™ ˜ ------------------ ÂM NHẠC 3 §28 - Ôn tập bài hát: Bài Tiếng hát bạn bè mình - Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá Son I. Mục tiêu - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết hát kết hợp vận động phụ họa -HS có năng khiếu tập kẻ khuông nhạc và viết khóa son II. Chuẩn bị của giáo viên - Hát chuẩn xác bài hát, thể hiện tính chất vui tươi nhí nhảnh, trong sáng của bài hát. - Máy nghe, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn lời ca 2. - Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và một vài động tác minh họa cho bài hát. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu 1. Ổn định lớp – nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn. 2. Kiểm tra bài cũ: Có thể tiến hành trong quá trình ôn hát. 3. Bài mới Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn bè mình. 2.Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa. 3.Hoạt động 3: Tập kẻ khuôn nhạc và viết khoá Son. - Cho HS nghe giai điệu, HS nhắc lại tên bài hát, tác giả. - Hướng dẫn HS ôn tập bài hát bằng nhiều hình thức: Hát đồng thanh, dãy, cá nhân, hát đối đáp hoặc có thể cho hát đuổi (thực hiện thử). - Hướng dẫn HS hát kết gợp gõ đệm theo phách và theo tiết tấu lời ca (sử dụng các nhạc cụ gõ đệm: song loan, thanh phách). - GV kết hợp kiểm tra và đánh giá HS trong quá trình hát ôn. - Nhận xét. - Hướng dẫn HS hát và vận động phụ họa (GV thực hiện đông tác mẫu). Cụ thể: Câu 1 và 2: Nhún chân sang trái, sang phải theo nhịp. Hai tay đưa lên chếch hình chữ V, lòng bàn tay hướng lên trời, các ngón tay khép lại và hướng ra hai bên. Câu 2: Kéo tay xuống ôm chéo trước ngực, nghiên người sang trái, phải nhịp nhàng. Câu 4: Ap hai tay vào nhau đưa lên hai bên má trái, phải, kết hợp nghiên đầu. Câu 5, 6, 6, 7, 8: Nắm bạn bên cạnh cùng đưa lên đưa xuồng nhịp nhàng (cứ 4 nhịp lại thay đổi nhịp nhàng (cứ 4 nhịp lại thay đổi một lần). - GV cũng có thể gợi ý để HS tự nghĩ thêm những động tác thay thế cho phù hợp lời ca nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em. - Sau khi hướng dẫn từng động tác, GV cho HS luyện tập vài lần để nhớ thực hiện thuần thục hơn. - GV treo bảng phụ có kẻ sẵn không nhạc và khoá Son mẫu để giới thiệu và hướng dẫn HS từng bước: + Kẻ khuôn nhạc gồm 5 dòng, mỗi dòng cách nhau 1 ô li vở HS và nằm trên 1 đường li. Chú ý nét kẻ phải thẳng, các dòng kẻ phải cách đều nhau. + Khoá Son đặt ở đầu 1 khuôn nhạc, GV hướng dẫn cách vẽ khoá Son (bụng tròn, đầu thon, đuôi cong). - Yêu cầu HS thực hiện kẻ khuôn nhạc, GV hướng dẫn cách vẽ khoá Son vào vở. (Quy định: Kẻ 2 khuôn nhạc, mỗi khuôn nhạc cách nhau 3 dòng, viết khoá Son đầu mỗi khuôn nhạc). - GV theo dõi HS thực hành và nhắc nhở để HS kẻ khuôn nhạc và viết khoá Son dúng yêu cầu. - HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời - Ôn bài hát theo hướng dẫn của GV. - HS hát kết hợp gõ đệm theo bài hát. - Xem GV thực hiện mẫu. - HS thực hiện từng động tác theo hướng dẫn của GV thật nhịp nhàng chuẩn xác. - Các em cũng có thể nghĩ thêm những động tác để thể hiện cho phong phú hơn. - Luyện hát kết hợp vận động phụ họa vài lần cho đều và thuần thục hơn. - Ngồi ngay ngắn, nghe GV hướng dẫn cách kẻ khuôn nhạc, viết khoá Son. - HS thực hành vào vở, chú ý để kẻ khuôn nhạc và viết khoá Son đúng yêu cầu. 4. Củng cố – Dặn dò - GV nhận xét một số vở HS đã thực hiện xong phần luyện tập kẻ khuôn nhạc và viết khoá Son. - GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, săc thái vui tươi, biết thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, thái độ tích cực khi hlọc hát và nghiêm túc khi luyện tập trong vở; đồng thời nhắc nhở những em chưa hoàn thành các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau. - Dặn HS về học thuộc bài hát: Tiếng hát bạn bè mình. ---------------------- ™˜ ™ ˜ ------------------ Âm nhạc 4 § 28 Học Hát Bài : Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan A / Mục Tiêu : - HS hát đúng nhạc và thuộc lời 1 của bài Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan , hát đúng những chỗ có luyến hai nốt móc đơn - HS biết bài hát có thể trình bày trong dịp gặp mặt thiếu nhi , trong các ngày lễ hội của thiếu nhi B / Chuẩn Bị : Giáo Viên : - Nhạc cụ , băng đĩa nhạc , bảng phụ chép bài hát Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan Học Sinh : - Nhạc cụ gõ ( thanh phách , trống nhỏ ) , SGK âm nhạc 4 , vở , viết C / Nội Dung Tiến Hành : I / Ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp học II / Kiểm tra bài cũ : - Câu hỏi : Em hãy đọc bài TĐN số 7 ? - HS được kiểm tra và nhận điểm công khai III / Bài mới : Giáo Viên Nội Dung Học Sinh GV ghi bảng GV thuyết trình GV ghi bảng GV cho HS luyện thanh GV đọc lời bài hát , hát mẫu , hướng dẫn HS hát từng câu và hát hoàn toàn bài hát GV yêu cầu GV ghi bảng 1. Phần mở đầu : - Giới thiệu : Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh ngày 12/9/1921 tại huyện Ô Môn , tỉnh Cần Thơ . mất này 12/6/1989 tại Thành Phố Hồ Chí Minh .Ông là tác giả nhiều ca khúc có giá trị như ; Lên Đàng , Tiến Về Sài Gòn , Hồn Tử Sĩ … - Bài hát Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan nói lên tâm tư , nguyện vọng của thiếu nhi luôn mong muốn hoà bình trên thế giới , không ngăn cách màu da , dân tộc tất cả vì hoà bình và hữu nghị 2. Phần hoạt động : - Nội dung 1 : Học bài hát Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan Nhạc và lời : Lưu Hữu Phước * Hoạt động 1 : Dạy hát - Tập hát từng câu : GV hát câu 1 từ ( Ngàn dặm … Kết đoàn ) , sau đó đàn giai điệu câu này 2- 3 lần , yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo - GV tiếp tục đàn câu 1 và bắt nhịp 1-2 cho HS hát cùng với đàn - Tập tương tự các câu còn lại cho đến hết bài hát * Hoạt động 2 : Củng cố bài hát : - HS tập hát đối đáp và hát hoà giọng - Chia lớp thành 2 nhóm : Nhóm 1 hát đối đáp , nhóm 2 hát hát hoà giọng + Hát đối đáp : 1 HS hát tốt hát từ ( Ngàn dặm … Thái bình ) , cả lớp hát phần còn lại + Cả lớp hát bài hát và kết hợp gõ đệm theo phách HS ghi bài HS lắng nghe HS ghi bài HS luyện thanh khởi động giọng HS tập hát theo hướng dẫn của GV HS thực hiện HS ghi bài IV / Củng cố : - Hệ thống hoá kiến thức đã học - Cả lớp hát lại bài hát Thiếu Nhi Thế Giới Liên Hoan nhiều lần kết hợp gõ đệm theo phách V / Dặn dò : - Nhận xét tiết học - Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK - Học thuộc bài và chuẩn bị bài cho tiết sau ./. ---------------------- ™˜ ™ ˜ ------------------ ÂM NHẠC 5 § 28 - Ôn tập 2 bài hát: + Hoa chăm pa + Em vẫn nhớ trường xưa - Kể chuyện âm nhạc I. Mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca . - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. - Biết nội dung câu chuyện. - Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca .Biết gõ đệm theo phách ,theo nhịp. II. Chuẩn bị của giáo viên - Nhạc cụ quen dùng - Vẽ 4 bức tranh minh họa cho câu chuyện Khúc nhạc dưới trăng. - Băng đĩa nhạc để giới thiệu bảng nhạc - Tập một số đoạn trích để có thể giới thiệu về tác phẩm của Bét-tô-ven. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn dịnh lớp: Nhắc nhở HS ổn định chỗ ngồi 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của hs 1.Hoạt động1: Ôn tập bài hát: Hoa chăm pa 2.Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa 3.Hoạt động 3: Kể chuyện âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng - GV hướng dẫn HS ôn tập bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. - GV chỉ định HS trình bày baì hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - GV hướng dẫn HS hát bài Em vẫn nhớ trường xưa kết hợp gõ đệm: đoạn 1 gõ đệm theo phách, đoạn 2 gõ với âm sắc. Thể hiện sắc vui tươi, tha thiết của bài hát. - GV hướng dẫn HS hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đồng ca kết hợp gõ đệm: - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo nhạc. - GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm, hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. - GV thực hiện: GV giới thiệu câu chuyện: Bét-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, sinh năm 1770 và mất năm 1827. Ong được đánh giá là một rong những nhạc sĩ xuất sắc nhất thế giới trong lịch sử âm nhạc thế giới. Hôm nay các em nghe về câu chuyện kể về hoàn cảnh ra đời bản Sô-nát Anh trăng, một trong những tác phẩm nhạc nổi tiếng của Bét-tô-ven. - GV thực hiện kể chuyện theo tranh minh họa. Củng cố nội dung - GV hỏi vì sao Bét-tô-ven lại ghé vao thăm nhà người thợ giày? + Tại sao Bét-tô-ven lại chơi đàn với sự xúc động mãnh liệt? + Giai điệu bản Sô-nát Anh trăng xuất hiện khi Bét-tô-ven nhìn thấy những gì? - HS tập kể chuyện - GV mở nhạc bản Sonat ánh trăng cho HS nghe. - Giáo dục thái độ: - GV thuyết trình: Bét-tô-ven sáng tác nên bản nhạc nổi tiếng bởi vì ông có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm với người nghèo khó và ông biết cảm nhận, biết rung động trước vẽ đẹp thiên nhiên. + Động viên HS cố gắng học tập âm nhạc và tìm nghe những sáng tác của Bét-tô-ven. - HS thực hiện - HS trình bày - HS thực hiện - HS thực hiện - HS thực hiện - HS trình bày - HS theo dõi - HS nghe câu chuyện - HS trả lời - HS nghe bản nhạc - HS ghi nhớ - HS ghi nhớ. - HS nghe. 4.Củng cố, dặn dò. - Dặn HS ôn 2 bài hát vừa ôn. - Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doctuan 28.doc
Giáo án liên quan